.Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 104)

Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào soạn giảng một tác phẩm cụ thể ở trường THPT, qua đó khẳng định tính khả thi của đề tài đã được đề xuất trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

3.2.2. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm

- Trường THPT Lí Thái Tổ- Từ Sơn- Bắc Ninh

- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11, ban tự nhiên

3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm

Chúng tôi chọn hai lớp cùng ban khoa học cơ bản của trường THPT Lí Thái Tổ- Từ Sơn- Bắc Ninh để thực hiện kế hoạch thực nghiệm.

- Lớp 11A3 là lớp đối chứng - Lớp 11A4 là lớp thực nghiệp

3.2.3.2. Bước 2: Gặp giáo viên trao đổi, đề nghị, xây dựng giờ và lấy giáo án đối

chứng

- Dự giờ và lấy giáo án đối chứng: Được sự giúp đỡ của các giáo viên tổ Văn trường THPT Lí Thái Tổ- Từ Sơn- Bắc Ninh, chúng tơi tiến hành dự giờ ở lớp 11A3- lớp đối chứng

- Đánh giá:

+ Về phía giáo viên: Ưu điểm

Phần nội dung: giáo viên đã hướng dẫn học sinh khai thác được những nội dung cơ bản của tác phẩm và khai thác ý nghĩa của một số từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của tác phẩm.

Phần phương pháp: Giáo viên đã chú ý tới việc vận dụng một số phương pháp mới và đặt các câu hỏi phát vấn khi hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm. Giáo viên có ý thức thốt khỏi các phương pháp dạy truyền thống.

Hạn chế:

Về phương pháp: mặc dù đã hướng dẫn học sinh khai thác được hình tượng Chí Phèo là hình tượng trung tâm nhưng bài học vẫn tập trung nhiều về khai thác ý nghĩa của các chi tiết, sự kiện bề nổi mà không đi sâu khai thác từ ngữ làm nên sự kiện chi tiết. Điều này làm cho tiết học thiếu đi tính mới mẻ trong khám phá ngôn ngữ nghệ thuật và đặc biệt giá trị nội dung rút ra phần nhiều mang tính áp đặt võ đốn thiếu tính xác thực.

Giáo viên vẫn chưa có một hệ thống những biện pháp, thao tác phù hợp khi hướng dẫn học sinh khai thác một tác phẩm truyện ngắn nghệ thuật

+ Về phía học sinh

Ưu điểm: học sinh chú ý nghe giảng, chép bài và có phát biểu, có nắm được nội dung cơ bản, kết cấu tác phẩm…

Nhược điểm: Học sinh thụ động trong học tập, một số chỉ dựa vào các sách giải để trả lời, đa số học sinh soạn bài nhưng không đọc tác phẩm và phần lớn học sinh hiểu khơng hiểu rõ vì sao tác phẩm lại có giá trị như cô giáo và các bạn vừa rút ra…

3.2.3.3. Bước 3: Tiến hành thực nghiệm( soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm)

- Địa điểm: Lớp 11A4 trường THPT Lí Thái Tổ- Từ Sơn- Bắc Ninh

- Văn bản : truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao( sách Ngữ văn 11, tập 1, ban cơ bản, do GS. Phan Trọng Luận tổng chủ biên).

Sau đây là thiết kế cụ thể bài học theo hướng tiếp cận mà chúng tôi lựa chọn để thực hiện trong luận văn.

- Giáo án thực nghiệm Đọc văn: Tiết 50; 51; 52 CHÍ PHÈO - Nam Cao - A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức

- Hiểu và phân tích được các hình tượng nhân vật đặc biệt là hình tượng nhân vật Chí Phèo từ đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: Điển hình hóa nhân vật, kết cấu, ngơn ngữ trần thuật và nghệ thuật miêu tẩ tâm lí nhân vật.

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo hướng vận dụng lí thuyết trường nghĩa

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Về thái độ

- Phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công, tàn bạo.

- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, biết u thương và trân trọng nhân vật Chí Phèo nói riêng và người nơng dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên soạn giáo án theo yêu cầu và đối tượng học sinh - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

Học sinh

- Nắm chắc phần kiến thức tác giả tác phẩm đã học ở tiết 47, đọc tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, , đọc các chú thích và các tài liệu tham khảo có liên quan.

- Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên trước khi lên lớp.

C. Phƣơng pháp- Phƣơng tiện dạy học

Phương pháp

- Đọc hiểu theo hướng vận dụng lí thuyết trường nghĩa.

