Khảo sát trường nghĩa hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 50 - 64)

Trƣờng nghĩa chỉ hoạt động

STT Tên trường nghĩa Số lượng/ %

Tần suất/ % 1 Hoạt động cảnh quan tự nhiên 16 5. 6 38 1.8 2 Hoạt động

con người

Hoạt động cơ học cơ thể 77 26. 7 543 26.0 Hoạt động trạng thái 30 10.4 108 5.2 hoạt động tác động sự vật 37 12.8 78 3.7 Hoạt động tác động vào con

người 90 31.3 200 9.6 3 Các hoạt động khác Hoạt động tình thái 19 6.6 318 15.3 Hoạt động quan hệ 19 6.6 801 38.4 Tổng 288 100% 2086 100%

2.1.3.2. Nhận xét hoạt động của trường nghĩa hoạt động a.Trường nghĩa hoạt động cảnh quan tự nhiên.

Cảnh quan nông thơn Vũ Đại kém đặc sắc khơng muốn nói là nghèo nàn đặc biệt là cảnh quan nhân tạo. Trong tồn bộ truyện Nam Cao khơng dùng bất cứ một động từ nào để tả hoạt động của sự vật cảnh quan nhân tạo nhưng tác giả lại dùng đến 16 động từ để chỉ hoạt động của cảnh quan tự nhiên.Mười sáu từ là con số không nhiều nhưng các từ ngữ tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc. Càng đặc sắc hơn khi các động từ này chủ yếu dùng để chỉ hoạt động của hai tạo vật vô tri

là “trăng” và “chuối”. Chúng như con người cố tình “thức” để “ rắc, gợn, tỏa, làm đẹp” cho thế gian nhân tình. Như muốn quyến rũ ai đó, chúng “đưa đẩy, lay, hứng, rung rung”. Không được, bất ngờ chúng “ nằm ngửa, ưỡn, cuộn, oặt ẹo, vắt tung, giẫy” trên đường “chảy” của ánh trăng kì thú. Thiên nhiên ngập tràn các cử chỉ yêu đương, tình tứ và Vũ Đại dưới ngịi bút của Nam Cao bỗng chốc hóa thơ tình lãng mạng.

b. Trường nghĩa hoạt động con người

Trong trường nghĩa chỉ hoạt động, tiểu trường chỉ hoạt động người chiếm số lượng động từ nhiều nhất tới 234/288. Điều này hợp lí vì trong truyện ngắn con ngươi chính là nhân vật trung tâm được phản ánh. Ngồi hình dáng, các mối quan hệ xã hội… mang tính đặc trưng ra, hoạt động của con người chính là sự biểu hiện rõ nhất bản chất tự nhiên và xã hội của con người. Mọi sự vật hiện tượng khác ngồi con người nếu có chỉ mang tính hỗ trợ làm rõ hoặc làm nổi bât con người.

Trong tiểu trường chỉ hoạt động con người, dựa vao các nét nghĩa hoạt động có trong tác phẩm chúng tơi chia 334 động từ thành các tiểu trường hoạt động nhỏ hơn. Đó là các tiểu trường: Tiểu trường chỉ hoạt động tự nhiên của cơ thể; tiểu trường chỉ hoạt động tác động ; tiểu trường chỉ hoạt động tình thái, trạng thái, quan hệ.

- Tiểu trường chỉ hoạt động tự nhiên của cơ thể

Tiểu trường này có tổng cộng 77 đơn vị động từ, chiếm tỉ lệ 23,1% tổng số. Tần số xuất hiện của các từ trong tiểu trường lớn là 543( 7/1) lần. Điều này cho thấy mức độ hoạt động cơ thể của con người trong truyện dày, vì thế mức độ hoạt động xã hội của con người có dấu hiệu tăng cao. Gần như tất cả các hoạt động cơ thể tự nhiên của con người đều được đề cập tới. Từ các hoạt động cơ thể mang tính sinh học như “ “Ăn, ngủ, thở, nói, ngồi, đi, dừng lại,há, lắc đầu, uống, hít, giẫy, chỉ tay, lăn ra, lăn vào, mở mắt, vùng dậy, động đậy, nhúc nhích,

lê, nằm, đứng, lên, đớp, ngóc đầu, đái, ốm liệt dậy, nghiêng ngả, rung rung, duỗi, chép cái miệng, ngả, nhảy, lim dim, ngáp ngáp”(36) đến các động từ hoạt động cơ thể mang tính sinh lí như “buồn ngủ muốn ngáp thèm rũ rượi rên, bức, díp, khóc cười, đờ ra” đều được tác giả chú ý miêu tả.

