stt Tên tiểu trường Số lượng
1 Cảnh quan sự vật tự nhiên 12
2 Cảnh quan sự vật nhân tạo 12
3 Tính chất, đặc điểm cảnh quan tự nhiên 20
4 Đặc điểm tính chất cảnh quan nhân tạo 8
5 Hoạt động cảnh quan 16 6 Con người 30 7 Nghề nghiệp, chức vụ 29 8 Tầng lớp giai cấp 11 9 Tính cách 16 Tổng số 164
2.2.1.2. Phân tích hình tượng làng Vũ Đại
Vào những năm 40 của thế kỉ 20, làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đã trở thành một địa danh nổi tiếng về cường hào ác bá, tha hóa biến chất khiến mọi người không khỏi lắc đầu ngao ngán mỗi khi đọc hoặc nghĩ đến. Vậy mà Hoàng Cao viết trong “ Những mẩu chuyện xoay quanh nhân vật trong “ Đôi lứa xứng đơi” đăng trên tạp chí văn học số 10,1997” lại cho rằng “ làng Vũ Đại trong tác phẩm “Đơi lứa xứng đơi” sau đổi là “ Chí Phèo” chính là làng Đại Hồng q hương Nam Cao. Nếu đúng như vậy việc Nam Cao viết Chí Phèo hay viết nhiều truyện ngắn khác như “ Một bữa no”, “ Trẻ con khơng được ăn thịt chó”, “ Dì Hảo”… chính là tác giả đang viết lịch sử quê hương mình trước Cách Mạng bằng truyện. Tóm lại dù Vũ Đại chính là Đại Hồng hay khơng hồn tồn là thế , Nam Cao với bút lực uyên thâm thể hiện qua hệ thống ngơn từ chân thưc và tinh xảo của mình đã xây dựng thành cơng hình tượng điển
hình về miền nơng thơn dậy sóng Vũ Đại trước Cách Mạng trong sự ngen ngào, xót đau.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, khi đi sâu tìm hiểu ta phát hiện ra rằng, quang cảnh thiên nhiên, đời sống Vũ Đại mang đặc trưng của nông thôn miền Bắc Việt Nam trước Cách Mạng : đơn sơ, hoang dại nghèo nàn và trì trệ… Có lẽ do ảnh hưởng của hiệu ứng đói khổ nơi đây nên trong tồn bộ tác phẩm, Nam Cao cũng tiết kiệm ngôn từ khi miêu tả chi tiết về vùng đât này. Tựu chung khi đi thiết lập trương nghĩa sự vật thiên nhiên Vũ Đại người viết đã thống kê được khoảng 12 danh từ. Đây là con số từ ngữ quá ít so với gần 40 trang truyện. Cụ thể đó là các từ “sông ( con sông, bờ sông, bãi sơng), dâu, ruộng, đất, nắng, gió, muỗi, chó, trăng (trăng rằm, mặt trăng, ánh trăng, đường trăng), thế( đất), chuối”. Trong số các từ này , các từ “ trăng(17); “ sơng”; “ chuối” có tần số tái xuất nhiều nhất. Từ đây ta có thể rút ra nhận xét rằng thắng cảnh thiên nhiên Vũ Đại khơng có gì khác ngồi sơng lặng, nước trong, trăng xuông, chuối dại um tùm xa xa… Quá đơn sơ, tĩnh tại, nhưng có lẽ để tỏ lịng ưu ái với thiên nhiên quê nhà hoặc không muốn người đọc vội chán sự tẻ nhạt ở nơi đây nhà văn đã tơ vẽ cho nó những sắc màu kì diệu và nó được truyền đến thơng qua một loạt các tính từ mĩ cảm. Cụ thể như “bờ sông”, “ bãi sông”, nước “ lặng”, “trong”, “ mát mẻ”; “mặt trăng” “ ánh trăng”, “đường trăng” lúc “vành vạnh”, “ trắng tinh”,” nhễ nhại”, “sáng” , “rung rung”, lúc lại biến đổi huyền ảo “ trong trẻo”, “trắng,” “xanh” , “vàng”… Cả đến những gốc chuối , tàu chuối tưởng hiền lành vô tri nhưng dưới trăng hữu tình và gió “ mát” “lành lạnh” cũng “ cong” “ oặt ẹo” “ ướt” “ đành đạch” như giận dỗi như làm duyên. Cái đẹp nhân bản này của cảnh quan đã đem đến cho Vũ Đại có được những khoảnh khắc êm đềm như “cổ tích như đường thi”. Trong chốc lát người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước một thiên nhiên nhiều nhục cảm thổn thức qua các động từ đã được chuyển trường, nhân hóa. Trăng như nàng trăng cố ý “ thức, làm đẹp, rắc, gợn, đưa đẩy” hòng
kết duyên, bán tình, cho những ke ngẩn ngơ, bất hảo như Thị Nở, Chí Phèo…Để rồi sau những đêm tình yêu ấy họ bỗng lột xác trở thành người đàn bà theo đúng nghĩa, biết yêu thương chăm sóc, thành một người đàn ơng hiền lành biết khao khát hạnh phúc và thèm lương thiện. Sự tinh tế trong cách Nam Cao sử dụng ngôn từ chuyển đổi trường từ ngữ đã đem đến cho cảnh quan thiên nhiên Vũ Đại những khoảnh khắc êm ái nên thơ đến không ngờ.