- Ngồi ra kết hợp các phương pháp khác ( hoạt động nhóm, gợi mở, nêu vấn đề…)

Phương tiện

- Văn bản “ Chí Phèo” (tồn văn và phần chú thích)

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, tái bản năm 2012 - Hệ thống máy tính trình chiếu.

D. Tiến trình dạy học

I. Ổn định tổ chức lớp II. Kiểm tra bài cũ

III. Bài mới Vào bài :

Hoạt động của GV và HS Các yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh tự tìm hiểu phần tiểu dẫn

Giáo viên: câu hỏi: hãy nêu

hồn cảnh sáng tác và giải thích tên truyện ngắn?

Học sinh: Tự tìm hiểu phần tiểu

dẫn trả lời vào vở

Giáo viên: bổ sung kiến thức

bằng trình chiếu một số kiến thức mới đã chuẩn bị trên máy

I.Tiểu dẫn

1. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ra đời năm 1941 và được in trong tập “ Luống cày”

-Rộng: Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân khổ cực đặc biệt tầng lớp người nông dân bị đẩy đến con đường bần cùng hóa.

-Hẹp: Trong q trình sinh sống tại Đại Hoàng( quê hương nhà văn), Nam Cao đã nghe, chứng kiến những câu chuyện có thật về cường hào ác bá, về người nơng dân tha hóa.

2. Nhan đề

+ Ban đầu truyện có tên là Cái lị gạch cũ -> Cái lò gạch cũ trở thành biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo

+ Năm 1941: Nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành Đôi lứa xứng đôi -> Nhấn mạnh mối

tình thị Nở - Chí Phèo, chạy theo thị hiếu công chúng bấy giờ.

+ Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là Chí Phèo, in trong tập Luống cày -> Khái quát được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Hoạt động 2: Hƣớng dẫn đọc hiểu văn bản

Thao tác 1: Hướng dẫn thảo

luận, phân tích ngơnngữ để làm nổi bật hình tượng làng Vũ Đại và ý nghĩa.

Giáo viên: đưa câu hỏi hướng

dẫn:

Em hãy tìm các từ ngữ miêu tả làng Vũ Đại(không gian tự nhiên, nhân tạo, kết cấu xã hội…) ? tác dụng của nó đối với việc khắc họa hình ảnh làng ? Rút ra ý nghĩa biểu trưng của làng Vũ Đại?

Học sinh: nhóm 1: trình bày

trước lớp phần bài tập chuẩn bị trên máy

Giáo viên: gọi học sinh nhóm

khác nhận xét; sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung thơng tin.

II. Đọc hiểu văn bản

1.Hình ảnh làng Vũ Đại

- Không gian:+TN: “con sông, bờ, bãi”“lặng, trong, mát mẻ” -> đẩy Vũ Đại trở thành miền “xa, vắng” “phủ, tỉnh” như ốc đảo.cô đơn. +Nhân tạo: nhà tre, mái lều, lò gạch, con đê… “nhỏ, con, tối” …-> cuộc sống nhỏ hẹp, nghèo nàn, tù túng .-Kết cấu xã hội:

Quan: Lí trưởng, chánh tổng, kì hào(Bá Kiến, Đội Tảo)-> khơn róc đời, hách dịch-> có quyền, giàu có

Dân: 2000: hiền, hiền lành-> nghèo rớt

-tính chất quan hệ: chia rẽ, giao tranh-> cho nhau lụi bại/ kết, du lại-> bóp, nặn, dân

=>Vũ Đại thực chất là xã hội “ quần ngư tranh thực” hỗn loạn, vô nhân đạo. Mối xung đột quyền lợi, giai cấp -> cuộc sống ngột ngạt, bức bối -> dễ tha hóa.

Tóm lại : Vũ Đại chính là hình ảnh nơng thơn Việt Nam thu nhỏ trước Cách Mạng tháng Tám. Ở đó tất cả mối mâu thuẫn trong lòng xã hội được phản ánh, mọi tối tăm của xã hội được phanh phui qua cuộc đời của các nhân vật nông dân khốn cùng ( Chí Phèo, Binh Chức…)

Thao tác 2: Hướng dẫn thảo luận, phân tích ngơn ngữ để làm nổi bật hình tượng Chí Phèo và ý nghĩa hình tượng. Giáo viên: đặt câu hỏi hướng dẫn

-Hãy đọc kĩ đoạn đầu.

