Hạnh phúc gia đình là tạp chí tuần, mỗi số về một chuyên đề, ví dụ, chuyên đề về con dâu, khi hơn nhân khơng có tình yêu Giá: 300 đồng.

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 39 - 41)

Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé

Khám phá các Chương trình Dự phịng Lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Hà Nội và Thái Nguyên

26

sống với người tiêm chích ma túy và hành vi tình dục. Các lá thư tư vấn của các cá nhân rất hữu ích bởi chúng phản ánh quan điểm của nhà nước trong việc xử lý những vấn đề riêng tư cá nhân của người dân. Trong số tất cả các ấn phẩm của Hội Liên hiệp Phụ nữ, năm ấn phẩm kể trên đăng tải nhiều thư tâm sự nhất, nhiều hơn cả những ấn phẩm chính thức khác như “Gia đình”, hay “ Gia đình và Xã hội”. Chính vì những ấn phẩm này mang tính đại diện cho nhà nước, các cán bộ biên tập đều rất thận trọng trong việc đưa ra câu trả lời cho những “lá thư tâm sự” này. Chịu trách nhiệm trả lời là một nhóm các chuyên gia bao gồm các bác sĩ tư vấn và các nhà tâm lý học. Các lá thư gửi đến tòa soạn sẽ được biên tập viên phân bổ đến các chuyên gia khác nhau trả lời, tùy theo lĩnh vực hoạt động hoặc chun mơn cần có. Khi trả lời, các chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia sẽ sử dụng bí danh, ví dụ như “Thanh Tâm” - một cái tên rất phổ biến cho những người trả lời thư tâm sự. Cách thức mà người tư vấn đưa ra trong phần trả lời những lá thư tâm sự này phản ánh rất rõ những đặc điểm văn hóa và chính trị phổ biến trong các cơ quan và gia đình Việt Nam, nó cũng phản ánh cả tư tưởng Nho giáo và tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa về quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với tập thể và đất nước.

Một số lá thư trực tiếp hoặc gián tiếp hỏi về trách nhiệm của con cái và tiết lộ về người tiêm chích ma túy và tình trạng nhiễm HIV trong gia đình. Một cơ gái trẻ có anh trai nghiện ma tuý đã bày tỏ sự thất vọng đối với cha mẹ khi họ muốn dùng tiền làm cơng cụ tìm vợ cho người anh đó. Cha mẹ cơ tin rằng hơn nhân có thể “làm nhẹ bớt nỗi đau trong gia đình” và có thêm lợi ích thực tế khi có người chăm sóc người con trai nghiện. Người viết thư muốn nói lên sự thật cho gia đình cơ dâu tương lai được biết nhưng mặt khác lại sợ phạm tội bất hiếu. Cơ đặt câu hỏi mình phải làm gì. Trong trường hợp này, nhân viên tư vấn đã khun cơ nên để cho gia đình cơ dâu biết sự thật và khẳng định với cơ rằng việc làm

đó khơng phải là một sự bất hiếu (Báo Phụ nữ Việt Nam, 23/6/2005).

Ở nhiều trường hợp khác, tự bản thân những lá thư đã cho thấy những ý niệm văn hóa mạnh mẽ về đạo hiếu và tình vợ chồng. Một phụ nữ kể, chồng cơ bị nhiễm HIV vì đã “dẫm phải một chiếc kim tiêm của một người nghiện hê-rô-in trên đường phố”. Gia đình cơ rất buồn và khơng biết phải làm gì. Tịa soạn đã gửi ý kiến tư vấn đến cho riêng cô, khuyên cô không nên lo lắng và hãy ở bên cạnh chồng để giúp đỡ anh ấy. Lá thư tư vấn cũng đồng thời nhắc nhở cơ về khả năng có thể nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục khơng có biện pháp bảo vệ và khuyên cô nên sử dụng bao cao su (Báo Phụ nữ Việt Nam, 2005b). Một số người gửi thư có chồng bị nhiễm HIV hoặc là bệnh nhân AIDS. Thư trả lời những câu hỏi của họ thường tập trung vào các vấn đề y tế như cơ chế điều trị hoặc loại thuốc nên sử dụng, và các biện pháp điều trị khác.

Mặc dù nhiều phần trả lời cho những bức thư này có khuyến nghị phải sử dụng bao cao su đúng cách, nhưng khơng có phần nào nhắc đến khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Những thông tin về thực hành đeo bao cao su đúng cách hoặc làm thế nào để có thể thảo luận việc sử dụng bao cao su với chồng cũng không hề được đề cập đến.

