Khảo sát trường nghĩa tính chất đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 45 - 50)

Trƣờng nghĩa chỉ tính chất đặc điểm

Đặc điểm tính chất cảnh quan Tự nhiên 20 16.3 50 13.3 Nhân tạo 8 6.5 119 31.6 Đặc điểm tính chất con người Ngoại hình 56 54.5 123 32.6 Tính cách 16 13.0 45 11.9 Trạng thái tâm lí 23 18.7 40 10.6 Tổng 123 100% 377 100%

2.1.2.2. Nhận xét hoạt động của trường nghĩa chỉ đặc điểm tính chất a. Trường nghĩa chỉ đặc điểm tính chất cảnh quan

Trong q trình khảo sát trường nghĩa về quang cảnh nông thôn Vũ Đại chúng tơi đã tìm được khoảng 28 tính từ chỉ tính chất đặc điểm tự nhiên. Con số này không nhiều so với gần 40 trang truyện, nhưng so với tổng số 123 từ của trường thì nó chiếm tỉ lệ tương đối cao. Tần số xuất hiện của 28 từ này tương đối cao là 169 lần trong đó 50 lần của các tính từ chỉ cảnh quan tự nhiên và 119 lần cảnh quan nhân tạo. Điều này giải thích thấu đáo cho việc sự vật cảnh quan thiên nhiên trong truyện được nói tới khơng nhiều nhưng sắc nét, nhiều cảm xúc.

Các tính từ này đưa người đọc từ cảm giác nhẹ nhàng thư thái “ lặng, trong, mát mẻ, lành lạnh” đến cảm xúc rợn ngợp trước sự biến đổi kì ảo của màu sắc thiên nhiên “sáng, trong trẻo, trắng tinh, trắng, xanh, vàng”, bất chợt ngỡ ngàng với những đường nét mềm mại sắc nét nhưng gợi tình “ vành vạnh, cong”, băn khoăn với âm thanh “ đành đạch”, cuối cùng òa vỡ trước những cảm giác thật không ngờ “nhễ nhại, ướt,” nhưng vui tươi “ ríu rít, rời rợi, rực rỡ”. Các tính từ này thức tỉnh con người ở mọi giác quan và nó là thứ ngơn ngữ của hội họa đã được Nam Cao đưa vào truyện.

Nếu lượng từ ngữ của tiểu trường tính từ chỉ đặc điểm tính chất tự nhiên chiếm số lượng lớn nhất trong tiểu trường cảnh quan thì lượng từ trong tiểu trường tính từ chỉ đặc điểm sự vât cảnh quan nhân tạo lại chiếm số lượng ít nhất

là 8 từ. Các tính từ của tiểu trường này khơng nhiều màu sắc cảm xúc như các tính từ thuộc tiểu trường cảnh quan tự nhiên. Ấn tượng của chúng ta về cảnh quan nhân tạo hiện lên qua các tính từ này là kích cỡ của chúng tất cả dường như đều “ nhỏ, con”, màu sắc ánh sáng ảm đạm “ tối, đen”, không gian lạ lẫm “ xa, vắng”, dù đây đó có phảng phất chút hương vị “ngon , thơm” của đồng nội. Mặc dù có lượng từ ít nhất trong tồn trường, chỉ gần bằng ½ lượng từ thuộc tiểu trường tính từ chỉ đặc điểm tính chất cảnh quan tự nhiên nhưng tần số tái xuất của các từ lại vượt 7 đơn vị là 57 lần . Từ những con số này cho ta thấy rõ hơn không gian đời sống ở Vũ Đại, đó là khơng gian làng quê nhỏ hẹp, tù túng, tối tăm, trì trệ và có phần buồn thảm.

b. Trường nghĩa đặc điểm tính chất con người

-Tiểu trường các tính từ chỉ đặc điểm ngoại hình con người

Trong tồn bộ truyện ngắn Chí Phèo ta thống kê được 56 tính từ chỉ đặc điểm ngoại hình con người chiếm tỉ lệ 8.6%. Lượng từ ở tiểu trường này nhiều hơn tiểu trường danh từ chỉ bộ phận cơ thể 20 đơn vị từ, nhưng tần số của các từ trong trường thấp chỉ có 123 lần ít hơn hẳn 326 đơn vị so với tiểu trường đã so sánh ở trên. Điều này cho thấy các đặc điểm ngoại hình nhân vật sẽ được miêu tả phong phú hơn, cá biệt hơn và linh hoạt hơn.

Trong truyện nhân vật thường hiện lên với đường nét thô sơ thiếu cân đối và như “ trọc lốc, ngắn, to, hóp, vĩ đại, thẳng, dày”; với hình dạng nguyên thủy “ trần truồng, xám ngắt, bành bạnh, sần sùi, ươn ướt;nây nây, xấu”; với dáng vẻ không đàng hồng, khơng chỉn chu lúc “méo mó, xộc xệch; xẹo xọ” lúc lại “nặng nề, ngật ngà ngật ngưỡng” ra một vẻ “cơng cơng, gườm gườm, hầm hầm, vênh vênh, vênh váo, lăm lăm, hung hăng” như dọa dẫm, như thù hằn. Rồi đột ngột Nam Cao lại miêu tả họ ở dáng vẻ khơng gì có thể sang trọng, tử tế, dễ chịu hơn như “sang, dõng dạc, toe toét, dịu, thân mật, e lệ , thẹn thùng, có duyên”. Tuy nhiên cái đẹp rất người này của các nhân vật chỉ tồn tại trong khoảnh khắc vì sau

đó “răng, da, mơi” lại bị nhà trang điểm làm xấu hóa và trở nên “ trắng hớn, đen,nhạt, xám ngoách, xạm màu gio, vàng vàng, ngầu, bầm, đỏ”. Điều này cũng giải thích tại sao các trong tiểu trường này các tính từ mang sắc thái tiêu cực nhiều hơn hẳn so với các tính từ mang sắc thái tích cực ( 45- 11).