-Đoạn này tác giả miêu tả Chí

phèo ntn? Hãy tìm các danh từ động từ tính từ … miêu tả tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo? Các từ ngữ đó có đặc điểm gì và nó cho ta hiểu ra điều gì về đối tượng bị chửi, chủ thể chửi?Từ đó rút ra ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí ở đầu truyện ?

Học sinh: trả lời

Giáo viên: nhận xét bổ

sung(bình giảng, phân tích)

->dẫn dắt chuyển ý

Tuy nhiên để lí giả nguyên nhân nỗi khổ của Chí, lí giải sự khơng biết của mọi người về nguồn gốc Chí Phèo Nam Cao đã đưa người đọc quay về q khứ.

2. Hình tượng Chí Phèo

a. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật Chí:Chí

Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.

+Đối tượng chửi: “ trời; đời; làng Vũ Đại, đứa không chửi nhau với hắn, đứa nào đẻ ra Chí Phèo”-> đối tượng chửi luôn được thay đổi từ bâng quơ->cụ thể, chửi người-> chửi mình.

+ Nguyên nhân thay đổi đối tượng chửi: “không ai” “lên tiếng, ra điều”-> không ai thèm chửi lại Chí-> tâm trạng “tức” tăng đến tột đỉnh “tức chết đi được”

->càng chửi, “nghiến răng” vào chửi

=> ý nghĩa: *chửi thể hiện sự phản kháng bất bình

* hành động vơ văn hóa: ngơn ngữ để Chí giao tiếp, hòa nhập với xã hội

Cách gọi “ hăn” và nhận xét pha tâm trạng nhân vật – nhận ra nỗi khổ của nhân vật, khát khao tuyệt vọng của con người mong được hòa nhập xã hội. Nhưng mọi người im lặng-> họ đã loại Chí ra khỏi xã hội loài người. Nhận ra điều đó -> càng chửi càng đau khổ-> cảm thương thầm kín

Tóm lại: Chí ngay ở đầu truyện đã hiện rõ là kẻ tha hóa biến chất và bị xã hội loại bỏ.

Giáo viên: đưa câu hỏi hướng

dẫn( u cầu nhóm 2a trình bày) _ Hãy đọc kĩ đoạn văn từ “ hắn về lớp này … ồ hắn kêu!”. Tìm các từ ngữ miêu tả con người Chí khi đi tù về? Qua các từ ngữ đó cho ta hiểu ra điều gì mới về con người Chí Phèo? Ý nghĩa của truyện qua những biến đổi của con người Chí?

Học sinh: nhóm 2a: trình bày

bài tập chuẩn bị sẵn trên máy chiếu.

Giáo viên: gọi nhóm khác nhận

xét

Giáo viên: sửa và bổ sung nhấn

mạnh ý nghĩa

Giáo viên : đưa câu hỏi định

hướng để nhóm 2b trình bày

Tác giả đã dùng các từ ngữ nào miêu tả Chí khi Chí ở tù về? giá trị của các từ đó đối với sự khắc họa đặc điểm nhân vật Chí ở đoạn đời này?

Học sinh: nhóm 2b: trình bày

trên máy chiếu và trả lời thêm

b.Cuộc đời Chí

- Cuộc đời của Chí trƣớc khi đi tù

- Ấu thơ: bị bỏ rơi, sống lay lắt hết nhà nọ sang nhà kia-> trưởng thành: 20 tuổi: làm canh điền cho Lí Kiến. Tính cách: hiền lành như đất. hắn có ước mơi lương thiện về mái ấm, có nhận thức nhân cách( đúng sai)...-> là kẻ bất hạnh, nghèo hèn, cố cùng nhưng Chí vẫn là người nơng dân lương thiện-> quan niệm nhân sinh nhân văn “ nhân chi sơ tính bản thiện”.

Tuy nhiên ở hiền đã không gặp lành. Sự dâm dục của bà Ba, cơn ghen của Bá Kiến cùng sức mạnh cường quyền đã đẩy Chí vào tù. Sự kiện này đã thay đổi cuộc đời cơn người Chí.

- Sau khi ở tù về

+ hình dạng: “ cái đầu, cái răng, cái mặt, cái mắt…”- 6 chi tiết được miêu tả chi tiết .Chúng đều “ trọc lốc, trắng hớn, đen, cơng cơng, gườm gườm” -> nét nghĩa tiêu cực khơng thiện cảm vì gợi hình dạng xa lạ xấu xí, dữ tợn, thù hằn, gớm ghiếc

cac câu hỏi nhỏ của giáo viên:

Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của mọi người với Chí? Ý nghĩa diễn đạt của các từ ngữ đó?

