Đặc điểm sinh hóa

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP HỆ VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH BACTERIOCIN TRONG HẠT KEFIR VÀ ỨNG DỤNG (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ & THẢO LUẬN

3.1. Hệ vi khuẩn lactic phân lập từ hạt kefir

3.1.4. Đặc điểm sinh hóa

Thực hiện các phản ứng sinh hóa như trắc nghiệm catalase, khả năng sử dụng các loại đường.

Trắc nghiệm catalase

Kết quả thử nghiệm catalase cho thấy cả sáu chủng đều có phản ứng catalase âm tính khi nhỏ H2O2 vào sinh khối tế bào thì khơng có hiện tượng sủi bọt khí xảy ra. Tuy nhiên, với mẫu đối chứng là chủng vi khuẩn hiếu khí E. coli, khi nhỏ giọt H2O2 vào thì có hiện tượng sủi bọt khí do E. coli có khả năng sinh enzyme catalase phân hủy H2O2

thành H2O và O2. Vậy, cả sáu chủng đều là vi khuẩn kỵ khí.

Bảng 3.3. Kết quả thử khả năng sinh catalase của các chủng vi khuẩn lactic phân lập

được từ hạt kefir.

Chủng

Phản ứng L1 L2 L3 L4 L5 L7

Catalase - - - - - -

Chú thích: + : Dương tính - : Âm tính

Khả năng lên men các loại đường

Tiến hành thử nghiệm khả năng lên men với các loại đường khác nhau đối với sáu chủng nhằm xác định khả năng lên men nguồn cacbon trong môi trường MRS dịch thể của chúng, đồng thời xác định có sự sinh hơi hay khơng trong q trình lên men. Kết quả nhận thấy cả sáu chủng đều có khả năng lên men tất cả bốn loại đường: sucrose, lactose, glucose và sorbitol sinh acid làm giảm pH môi trường biến đổi màu chất chỉ thị phenol red từ đỏ sang vàng (riêng đối với lên men đường glucose thì làm biến đồi màu ít hơn so với mẫu ĐC2). Đồng thời cả sáu chủng đều khơng sinh hơi trong q trình lên men tất cả bốn nguồn đường trên. Vậy, cả sáu chủng đều lên men bốn loại đường lactose, sucrose, sorbitol và glucose (hình 3.4, 3.5, 3.6, 3.7).

Bảng 3.4. Khả năng sinh hơi của các chủng vi khuẩn lactic phân lập được từ hạt kefir.

Chủng L1 L2 L3 L4 L5 L7

Khả năng sinh hơi - - - - - -

Khả năng lên men đường lactose

Hình 3.5. Khả năng lên men đường lactose của sáu chủng vi khuẩn.

- ĐC1: Môi trường không nuôi cấy vi sinh vật - ĐC2: Môi trường có bổ sung phenol red.

Khả năng lên men đường sucrose

- ĐC1: Môi trường không nuôi cấy vi sinh vật - ĐC2: Mơi trường có bổ sung phenol red.

Hình 3.6. Khả năng lên men đường sucrose của sáu chủng vi khuẩn.

Khả năng lên men đường sorbitol

- ĐC1: Môi trường không nuôi cấy vi sinh vật - ĐC2: Mơi trường có bổ sung phenol red.

Khả năng lên men đường glucose

- ĐC1: Môi trường không nuôi cấy vi sinh vật - ĐC2: Mơi trường có bổ sung phenol red.

Hình 3.8. Khả năng lên men đường glucose của sáu chủng vi khuẩn.

Tóm lại, qua các kết quả quan sát đại thể, vi thể, kiểm tra sinh lý, sinh hóa của bảy chủng phân lập, chúng tôi xác định được sáu chủng Gram dương đều là vi khuẩn LAB (L1, L2, L3, L4, L5, L7). Với mục đích kiểm tra khả năng sinh hoạt tính

bacteriocin của sáu chủng này, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn thông qua chủng chỉ thị là Bacillus subtilis.

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP HỆ VI KHUẨN LACTIC CÓ HOẠT TÍNH BACTERIOCIN TRONG HẠT KEFIR VÀ ỨNG DỤNG (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)