Trong tiểu trường hoạt động cơ thể có một số động từ có tần số xuất hiện cao như “đi(90)lên(68), về(57), cười(37) ăn(35), nói(31)…. Nhìn vào các động từ này ta thấy nhóm động từ di chuyển cơ thể có tần số cao hơn cả. Từ đây ta thấy không gian sinh sống của con người ở Vũ Đại hạn chế về cảnh quan và các sự vật nhưng trong khơng gian nhỏ hẹp đó, con người di chuyển nhiều từ đó tăng độ va chạm của họ trong xã hội và càng làm cho bầu khơng khí miền q này vốn tù túng, bí bách càng trở nên ngột ngạt hơn.

Nhìn chung các động từ hoạt động cơ thể trong truyện hầu như đơn nghĩa, yếu tố đáng giá độ tích cực- tiêu cực rất hạn chế.

Duy có một số động động từ sau chỉ hoạt động cơ thể nhưng hàm chứa nhiều yếu tố tâm lí và chủ yếu là yếu tố tâm lí tiêu cực hoặc ngạc nhiên, hoặc buồn hoặc khó chịu, tức giận, trây ỳ hoặc sợ … Đó là các động từ “xưng xỉa, ho hoe, khóc khóc, mếu mếu, lừng phừng, mè nheo, trố mắt , lườm, trợn ngược, trợn mắt, uống rượu, lạy, nghiến răng, nằm dài, đứng ỳ, đuổi theo, cất tiếng, thở ra, càu nhàu, dừng lại, ríu lại, lộn ruột, xơng lên, xơi, nói dấu, rón rén, tắm, chút, tớn, tạt vào”.

Tóm lại, dù cho động từ “cười” có tần số xuất hiên cao (lên tới 37 lần chỉ hoạt động sinh lí mang tính tâm lí tích cực) nhưng cũng khơng thể nói con người Vũ Đại đang sống hạnh phúc, vì ở đó “cười” vui chỉ tồn tại trong những khoảnh khắc “Thị Nở bỗng nhiên bật cười…Và chúng cười với nhau...” . Cịn sau đó buồn, giận dữ, sợ hãi trước cảnh ngộ éo le là thường trực. Con người trong truyện vì thế khơng thể hịa nhã với nhau, cứ phải “ trợn mắt lên quát” và “tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn” mới hả hê. Thật đáng buồn!

-Tiểu trường chỉ hoạt động trạng thái

Trong truyện ngắn Chi Phèo của Nam Cao chúng tôi khảo sát được khoảng 30 động từ chỉ hoạt động trạng thái với tần số xuất hiện là 108 (3.6/1)lần. Từ con số từ ngữ này ta có thể đi đến nhận xét tổng quát rằng: so với các tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động cơ thể số lượng từ và tần số xuất hiện của tiểu trường chỉ hoạt động trạng thái chỉ bằng nửa. Điều này cho thấy trong truyện ngắn này mảng hoạt động trạng thái của con người khơng phải mảng chính Nam Cao dùng để xây dựng nhân vật. Tuy nhiên để sắc nét hóa con người trong tác phẩm ở cả hai mặt tự nhiên và xã hội Nam Cao không thể không khám phá trạng thái con người. Vì thế các động từ chỉ trạng thái con người trong truyện không nhiều nhưng nó miêu tả tinh tế những biến đổi tinh vi của tâm trạng con người. Khi con người có trạng thái tốt tích cực tác giả dùng các động từ “ vui, thích, ưa, vừa lịng, tự đắc, oai, yêu, thương”. Khi con người ở trạng thái tiêu cực, hằn thù tác giả dùng các từ “ tức, ghê, bực, ghét”. Khi phải e dè điều gì đó tác giả sử dụng các động từ “ kiêng, nể, ngần ngại, ngần ngừ, lo ngại”. Để miêu tả trạng thái nhận biết tác giả dùng các giả dùng các từ “ hiểu, biết, thấy rằng, nhận ra, nghĩ”. Khi miêu tả trạng thái tồn tại, không tồn tại của con người tác giả dùng các động từ “ say, ngủ, tỉnh,sống, chết”. Tóm lại ở mỗi mức độ hoạt động trạng thái khác nhau Nam Cao lại sử dụng các từ ngữ khác nhau. Tuy nhiên có một số động từ chỉ trạng thái có tần số xuất hiện cao như “ thích(12), tức(15), say(19). Thích là động từ chỉ trạng thái cảm xúc thăng hoa tích cực. Khi sử dụng động từ này Nam Cao đã cho người đọc khám phá những diễn biến tinh vi của trạng thái tâm lí thỏa mãn, và cho người đọc thấy được rõ những khát khao thầm kín về hạnh phúc của con người khốn khổ thị Nở “Tiếng "vợ chồng", thấy ngường ngượng mà thinh thích”. Nhưng khi “thích” kết hợp với từ chỉ đối tượng tiêu cực là “ đi ở tù” thì trạng thái tâm lí ở đây lại mang sắc thái tiêu cực nguy hiểm. Còn động từ “tức” chỉ trạng thái tâm lí khơng thỏa mãn ức chế. Trạng thái tâm lí này cũng

phổ biến trong tác phẩm và động từ này trong tác phẩm khi kết hợp với phó từ “ q, lắm” , với tính từ “ lạ, thật”nó chỉ các mức độ cao thấp, khẳng định tính thật của trạng thái “tức”, “tức như chọc họng” hay “Tức chết đi được”…

