Cá Diêu Hồng

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP HỆ VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH BACTERIOCIN TRONG HẠT KEFIR VÀ ỨNG DỤNG (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Cá Diêu Hồng

1.5.1. Giới thiệu sơ lược

Cá diêu hồng (cá điêu hồng) hay cịn gọi là cá rơ phi đỏ là một lồi cá nước ngọt có tên khoa học là Red Tilapia, thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae). Thuật ngữ diêu hồng hay

điêu hồng được xuất phát từ việc dịch từ tiếng Trung Quốc. Ở Việt Nam, người dân bản

xứ còn gọi cá diêu hồng là cá rơ vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau.

Cá diêu hồng thực chất là “con lai” của cá rô phi đen, thịt của hai con cá này có thành phần dinh dưỡng như nhau. Cá diêu hồng được người Trung Quốc phát hiện và phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán cao hơn cá rô phi đen. Hiện nay giá cá diêu hồng đã khá rẻ là do ngày càng có nhiều người ni, năng suất cũng khá cao [29].

1.5.2. Tình hình ni ở Việt Nam

Cá diêu hồng được chăn nuôi chủ yếu ở miền Nam bộ mà tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lưu thích hợp nhất cho lồi cá này.

Trước đây, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá diêu hồng chủ yếu là

thả tự nhiên trong ao, thức ăn đơn giản chỉ là rau, cám. Cá lớn lên trong môi trường tự nhiên nên thời gian ni kéo dài, trung bình 6-7 tháng mới thu hoạch. Trọng lượng và chất lượng cá vì thế cũng khơng đồng đều.

Khi thị trường tiêu thụ mạnh các loại cá này, người nuôi bắt đầu áp dụng kỹ thuật

chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu chọn giống, dựng bè đến chăn thả thức ăn, do đó cá lớn rất nhanh.

Tiền Giang hiện có gần 1.600 lồng bè nuôi cá, chủ yếu là nuôi cá điêu hồng với sản lượng cá thịt cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 18.000 tấn, tập trung chủ yếu ở Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, loại cá này được người dân trong tỉnh thả nuôi ở hầu hết các khu vực ven sông Tiền, trên ao và cả trên ruộng lúa... Chúng ăn tạp và tương đối dễ nuôi, nay được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, đầy đủ dinh dưỡng nên cá lớn nhanh và mập như béo phì.

Việc chăn ni theo hình thức bán thâm canh, bằng việc nuôi đơn trong Bể xi

măng nước ngọt. Mật độ trung bình khoảng 180-200 con/m2 mặt nước. Thức ăn của cá chủ yếu là thức ăn viên bán nhiều trên thị trường của các hãng quen thuộc như Cargill, CP, Masster, Vĩnh Tường..., thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết

như đạm, vitamin, lipid... Thông thường cá con trọng lượng 120 con/kg, ni 4÷4.5

tháng là thu hoạch cá đạt 1 kg/con [29].

1.5.3. Hệ vi sinh vật cá

Thịt của cá là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hầu hết các vi sinh vật,

trong đó có cả các lồi sinh bào tử cũng như các loài gây bệnh.

Về mặt cấu tạo và thành phần hóa học, thịt của cá rất gần với thịt của các lồi

động vật có vú (12-13% protein, 0.1-33% chất béo và 65-85% nước). Nhưng ở cá điều

kiện cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây thối thuận lợi hơn và ở đây sự hoạt động của chúng mạnh hơn nhiều so với ở thịt của động vật có vú. Vi sinh vật gây thối

làm hỏng cá dễ thích nghi với nhiệt độ khi bảo quản.

Hệ vi sinh vật của cá chủ yếu gồm các vi sinh vật tự nhiên của cá, mà thành phần và số lượng của chúng thường phụ thuộc vào các điều kiện sống (nước, bùn trong sông ngịi, ao hồ, biển…ở các vùng khí hậu khác nhau), các vi sinh vật nhiễm từ các dụng cụ

đánh bắt, chứa đựng, chuyên chở, từ khơng khí,…Như vậy, thành phần và số lượng vi

sinh vật của cá tươi sống, cá chết nhưng còn tươi, cá bảo quản, cá ươn thối, hư hỏng rất khác nhau.

Hệ vi sinh vật của cá rất đa dạng. Trên bề mặt của cá thường có một lớp nhầy chứa một lượng lớn chất protein. Lớp nhầy này là môi trường dinh dưỡng tốt đối với vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật trên bề mặt ngồi cá mới bắt có khoảng 10 đến 107 tế bào/cm2. Những vi sinh vật này thường là trực khuẩn sinh bào tử hoặc không sinh bào tử, cầu khuẩn nhỏ, Sarcina và một số nấm men, nấm mốc có ở trong nước. Các vi khuẩn ở

đây thường thấy là Pseudomonas fluorescens liquefaciens, Proteus vulgaris, Micrococcus roseus và E. coli.

Ở mang cá đặc biệt nhiều vi sinh vật hiếu khí. Sau khi các chết, các vi sinh vật

này phát triển rất mạnh. Trong số này dễ tìm thấy Pseudomonas fluorescens liquefaciens.

Trong ruột cá hệ vi sinh vật tương đối đa dạng và là nguồn gây thối rữa sau khi cá chết. Vi sinh vật xâm nhập vào đây từ trước, từ bùn cùng với các loại thức ăn. Ở đây tìm thấy tất cả các loại vi sinh vật cư trú trong nước và bùn, kể cả các dạng sinh bào từ. Trong ruột cá có Clostridium putrificus và nhóm E. coli, cũng thấy có các loại gây ngộ

độc thực phẩm – Salmonella và Clostridium botulinum. Số lượng vi khuẩn thường dao động rất lớn từ vài nghìn tới vài chục triệu tế bào trên 1gram chất chứa trong ruột.

Trong thịt của cá tươi sống thường không có vi khuẩn. Cịn trường hợp cá ốm yếu hoặc sau khi kết vi khuẩn xâm nhập vào các mô của thịt cá từ ruột, từ mang cũng như từ ngoài da.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định thành phần hệ vi sinh vật của cá không

khác biệt với hệ vi sinh vật của môi trường nước chung quanh cá sống. Trong các mô và

các cơ quan của các tươi thường gặp Sarcina lutea, Sarcina flava, Sarcina alba, Micrococcus flavus, Micrococcus cereus. Proteus vulgaris, Chromobacterium prodigiosum, Pseudomonas fluorescens liquefaciens, Bacterium putidium, Bacillus putrificus, Cl. Sporogens cũng như các nấm mốc Penicilium glaucum, Aspergillus niger, Mucor. Trong này có thể tới 20 lồi có hoạt tính protease. Chúng có thể phân hủy

protein và là nguồn gây thối rữa cá sau khi chết. Trong cá tươi sống rất ít vi khuẩn tạp nhiễm. Thành phần hệ vi sinh vật tự nhiên của cá không thay đổi, nếu như loại trừ được những nguồn tạp nhiễm từ mơi trường chung quanh. Vì vậy, sau khi đánh bắt cá cần có những biện pháp xử lý, cất giữ và vận chuyển thích hợp [7].

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP HỆ VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH BACTERIOCIN TRONG HẠT KEFIR VÀ ỨNG DỤNG (Trang 33 - 36)