Tuy nhiên, khi trời sáng, nắng mọi thứ dưới ánh trăng tưởng lẩn trốn được thì nay lộ ra trần trụi. Quan cảnh gắn liền với đời sống con người ở làng Vũ Đại hiện ra qua 12 từ ngữ chỉ sự vật đã được khảo sát. Đó là các từ như “ con đê, lò gạch, nhà (nhà tre), mái lều, miếu con, đường vắng, vườn, ngõ, xóm cổng nhà, lối, chợ” tất cả chúng dường như đều nhỏ, tối, đen, xa, vắng. Mọi huyễn hoặc do ánh trăng đem lại khơng cịn , trước mắt ta là một làng quê nghèo đói, xơ xác, tù túng. Con đê tạo vật to lớn nhất do con người làm ra không những khơng mở rộng cảnh quan Vũ Đại mà nó như cái gọng kìm vơ hình khóa chặt khơng gian nơi đây lại . Cộng thêm những quan ngại của mênh mông bãi sông, bờ sông với đã lôi tuột Vũ Đại ra khỏi thế giới rộng lớn biến nó thành một ốc đảo biệt lập “ xa phủ, xa tỉnh” trong bất xuất ngoại bất nhập. Khi khơng cịn thoát đi đâu được trong những lò gạch bỏ hoang, những nhà tre mái lều chật hẹp, bức bối xuất hiện những hài nhi bị xã hội vứt bỏ, những kiếp người bị đày đọa, những mâu thuẫn nảy sinh… Cuộc sống của cư dân Vũ Đại ngập tràn trong bóng tối quằn quại và thê thiết… Trong số 12 từ ngữ chỉ sự , tần số xuất hiện của từ “ nhà” tới 80 lần hơn hẳn con số 17 của từ “trăng”. Điều này cho thấy Nam Cao đã chủ động thu hẹp không gian lại để chú trọng phản ánh không gian cá nhân , không gian đời sống “nhà”. Vì chỉ trong khơng gian đó mọi góc gách của đời sống con người mới được mục kích tồn diện và sắc nét.
Làng Vũ Đại dân q hai nghìn, trong số đó ta có thể kể đến 30 nhân vật tiêu biểu đại diện cho các giai cấp tầng lớp nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể :
nhóm thứ nhất gồm có “Bá Kiến; Đội Tảo; Tư Đạm; Bát Tùng; Lý Cường; Ơng Phó ,Trương Tuần; Hương Điền; Bà Cả; Bà Hai; Bà Ba; Bà Tư”. Nhóm này giàu có ruộng nhiều có quyền cao chức trọng vì thế họ tuộc tầng lớp của những “ ông cả bà lớn;bọn đàn anh ; bọn kì hào ,kẻ anh hùng”. Cịn nhóm thứ hai với các tên tuổi như “ Chí Phèo; Binh Chức; Năm Thọ; Thị Nở; Tự Lãng;chị Binh; Bà cơ; Anh thả ống lươn; Bà góa mù; Bác phó cối; Thầy địa lí; Mụ hàng rượu; cô hàng xén; đầy tớ…”. Họ “tứ cố vô thân, nghèo rớt mùng tơi, đầu bò đầu bướu, bạt mạng, cùng hơn cả dân cùng”… nên ở trong tầng lớp của những “ kẻ cố cùng ; thằng đầu trọc; lũ con em;bọn dân đinh, bọn dân lưu tán” … Tóm lại trật tự giai cấp trong xã hội đã được thiết lập một cách rõ ràng cứ thế làm ăn và ứng xử với nhau cho phải phép làng.
Nói về làm ăn, ngành nghề chính của làng Vũ Đại như bao làng quê khác cũng chỉ là nông nghiệp thuần túy. Tuy nhiên các nhóm xã hội khác nhau lại có những cơng việc đặc trưng và quyền lợi thiết thực riêng. Nhóm một, nghề nghiệp của họ là “nghề quan; tổng lí; lí trưởng;tránh tổng; bá hộ tiên chỉ; chánh hội đồng; kì hào; huyện hào; Bắc kì nhân dân đại biểu; hương điền; phó” . Cơng việc hàng ngày của họ là quản lí giữ trật tự làng xã ( hành chính). Nhóm hai nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng nương công việc cụ thể của họ gồm có “cày; cuốc; dệt vải kín nước; đập đất; thuyền chài; thả ống lươn; canh điền , đi ở; nghề lặt vặt; …”. Ngoài ra do một số đặc điểm riêng của cá nhân, xã hội nên họ còn làm một số nghề khác như “ bn chuối; đi lính; nhà thổ; cướp giật; rạch mặt ăn vạ...”. Nhìn vào trường nghề nghiệp trên ta thấy hầu như mọi nghề nghiệp chính trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng đều xuất hiện ở làng Vũ Đại. Ngoài những nghề truyền thống lâu đời ra, một số nghề của xã hội thành thị tiểu tư sản đã được du nhập và phần lớp nó bất hảo vì được du nhập bởi những người đi ra khỏi làng. Tóm lại kẻ làm 14, kẻ ăn trên ngồi chốc cũng đến 12, thế nên bọn dân đinh cứ è cổ làm vẫn nghèo rớt mùng tơi.
