Tính kháng khuẩn và phương pháp xác định tính kháng khuẩn

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP HỆ VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH BACTERIOCIN TRONG HẠT KEFIR VÀ ỨNG DỤNG (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Bacteriocin

1.3.5. Tính kháng khuẩn và phương pháp xác định tính kháng khuẩn

Tính kháng khuẩn là khả năng ức chế sự phát triển của một vi sinh vật nào đó. Hiện nay người ta đã xác đinh được nhiều chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật như bacteriocin, chất kháng sinh, virus xâm nhiễm vi khuẩn... Vì vậy trong nghiên cứu bacteriocin thì vấn đề quan trọng là phải xác định xem loại vi khuẩn mà mình nghiên cứu có tính đối kháng đối với một lồi vi sinh vật nào đó hay khơng. Hiện

nay người ta đã xác định được một số loại bacteriocin có thể kháng đồng thời nhiều loại

vi sinh vật.

1.3.5.1. Phương pháp xác định tính kháng khuẩn

Để xác định tính kháng khuẩn, việc thử nghiệm được tiến hành trên mơi trường

thạch đĩa có chủng chỉ thị. Tính kháng khuẩn thể hiện khi chủng chỉ thị bị ức chế trên mơi trường đó. Hai phương pháp xác định tính kháng khuẩn thường được sử dụng là phương pháp kháng khuẩn đồng thời và phương pháp kháng khuẩn dần dần.

Phương pháp kháng khuẩn đồng thời đơn giản nhất do A.Gratia đưa ra. Trong phương pháp này chủng thử nghiệm và chủng chỉ thị cùng được nuôi cấy trên một mơi trường, và tính kháng khuẩn thể hiện ở việc chất ức chế của chủng thử nghiệm khuếch

tán vào môi trường và gây ức chế chủng chỉ thị. Sử dụng đĩa thạch đã nuôi cấy chủng chỉ thị, sau đó tạo giếng trên đĩa thạch và cho chủng thử nghiệm đã được nuôi ủ vào giếng.

Phương pháp này thích hợp đối với kiểm tra những khuẩn lạc riêng lẽ và áp dụng rộng

Phương pháp kháng khuẩn dần dần do Frederic đưa ra sau đó được cải tiến thêm. Trong phương pháp này, chủng thử nghiệm được nuôi ủ trên đĩa thạch trong một khoảng

thời gian. Tiếp đó chủng chỉ thị được trải lên bề mặt của đĩa thạch có chủng thử nghiệm.

Phương pháp này có độ nhạy hơn so với phương pháp kháng khuẩn đồng thời và phương

pháp này không phụ thuộc vào thời gian và điều kiện nuôi ủ của chủng chỉ thị và chủng thử nghiệm.

Cần kiểm tra cả hai phương pháp này để nhận biết một chủng có hoạt tính kháng khuẩn hay khơng. Điều kiện tối thích cho chủng thử nghiệm phát triển không cần thiết bằng điều kiện để chủng đó sinh tổng hợp chất kháng khuẩn nhiều nhất. Việc áp dụng những phương pháp này có thể xác định được loại vi khuẩn nào có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin. Hạn chế của những phương pháp này là khơng xác định

cụ thể hoạt tính của bacteriocin. Cần loại bỏ những yếu tố gây ức chế mà khơng có bản

chất là bacteriocin [28].

1.3.5.2. Quan hệ giữa tính kháng khuẩn và khả năng sinh tổng hợp bacteriocin

Khi nghiên cứu bacteriocin cần loại bỏ những hiện tượng giống bacteriocin. Một số loài vi sinh vật có khả năng sinh ra kháng chất giống bacteriocin. Một yếu tố quan trọng để phân biệt giữa bacteriophage và bacteriocin là bacteriocin không mang yếu tố di truyền để tự nhân bản. Hamon và Peron đã dùng những phương pháp khác nhau để phân biệt bacteriophage và bacteriocin. Trong đó bacteriophage kháng trypsin hơn bacteriocin cịn bacteriocin khơng bị ảnh hưởng bởi tia cực tím và nhiều loại bacteriocin chịu nhiệt rất tốt. Một số vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp enzyme, bacteriolytic có trọng lượng phân tử thấp, có những đặc tính giống bacteriocin và rất khó để phân biệt.

Tóm lại có nhiều yếu tố có tính kháng khuẩn khơng có bản chất bacteriocin. Như bacteriophage là một loại virus cũng có khả năng diệt vi khuẩn hay antibiotic là một loại kháng sinh cũng có khả năng diệt vi khuẩn. Vì vậy tính kháng khuẩn do nhiều ngun nhân gây nên và một trong những nguyên nhân tạo nên tính kháng khuẩn giữa các chủng vi khuẩn là khả năng sinh tổng hợp bacteriocin [28].

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP HỆ VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH BACTERIOCIN TRONG HẠT KEFIR VÀ ỨNG DỤNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)