Khảo sát trường nghĩa về hình tượng Bá Kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 78 - 82)

stt Tên tiểu trường Số lượng

1 Gọi tên nhân vật 11

2 Nghề nghiệp 9 3 Tầng lớp giai cấp 4 4 Tính cách 3 5 Trạng thái tâm lí 2 6 Đặc điểm tính chất hình dạng 10 7 Bộ phận cơ thể 3 9 Hoạt động, hành động 46 Tổng số 88

2.2.3.2. Phân tích hình tượng nhân vật Bá Kiến

Nếu trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao,Chí Phèo điển hình cho thân phận người nông dân cố cùng bị đẩy đến con đường tha hóa biến chất thì Bá Kiến lại được nhà văn xây dựng trên sự đối kháng điển hình cho giai cấp địa chủ cường hào ác bá ở nông thôn. Bao nhiêu bắt bớ, đập phá, cướp bóc, chêt chóc, tù đày xảy ra ở trong làng Vũ Đại đều ít nhiều có bàn tay của cụ . Cụ tồn tại trong sự kính nể, e dè, sợ hãi của mọi người.

Là nhân vật chính thứ hai sau Chí Phèo nhưng từ ngữ gọi Bá Kiến lại nhiều nhất tác phẩm. Tất cả có tới 11 từ là các từ “ Bá Kiến, Lí Kiến, Cụ ( cụ Bá, cụ Lí,cụ tiên chỉ) ơng Lí, tơi, ta, mày, nó, lão cáo già, thằng(thằng mọt già, thằng bố). Trong các từ này gọi tên này tồn tại cả sắc thái nể trọng và khinh miệt. Tùy vào mối quan hệ, tình cảm trọng , khinh , ghét … với nhân vật mà người ta gọi tên nhân vật theo các cách khác nhau. Song ta cũng phải thấy rằng trong toàn bộ truyện đại từ “cụ” chỉ dùng để gọi Bá Kiến. Cách gọi độc tôn này thể hiện sự nể

trọng tuyệt đối của dân làng Vũ Đại đối với người già, người quyền uy, người khôn ngoan … Tất nhiên cụ Bá có quyền được như vậy vì cụ có tất cả .

Tất cả các chức vụ quan trọng nhất như “lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu” cụ đều nắm. Con cụ Lí Cường làm lí trưởng. Vợ, cụ có tới bốn bà, bà nào cũng “phây phây” “có duyên”. Gia sản của cụ gồm những “ nhà, cổng , bàn , rượu, mâm, nồi, đồ vàng, đồ bạc, tiền ruộng, vườn…” đắt giá, không biết bao nhiêu. Cụ vung tay làm ơn, bố thí … lúc “ năm hào, năm đồng, đồng bạc” lúc đến “ năm mươi đồng, trăm đồng, ba bốn nghìn đồng bạc”. Cụ lại có thế gia danh giá “ bốn đời làm tổng lí” … Vì thế người ta nể trọng cụ cũng là chuyện tất nhiên.

Miêu tả Bá Kiến, Nam Cao không đi sâu vào các chi tiết ngoại hình, tác giả chỉ điểm vài nét như “ Mắt, đầu, mặt, giọng, tiếng “ tiếng cười”” nhưng người đọc, người nghe cũng đủ thấy ớn lạnh ,sợ, kính nể, lo lắng, e ngại vì nó lúc “ rất sang, dõng dạc,” lúc “dịu, khẽ, thân mật”, lúc “giòn giã khanh khách, ha hả”,nhưng lại “ nhạt” và “Tào Tháo”. Con người gian hùng của Bá Kiến đã được Nam Cao lột tả một cách tinh tế qua vài khóe mắt nụ cười khiến người đọc không thể lẫn cụ với bất cứ một nhân vật nào khác.

Ở con người cụ cái uy được lộ rõ và nó có có sức khiến cụ “thét ra lửa, người ta kính nể, át được những vây cánh, cả làng phải sợ”. Không đơn giản chỉ nhờ gia thế, cụ làm được như vậy vì cụ ln biết “nhìn, nhận ra, hiểu” cặn kẽ, đúng người, việc chỉ trong “ thống” chốc và có những cách ứng xử “khôn ngoan” đạt “thắng” “lợi” nhất về mình. Đây là điều mà Lí Cường dù là con cụ nhưng cũng không lĩnh hội được. Ngôn ngữ của Nam Cao khi miêu tả Bá Kiến dù khơng góc cạch nhưng vơ cùng sắc lạnh trong nắm băt thần thái, vận động của nhân vật. Các động từ ,tính từ liên quan đến nhân vật biến đổi sắc thái, tính chất khơn lường.