Trong tiểu trường này động từ “ say” có tần số sử dụng nhiều hơn cả là 32 lần. Điều này cho thấy trạng thái tồn tại chính của nhân vật trong truyện là ở tình trạng “say”. Và vì thế mà con người trong truyện chủ yếu hoạt động hành động trong lúc say. Nhưng “say” là động từ chỉ trạng thái con người tồn tại gần như vô thức. Mọi hành vi diễn ra trong lúc say con người khơng kiểm sốt, khơng nhận thức được. Vì thế các hoạt động của nhân vật trong truyện chủ yếu là hoạt động tiêu cực, kích động và giải thích vì sao trong truyện tác giả dùng nhiều động từ mạnh có tính chất tiêu cực “hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận.”

-Tiểu trường chỉ hoạt động tác đông

Trong tiểu trường hoạt động cơ thể ta đã nhận thấy mật độ di chuyển của con người trong truyện ở mức độ cao vì thế khả năng tác động của con người ở trong khơng gian đó sẽ lớn. Thực tế khi khảo sát chúng tơi tìm được tất cả 127 động từ chỉ hoạt động tác động có trong trường. Đây là nhóm tiểu trường có lượng từ nhiều nhất trong tất cả các trường. Điều này cũng dễ hiểu vì hoạt động nói chung, hoạt động tác động nói riêng chính là biểu hiện sự tồn tại của con người. Việc họ hoạt động vừa biểu hiện sự tồn tại của họ vừa biểu hiện bản chất tự nhiên và xã hội của họ một cách rõ nét nhất.

Ở tiểu trường chỉ hoạt động tác động phạm vi ngữ nghĩa biểu hiện phạm vi tác động rộng. Tuy nhiên chúng tôi cũng lựa chọn chia tiểu trường này ra thành hai nhóm chính là: nhóm động từ chỉ hoạt động tác động sự vật và nhóm động từ chỉ hoạt động tác động con người.

Trong tiểu trường chỉ hoạt động tác động sự vật chúng tôi khảo sát được 37 từ với tần số xuất hiện 78 lần. Nhìn vào con số này ta thấy lượng từ ở tiểu trường này tương đối lớn. Tuy nhiên tần số xuất hiện của nó lại hạn chế. Chỉ duy có động từ “lơi” đạt tần số xuất hiện 10 lần cịn các động từ khác chủ yếu chỉ xuất hiện 1 đến 2 lần.Điều này cho thấy hoạt động tác động của con người vào sự vật rất linh hoạt, phong phú vì thế lượng nghĩa của từ rộng.

Trong tiểu trường này có 7 động từ chỉ hoạt động tác động đến sự vật mang tính lao động tích cực là “ cày, cuốc, kín nước, dệt vải, đập đất, gõ mái, thả ống lươn”. Các động từ này đơn nghĩa và mang nghĩa nghĩa nguyên thủy không có sắc thái biểu cảm, đánh giá. Chúng là các động từ chỉ hoạt đông lao động thô sơ, nặng nhọc, tầm thương diễn ra trong đời sống thường nhật của người nông dân Vũ Đại. Tuy nhiên dù tầm thường nhưng không phải lúc nào con người cũng dễ có được, có lúc cảnh “ Chồng cuốc mướn cầy thuê, vợ dệt vải,…” chỉ tồn tại trong mơ ước của nhân vật như nhân vật Chí Phèo.

8 động từ khác như “ tu nốt, dốc, rót, thu, bổ, cung cấp, múc, bù, rọi” lại chỉ hoạt động tác động của con người vào sự vật làm sự vật thay đổi về lượng. Chiều hướng thay đổi về lượng ở đây có thể làm hết sạch “rượu”, hoặc bổ sung nhiều thêm “ cháo, lửa” hoặc “ tiền, thóc”. Chiều hướng “dốc,tu nốt,” đối tượng là rượu bổ sung nét nghĩa nghiện rượu bê tha của Chí Phèo từ đó làm nổi bật tính cách tha hóa tiêu cực của nhân vật này.