Các nhân vật cứ sống, cứ sinh hoạt và bằng hình dạng khác nhau tạo ra những âm thanh lúc “ khẽ” khàng; có lúc lại “khanh khách, giịn giã” vui tươi; có lúc lại “ bịch bịch, choang, rưng rức” đầy kịch tính.

Tóm lại, hình dạng xấu hay đẹp của nhân vật trong truyện được tạo dựng do ý đồ của nhà văn nhưng ở cái nhìn khách quan nhân dạng của tất cả họ đều bị tha hóa bởi cuộc đời “già, đói rét, ốm đau, cơ độc” khơng người chăm sóc, khơng vật chất dưỡng thân. Vì thế việc tác giả cực đại cái xấu và cái đẹp trong hình dáng nhân vật của truyện tạo nên cho người đọc có cái nhìn đa chiều về bản chất, tâm trạng, tình cảm của con ngườiVũ Đại.

- Tiểu trường nghĩa về tính từ chỉ tính cách

Trong truyện ta có thể tìm được 16 tính từ chỉ tính cách con người chiếm 2.4% lượng từ toàn trường. So với các tiểu trường khác lượng từ của tiểu trường này vào loại ít. Nhưng tần số tái xuất của các từ trong trường không nhiều là 45 lần. Điều này cho thấy tính cách các nhân vật trong truyện khơng phong phú như ngoại hình . Ngun nhân rất rõ là do ở mơi trường làng q nơng thơn trì trệ lạc hậu chậm thay đổi nên tính cách con người phần nhiều vẫn giữ những nét truyền thống cố hữu. Những nét tính cách ấy lặp đi lặp lại và phân bổ ở từng tầng lớp người. Ở tầng lớp giai cấp thống trị quan lại, giàu có như Đội Tảo, Bá Kiến… Tính cách của họ là “ tự phụ, khơn, hách dịch”. Riêng tính từ chỉ tính cách “ khơn” cịn được tác giả sử dụng kết hợp với các tính từ khác để thêm sắc thái tích cực và tuyệt đối hóa đặc điểm ưu việt của nhân vật như “ khơn ngoan, khơn róc đời”.

Ở tầng lớp giai cấp bị trị dân hèn, tính cách của họ được phản ánh ở những tính từ mang sắc thái nghĩa yếu ớt, thụ động, tiêu cực như “ hiền, lành, ngu, ngẩn ngơ, n phận, dở hơi”, tích cực hơn họ có thêm tính “ tị mị, chính chun”. Song để gọi là khác biệt và đột biến phải nói đến các tính từ chỉ tính cách của tầng lớp cố cùng, đầu bị, đầu bướu. Nó mạnh mẽ nhưng bạo động “ liều lĩnh, côn đồ, bứa,” và rất “ ngang ngược”. Với tính cách học địi phương xa này các nhân vật như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo … đã làm làng quê Vũ Đại trở nên xáo động, bức bối, bởi tiếng chó sủa, tiếng chửi tục, tiếng đáng giết nhau đến “tan xương”.

-Tiểu trường nghĩa các tính từ chỉ trạng thái tính chất tâm lí con người

Tiểu trường này khảo sát được tất cả 23( 3.5%) từ. Nó diễn tả mọi trạng thái tâm lí từ tích cực “ hả hê, vui, thính thích,nhẹ nhõm, tin cẩn, nhẹ người” đếm trạng thái tâm lí tiêu cực “ nhục, khinh, buồn”. Nó bắt đầu với những cảm giác yếu đuối sinh lí “ đau, hoa, phinh phính, bủn rủn” của con người và kết thúc với những cảm xúc khi “ ngạc nhiên, ngẩn người, sửng sốt, ngường ngượng” lúc tinh vi lửng lơ vơ hình “ bâng khng, nơn nao, mơ hồ” khó tả nhưng có thực. Tóm lại qua 23 tính từ này mọi trạng thái tâm sinh lí, cảm xúc ái, ố, hỉ lộ của các nhân vật trong truyện đều được đặc tả. Mỗi trạng thái tâm lí lại gắn với một phần đời, một sự kiện trọng đại của nhân vật đặc biệt nhân vật Chí Phèo.

2.1.2.3. Các hiện tượng chuyển trường của trường nghĩa chỉ tính chất đặc điểm

Trong trường nghĩa chỉ tính chất đặc điểm này chúng tơi thống kê được có khoảng 3 từ xuất hiện hiện tượng chuyển trường. Cụ thể như các từ trăng “xanh”, “xạm màu gio”, côn đồ”. Màu đặc trưng của trăng là màu vang,màu xanh là màu đặc trưng của cây cối, tươi tốt đầy sức sống. Xanh đã chuyển từ trường nghĩa màu sắc cây cối sang màu trường trăng. Tác dụng tạo cho đêm tối Vũ Đại có màu sắc huyền ảo trẻ trung.Từ đó tác giả đã đặc tả được sự cộng hưởng màu sắc tự nhiên của thiên nhiên. “Xạm màu gio” màu sắc chỉ sự vật là gio bếp nay tác

giả sử dụng nó để miêu tả con người tác dụng của nó là tạp nên sự xấu hóa nhân vật và vật hóa con người.

2.1.3. Trường nghĩa hoạt động

2.1.3.1. Lập bảng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 45 - 50)