Cụ thể, trong mọi mối quan hệ của mình Bá Kiến đều có riêng các cách ứng xử và chiến thuật. Với bọn cùng là đàn anh cường hào như Tư Đạm trong làng, cụ Bá đôi khi ơn hịa phải “chịu nhịn, tử tế ngoài mặt nhưng bên trong ngấm ngầm mất đồn kết sai Chí Phèo, Binh Chức… đi “ lấn át, nhổ, tác hại, kình nhau, đương đầu, trị”lại. Vì thế vị trí của cụ khơng dễ ai lấy được.

Cụ thực sự có năng lực trong nghề quan của mình, đặc biệt năng lực ấy phát huy hết mức trong lĩnh vực trị dân. Lúc nào đối điện với dân cụ cũng “quát” để thị uy, để “thử” dây thần kinh của những người đối diện. Nhưng tùy vào đối tượng mà tiếng quát có những biểu hiện khác nhau. Với đám “dân hiền lành, dân đinh, thằng có tóc vợ đẹp con đàn” thì cụ trị bằng cách “ đè đầu cưỡi cổ, đập bàn đập ghế, đòi” cho “được năm đồng”. Với bọ dân đầu bò, đầu bướu, tứ cố vô thân cụ xét thấy “ bỏ tù, giết” “thì dễ” nhưng xong chỉ cịn “xương” hoặc lại bị phe cách khác “xoay lại”, hoặc bị trả thù vì thế trị khơng lợi cụ chuyển sang dùng. Nhưng vì những người như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo sẵn mang thù với cụ và tính khí tha hóa cơn đồ vì thế dùng được khơng phải dễ. Đến đây các động từ tả hành động của cụ Bá khơng cịn mạnh mẽ uy quyền hách dịch như trên nữa mà chuyển sang nhẹ nhàng mềm mỏng.Mới để xoa dịu cơn nóng giận của họ cụ phải xuống nước “chịu nhịn, xử nhũn” “ đổi giọng, lay, gọi, vỗ vai, giục, quay, xốc, dắt” vào nhà thân mật, họ hàng để “dàn xếp,nói chuyện” thậm chí cụ cịn “ móc, ném, quăng, vứt trả, cung cấp, đưa” lúc “ năm hào, năm đồng, đồng bạc” lúc “ năm mươi đồng, trăm đồng bạc” cho chúng sử dụng, uống rượu. Vì thế những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo, đứa nào đứa đấy lúc vào nhà cụ hung hăng “chửi” bới đòi chém, địi giết lúc ra “lạy ơng tử tế”rồi “hả hê, vênh váo” được đãi đồng bạc, “tự nhận làm chỗ đày tớ chân tay”. Chiến thuật mềm nắn rắn buông của cụ Bá đã phát huy tác dụng, bọn đầu bò đã bị thu phục, cụ thắng. Giờ cụ Bá chỉ cần “dùng, khích, sai , bảo” bọn Binh Chức , Chí Phèo đi “tác hại, vu vạ, sinh sự” với bất cứ “thằng đầu bò; người bướng bỉnh, đanh thép; người non

mặt; dân hiền lành ; anh nào khơng nghe” để tìm cách “ ăn, đục kht” cho đầy bụng đầy túi.

Bá Kiến thật gian, tham và ác. Nhưng cái gian tham của hắn không tục tằn thô lỗ kiểu trọc phú Nghị Quế mà hắn đa mưa túc trí kiểu “anh hùng” “Tào Tháo”. Hắn biết nhu, biết cương, biết mềm, biết cứng, biết dùng biết trị, biết lúc nào cần “đẩy người ta xuống sơng” để “địi được năm đồng”, lúc nào cần “kéo lên” trả “năm hào” “bắt nó đền ơn”. Cụ khơng đè nén con em đến mức nó phải bỏ làng đi mà cụ vẫn có ăn. Cái nghề quan làm quan thâm niên của cụ kiến cụ giảo hoạt trong mọi việc từ “ chạy chọt” “ triện đồng đến “ liệu, che đậy, nói lấp, đục kht, ăn” chặn…Vì thế người ta nể, sợ cái tính cách “ tự phụ; hách dịch; khơn róc đời” ở cụ.