Ngồi ra 5 động từ khác trong tiểu trường là “ cởi, tháo, phanh, mặc, đóng” chỉ hoạt động tác động thít chặt hoặc nới lỏng sự vật cũng có đơi nét nghĩa làm nổi bật tính cách nhân vật. Các động từ “ cởi, tháo, mặc, đóng” ngồi nét nghĩa hoạt động tác động ra nhìn chung chúng chung tính trong nét nghĩa biểu cảm đánh giá. Tuy nhiên “ phanh” là động từ mạnh, dứt khoát, tạo dáng vẻ không lịch sự, bất cần. Động từ này kết hợp với các từ “ cái ngực phanh, phanh ngực” tạo cho người đối diện ấn tượng e sợ, không tốt về nhân vật được miêu tả.

Trong quá trình miêu tả hoạt động tác động lên sự vật của các nhân vật trong truyện Nam Cao còn chú trọng sử dụng các động từ chỉ hoạt động tác động làm dịch chuyển sự vật như “ móc, ném, quăng, vứt, văng, lơi, kéo, nhổ, vất trả, rút, ”. Trong số 9 động từ chỉ hoạt động tác động dịch chuyển này có tới 8 từ là chỉ hoạt động của thao tác tay. Các động từ “ móc, ném, quăng, vất trả,” kết hợp với các danh từ chỉ đối tượng là “ năn hào, năm đồng…” nó cịn có nét nghĩa chỉ thái độ khinh bỉ, coi thường của người hành động đối với chủ thể nhận. Các động từ “ móc, rút, văng” khi kết hợp với các từ “ dao, một con dao nhỏ…” chỉ đối tượng nó có thêm sắc thái nghĩa nguy hiểm, đe dọa của người thực hiện hành động.

Trong 37 động từ của tiểu trường này có 6 động từ “ đập nát, phá, đốt, phá phách, cướp giật” chỉ hoạt động tác động của con người làm mất hoặc hỏng sự vật là có mức độ tác động mạnh hơn cả. Từ kết hợp với nó chủ yếu là danh từ và các cụm danh từ chỉ số nhiều “ nhà, bao nhiêu cảnh yên vui, bao nhiêu cơ nghiệp …”. Điều này cho thấy mức độ hậu quả của hành động tác động gây ra là vô nghiêm trọng đối với con người. Vì thế 6 động từ này đều mang sắc thái nghĩa biểu cảm tiêu cực chỉ hành vi sai trái, ngang ngược làm tổn hại đến người khác đáng bị xã hội lên án. Các hành động này trong tác phẩm có ở các nhân vật bất hảo như: Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ… Chỉ có những hành động này mới phù hợp với tính cách liều lĩnh, ngang ngược của họ.

+ Động từ chỉ hoạt động tác động vào con người

Trong tiểu trường chỉ hoạt động tác động nhóm động từ chỉ hoạt động vào con người có lượng từ lớn nhất là 90 từ với tần số xuất hiện của các từ là 292 lượt. Từ đây ta thấy nhóm động từ chỉ hoạt động tác động giữa con người với con người trong tác phẩm là quan trọng nhất. Điều này hồn tồn hợp lí vì chỉ khi con người hoạt động tương tác với nhau con người mới tạo nên các mối quan hệ xã hội, tạo nên xã hội và các tính cách mang đặc thù của con người xã hội.

Trong nhóm động từ này hoạt động của con người rất phong phú. Có những động từ chỉ hoạt động tác động tích cực đến con người và xã hội như “mua, bán, làm ơn, xin” hay “ xoa bụng, bóp chân, đấm lưng, làm nũng”.Các hoạt động này khơng chỉ góp phần làm cho con người trở nên khỏe mạnh, tình nghĩa mà cịn góp phần làm cho hàng hóa trong xã hội được lưu thông tốt hơn.

Tuy nhiên trong xã hội của Vũ Đại để có cái gì đó tốt đẹp tồn tại lâu bền dường như là khơng thể vì ở đó cường hào ác bá hoành hành cái ác cái xấu nhiều, lấn át cái tốt cái thiện. Vì thế con người trong mơi trường đó mọi hoạt động của họ nhìn chung tính tích cực rất hạn chế.

Những con người trong làng xã này đặc biệt là Bá Kiến, đội Tảo… chân tay họ không ngọ nguậy đừng tưởng là họ nghỉ ngơi, thực chất họ đang “ thử, thăm dò, ngấm ngầm, mưu hại” ai đó bằng cách “khích” tướng “Cụ thử nói khích xem sao. Nếu nó trị được đội Tảo thì tốt lắm. Nếu nó bị đội Tảo trị thì cụ

cũng chẳng thiệt gì, đằng nào cũng có lợi cho cụ cả.”. Các động từ chỉ hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)