Tất cả những đặc trưng về không gian sinh sống, nghề nghiệp tầng lớp trên đã chi phối tới quá trình hình thành văn hóa ứng xử,tâm lí, tính cách của con người làng Vũ Đại.
Khi đi khảo sát các từ chỉ cách ứng xử của con người trong truyện Chí Phèo người đọc phát hiện ra rằng ở các giai tầng khác nhau con người có cách ứng xử khác nhau.
Ở giai tầng lớp trên của làng Vũ Đại các động từ chỉ quan hệ ứng xử có đặc tính mạnh, thiếu đồn kết và mang xu hướng bạo lực, cướp bóc ngấm ngầm , nhưng linh hoạt và cụ thể là có khoảng 27 từ . Chỉ quan hệ ứng xử bên trong giai tầng, ngoài mặt lại tỏ ra “tử tế”vì đơi khi chúng cần phải “du lại” để bảo vệ quyền lợi giai cấp của chính chúng song bên trong “ kết bè kết đảng, chia rẽ, khiêu khích, kình nhau, giao tranh, trị nhau, xoay lại , cho nhau lụi bại, cưỡi lên đầu lên cổ, cho ăn bùn”. Đối với bọn dân đinh cách ứng xử của bọn người như Bá Kiến lại mang đặc tính áp bức “ trị, bóp, xoay , ấn, đè nén, đẩy , đập, bắt,quát,…” để đòi được 5 đồng. Nhưng đối với loại dân “đầu bò đầu bướu, bạt mạng” như Binh Chức Năm Thọ Chí Phèo cách ứng xử của bọn đàn anh lại mềm nắn rắn buông “ chịu nhịn, xử nhũn, cung cấp, dàn xếp, thu dụng, dùng , sai”. Tóm lại ở tâng lớp của quan lại chúng rất lọc lõi trong đối nhân xử thế và chúng biết điều đó. Vì thế hình thành ở chúng những tính cách chỉ thuộc về giai cấp tầng lớp của chúng đó là : “ khơn ngoan, tự phụ, hách dịch, coi người như rơm rác…”.
Cịn ở giai tầng lớp dưới có lẽ do sớm ý thức được sự thấp kém của thân phận mình nên cách ứng xử của những người cùng đinh của Vũ Đại rất thiếu tính bảo vê, phản kháng và thể hiện. Phần nhiều các động từ miêu tả cách ứng xử của họ đối với bọn kì hào hoặc với kẻ bất hảo trong tác phẩm đều mang tính bng xi như “ im ỉm, lảng đi, không ai lên tiếng, tránh, chịu nhịn”. Nhưng giữa họ với nhau nhiều khi cách ứng xử lại là “hành,đập, phá, đốt…” . Cái gì đã biến họ
trở thành hèn hạ như vậy? Rất đơn giản vì họ “sợ”, cái sợ cố hữu đã chế ngự họ. Trong số các từ ngữ chỉ tâm lí con người trong truyện như “ tức, buồn , vui vẻ, lo, sợ …” tần số tái xuất của từ “sợ” là 26 lần nhiều gần gấp đơi so với các từ khác. Vì thể “ sợ” chính là tâm lí chung của người dân Vũ Đại. Trong số các anh cùng đinh một lúc nào đó có anh khơng “sợ” vùng vẫy xin “đi lính, vùng dậy, giở giọng” chửi lại lập tức phải chịu cảnh “ mất vợ; đi tù” và “chết”…vì nhiều lí do như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo…Tâm lí sợ hãi đã ăn sâu vào thâm căn cố đế của người dân Vũ Đại vì thế nó đã tạo nên tính cách riêng biệt của họ là “ hiền , lành; ngu, dở hơi, ngẩn ngơ và yên phận”. Để có thể gọi là yên thân cả cuộc đời họ luôn “chịu, nhịn”dù có phải “nghèo rớt mùng tơi; ế chồng; chửa hoang; và khổ”.
Tóm lại qua những phân tích trên ta thấy làng Vũ Đại hiện lên trước mắt chúng ta là một một miền quê nghèo khó xơ xác và ngột ngạt bức bách. Nhưng các mối quan hệ của nó lại phức tạp trong đó biến Vũ Đại trở thành một thùng thuốc súng nóng bỏng lúc nào cũng có thể nổ. Nước mắt, máu và số phận đớn đau của những kiếp người như Chí Phèo,Thị Nở…thúc đẩy ta phải hành động. Ta nhìn vào Vũ Đại ta thấy một xã hội Việt Nam cũ thu nhỏ đang tan vỡ. Và ta thấy trái tim của Nam Cao cũng đang vỡ tan vì thương cảm.
2.2.2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
2.2.2.1. Lựa chọn thống kê trường nghĩa về hình tượng nhân vật Chí Phèo