Cụ khét tiếng trong làng hàng huyện nhưng về nhà lại “sợ cái bà ba cịn trẻ, cái bà tư “hây hây”. Có lẽ cụ sợ vì cụ già, cụ có bệnh đau lưng cịn các bà vợ lại cứ trẻ cứ “có duyên”. Thành ra tâm trạng của cụ đôi khi “tức lạ” muốn cho tất cả lũ “trai trẻ” làng Vũ Đại đi ở tù. Cụ ghen, cụ thù vặt, tính cách tiểu nhân này hiện hữu ở cụ khi cụ có chút gì mất mát. Thế nhưng với vợ người khác như vợ Binh Chức cụ lại khơng để “hồi của”.

Có người cho rằng ưu thế của cụ trong nhà thấp nhưng có thấy rằng cụ chỉ nói một câu mấy bà vợ xưng xỉa chực tâng cơng đã vào nhà hết.Lí Cường hách dịch cũng răm rắp làm theo. Cụ đi đến đâu trật tự được thiết lập đến đấy. Chỗ này “lạy cụ” chỗ kia “lạy cụ” ai về nhà ấy.

Trong cuộc đời làm quan của mình Bá Kiến đã va chạm với biết bao vây cách, gây thù chuốc oán với bao nhiêu người, loại người, loại việc nhưng cụ đều hóa giải được hết bằng tiền, bằng bạo lục và bằng các chiến thuật khơn ngoan của mình. Cụ chưa bao giờ sai. Vì thế ngay lần đầu tiên khi ở tù về Chí Phèo đến nhà cụ sinh sự trả thù cụ đã xoa dịu được hắn bằng xử nhũn, rượu, gà, đồng bạc. Khiến Chí ra về hả hê quên thù cũ. Lần thứ hai Chí Phèo đến gây sự cụ Bá khích

hắn để và biến hắn thành tay sai để đi đập, phá, ức hiếp, đòi nợ kiếm ăn cho cụ. Có lúc cụ cũng sai như trường hợp đẩy Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo ra khỏi làng dẫn đến chúng quay lại cắn cụ nhưng cụ đã kịp sửa một cách khôn khéo và biến chúng thành vũ khí lợi hại.

Tuy nhiên lần thứ ba Chí Phèo đến nhà cụ, cụ đã tính sai. Cụ tưởng như bao lần khác Chí đến chỉ để địi tiền, cụ có biết đâu sau năm ngày ở với Thị Nở giờ phần con người trong hắn đã trở lại, hắn thèm tình yêu, hắn thèm lương thiện, hắn đến địi lương thiện chứ khơng phải tiền, thứ cụ khơng có . Vì thế việc cụ móc sẵn năm hào ném bẹt cho Chí hịng đuổi nhanh đã khơng tác dụng mà ngược lại càng làm cho Chí điên tiết thêm. Cái sai này cụ khơng có cơ hội sửa chữa vì Chí Phèo đã văng lưỡi dao đến giết cụ rồi tự tử.

Việc Bá Kiến chết dưới lưỡi dao báo thù của Chí Phèo là kết cục tất yếu phản ánh quy luật xã hội có áp bức có đấu tranh. Dù nhân vật chính Chi Phèo cũng chết nhưng đây thực sự là một kết thúc có hậu vì cuối cùng cái ác cái xấu đã bị tiêu diệt. Người nông dân đã nhận ra rõ mặt kẻ thù hại đời mình là Bá Kiến để giết. Song câu chuyện về làng Vũ Đại với những anh Chí Phèo và Bá Kiến vẫn cịn vì “ tre già măng mọc, thăng ấy chết cịn thằng khác”, và khả năng tái sinh Chí Phèo là rất có thể.

2.2.4. Hình tượng nhân vật Thị Nở

2.2.4.1. Lựa chọn thống kê trường nghĩa về hình tượng nhân vật Thị Nở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 78 - 82)