Nhân tố 3.4: Cung cấp thuốc phòng ARV an toàn và hiệu quả

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 57 - 58)

toàn và hiệu quả

Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại Hà Nội đã có phác đồ điều trị Nevirapine một viên, phục

Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé

Khám phá các Chương trình Dự phịng Lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Hà Nội và Thái Ngun

44

vụ cơng tác dự phịng lây truyền mẹ con được vài năm. Thuốc cũng có tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhưng không đều. Tại Thái Nguyên, chương trình PLTMC đã được lập kế hoạch được vài năm, nhưng thậm chí cho tới năm 2007 vẫn chưa có và chưa thể tiếp cận được với thuốc phòng ARV. Thuốc kháng virus ARV cho người lớn đã có từ năm 2006. Phụ nữ ở Hà Nội được xét nghiệm sớm để chuyển lên điều trị tại thành phố. Phụ nữ ở Thái Nguyên có thể được chuyển tới các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội. Nhưng ở cả hai tỉnh, chỉ một vài phụ nữ là thực sự được tiếp cận với các thuốc này vì đơn giản là họ không được thơng báo về việc họ cần gì và làm thế nào để có được.

“Các bác sĩ khơng hề nhắc tới việc có thuốc phịng lây truyền mẹ con (một bà mẹ có HIV, 35 tuổi).

Do tính chất rải rác trong hệ thống y tế tại Việt Nam, phụ nữ ngay cả ở Hà Nội phải đối mặt với vấn đề khoảng cách xa xôi về mặt địa lý để có thuốc ARV và PLTMC, mà hơn thế nữa là hoàn toàn thiếu đi sự phối kết hợp đồng bộ giữa các bệnh viện. Phụ nữ có HIV có thể đến đẻ tại bệnh viện Bạch Mai, nhưng cho đến nay chưa có ca nào như vậy. Họ chỉ có thể đến hai bệnh viện khác là Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Tại Hà Nội, các phác đồ điều trị ARV có thể có sẵn nhưng khơng phải lúc nào cũng cùng một lúc. Phổ biến nhất là Nevirapine đơn liều dành cho những phụ nữ đến bệnh viện ngay trước khi sinh. Hiện nay, những phụ nữ đến chăm sóc trước sinh và được xác định là có HIV dương tính trước 28-36 tuần mang thai sẽ được nhận Zidovudine và Nevirapine. Người ta vừa giới thiệu một phác đồ thuốc ba viên cho những phụ nữ đến CSTS và được xác định là có HIV dương tính sau 36 tuần mang thai. Tuy nhiên, trong thực tế các phác đồ kết hợp hiếm khi được sử dụng do thiếu thuốc. Xiro NVP chỉ có đủ để dành cho một số trẻ nhỏ cũng vì lý do là thiếu thuốc.

Cán bộ y tế tại tất cả các địa điểm điều trị thuốc kháng và thuốc phòng ARV đều phải làm việc quá tải và phụ nữ phàn nàn về việc họ phải đợi rất lâu để gặp nhân viên y tế. Họ cũng phàn nàn về việc thiếu tư vấn tuân thủ thuốc. Họ không biết khi nào phải uống thuốc. Trong một số trường hợp, họ cho chúng tôi biết, lịch uống thuốc ở nhà lại khác với lịch uống thuốc ở bệnh viện. Ví dụ, họ uống thuốc ở nhà lúc 7h sáng và 7 giờ tối nhưng ở bệnh viện họ được uống thuốc lúc 9h sáng và 9h tối vì thế thể trạng của họ sẽ thay đổi lên xuống một cách không cần thiết. Hoặc là họ có thể sẽ phải đợi trong một thời gian dài để được cấp thuốc tại bệnh viện, việc này cũng ảnh hưởng tới tình trạng hiện tại của họ và tác dụng của thuốc.

“Hầu như lần nào tôi cũng phải đợi bác sĩ từ sáng tới chiều để lấy thuốc” (một phụ nữ có HIV, 24 tuổi)

“Tơi thường uống thuốc lúc 7h sáng. Nhưng vì tơi ở bệnh viện để chờ đẻ nên tôi phải uống lúc 9 giờ sáng vì đó là lúc mà y tá phát thuốc.” (một phụ nữ có HIV, 26 tuổi)

Rõ ràng là mặc dù ở Hà Nội có đủ thuốc ARV nhưng nhiều phụ nữ không thể tiếp cận với điều trị, hoặc nếu có được điều trị thì việc tư vấn và giám sát tuân thủ điều trị cũng chưa đủ tốt để đảm bảo điều trị có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)