đá, đập chai, kêu làng, rạch mặt, ăn vạ” -> động từ tác động mạnh mang tích chất bạo lực tự phát và tiêu cực ảnh làm đau người khác và chính mình.

->Nhân cách Chí đã thay đổi: liều lĩnh, trơ trẽn, khơng có nhân cách.

=> giá trị tố cáo nhà tù, cường quyền đã cướp đi nhân hình nhân tính Chí. Đẩy con người lương thiện trở thành kẻ tha hóa biến chất. Nhận ra niềm cảm thơng sâu sắc của tác giả với nhân vật.

+ hai lần đến nhà Bá Kiến gây sự cả hai lần hắn trở về trong sự nguôi nguôi của cơn tức, sự “hả hê” tự phụ của kẻ “liều”, và trở thành tay sai giúp Bá Kiến: “ đòi nợ, đập phá, ức hiếp, đốt nhà…” “trong lúc say” với chính người cùng khổ như hắn-> ngang ngược, liều lĩnh, mù quáng.

+khn mặt biến hình “ vằn ngang, vằn dọc”- > vật hóa Chí thành “con quỷ dữ, con vật lạ” - > người ta “tránh” hắn -> người ta mặc nhiên loại hắn khỏi xã hội lồi người thân thiện -> khơng ai lên tiếng khi hắn chửi -> càng chửi, càng đập phá -> càng khổ-> con người sống trong bế tắc cùng quẫn.

Em phát hiện ra điều gì mới trong đề tài nông dân của Nam Cao?

Giáo viên: nhận xét, sửa và bổ sung( thông tin) bằng phương pháp: so sánh, bình giảng…

Giáo viên: ra câu hỏi định

hướng cho nhóm 2c trình bày Sau đêm gặp Thị Nở con người Chí đã có sự biến đổi. Hãy đọc và tìm các từ ngữ miêu tả sự biến đổi đó của Chí. Cho biết con người Chí đã thay đổi thế nào? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì ?

Học sinh: nhóm 2c: trình bày

bài tập trên máy chiếu

Giáo viên nhận xét, bổ sung

Giáo viên: Bình luận

miếng cơm manh áo mà là quyền được sống được làm người và được coi như một con người.

=>nhà tù, bạo lực, cường quyền đã không chỉ tàn phá con người Chí về nhân dạng, cịn hủy diệt Chí về tâm hồn nhân tính. Và trên hết nó cướp đi của Chí quyền làm con người lương thiện-> giá trị tố cáo và chiều sâu nhân đạo - Sau khi gặp Thị Nở

+Tâm trạng: “bâng khuâng, nôn nao, mơ hồ, buồn”-> trạng thái cảm xúc trống trải, buồn - > cảm xúc chân thực của con người khốn khổ vừa khi thức tỉnh.

+Nhận biết thế giới: :tiếng chim hót, tiếng người, tiếng gõ mái”-> âm thanh cuộc sống “ vui vẻ”-> có cái nhìn tích cực.

+Nhận biết bản thân: “ao ước”-> “ gia đình, chồng, vợ, vốn liếng” -> nhớ quá khứ lương thiện, nhìn thấy hiện tại,”lo” tương lai “ già , đói rét ,ốm đau, cơ độc” xán xịt-> lương tri đã trở về với Chí.

->Chí Phèo đã tỉnh->đối mặt với bản thân, cuộc đời

-> nhận ra tình trạng tuyệt vọng của thân phận mình.

Giáo viên: đưa thêm câu hỏi

khắc sâu

Tìm các từ ngữ miêu tả tâm trạng của Chí khi ăn Cháo hành? Tâm trạng đó nói lên điều gì về sự biến đổi của nhân vật?

Giáo viên: bình thêm chi tiết bát

cháo hành

Qua cuộc gặp gỡ này Nam Cao đã gửi thơng điệp gì đến thế giới con người?

Bình luận

-> “tỉnh”; con vật vô tri -> con người biết suy nghĩ.

Buồn thay cho đời! những câu trần thuật hòa lẫn lời độc thoại của nhân vật khiến ta nhìn thấy đáy sâu biến thái tinh vi tâm hồn cô độc, buồn thảm của nhân vật

+ Thi Nở vào mang bát cháo hành cho Chí ăn:

Tâm trạng: “ngạc nhiên, buâng khuâng, ươn ướt”-> bất ngờ, nửa tin nửa không, -> cảm động ứa nước mắt. -> tâm trạng tích cực, tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)