Yêu và kết hôn với người sử dụng ma túy và nhiễm HIV cũng là một vấn đề được nhiều người gửi thư đến tâm sự. Nhiều cô gái gửi thư nói họ muốn cưới người nghiện ma túy và giúp anh ta quay trở lại cuộc sống lương thiện. Các nhà tư vấn ln khun những cơ gái đó nên rời bỏ người bạn trai sử dụng ma túy và đừng cố biến mình thành “anh hùng rơm”. Tuy nhiên, họ lại luôn ủng hộ nếu anh ta đã từ bỏ ma túy.

Một cơ gái viết thư nói muốn kết hôn với một nam giới nhiễm HIV. Anh ta nói với cơ là anh ta bị nhiễm khi quan hệ tình dục với một gái mại dâm. Cơ viết cơ ý thức được khả năng có

Phần III

Kết quả đánh giá về PLTMC tại Thái Nguyên và Hà Nội 27

thể bị lây nhiễm qua con đường tình dục nhưng lại muốn có con. Chuyên gia tư vấn khẳng định với cô rằng, ý muốn của cô không hề trái pháp luật, nhưng đồng thời khuyên cô nên suy nghĩ kỹ lại. Các chuyên gia cũng khen tình u của cơ vì nó đã giúp anh ta không buồn chán và tuyệt vọng, và điều đó có nghĩa là cơ đã làm một việc có ích cho xã hội. Chuyên gia cũng khuyên cô, sẽ là rất mạo hiểm nếu họ có con, và nêu khả năng có thể thụ tinh nhân tạo, mặc dù ngay cả phương pháp đó cũng khơng hồn tồn bảo đảm đứa trẻ sinh ra có bị nhiễm vi-rút HIV hay khơng (Báo Thế giới phụ nữ, 2004)

Một cô gái khác muốn kết hôn với một người sử dụng ma túy nhiễm HIV dương tính. Mặc dù chưa kết hơn và biết anh ta nhiễm HIV, cơ vẫn quan hệ tình dục với anh ta. Cha mẹ cô buộc cô phải ở nhà nhằm tách cô ra khỏi anh ta, gây cho cô rất nhiều đau khổ bởi cô không thể sống xa anh ta. Cô rất lo lắng cho anh ta và viết trong thư rằng cô rất yêu anh ta. Chuyên gia tư vấn đã gửi cho cô câu trả lời thẳng thắn, chê trách cô và gọi cô là một kẻ say mê mù quáng. Họ khuyên cô đừng sống một cách ngu ngốc như thế, và rằng cô đang tự hủy hoại mình. Họ cũng khuyên cơ đừng nên nói về tình yêu trong khi bản thân cơ khơng hề có ý thức gì về giá trị và nhân phẩm bản thân, đồng thời bày tỏ hy vọng cô gái chưa bị nhiễm HIV và có thể bắt đầu một cuộc đời mới (Báo Phụ nữ Việt Nam, 2005a)

Xin lời khuyên về việc kết hôn với người vẫn đang sử dụng ma túy hoặc nhiễm HIV chỉ thấy từ phía các bạn gái, chứ không phải từ mẹ hay bà của họ. Không bao giờ thấy các bà

mẹ vợ/chồng hay ông bà tương lai hỏi liệu con trai hoặc con gái họ có nên kết hơn với một người sử dụng ma túy hay nhiễm vi-rút HIV hay không.

Trong một vài trường hợp, độc giả cũng ủng hộ quan điểm của các chuyên gia tư vấn. Có một trường hợp khi một phụ nữ viết thư nói muốn kết hơn với một người từng nghiện ma túy, đã có 68 bạn đọc cùng trả lời. Trong đó, 10 người khun rằng họ có thể kết hơn bất chấp sự phản đối của hai bên gia đình nếu họ thực sự cho rằng tình u có thể giúp họ vượt qua tất cả những khó khăn trở ngại. Nhưng 54 người lại khuyên họ nên đợi đến khi gia đình cơ gái đồng ý, khi đó họ đã có đủ thời gian suy nghĩ lại về tình u của mình. Chỉ có 4 người cho rằng cô gái nên suy nghĩ lại trước khi quyết định, bởi cơ có thể gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có cả rủi ro người đàn ơng mà cơ muốn kết hôn sẽ tái nghiện (Báo Thế giới phụ nữ, 2005).

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)