an toàn
Sau khi sinh, phụ nữ cần được tư vấn và hỗ trợ việc lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp. Trong thời gian 6 tháng đầu nếu trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, tỷ lệ nhiễm HIV sẽ thấp hơn nhiều so với những trẻ vừa bú mẹ và dùng sữa ngoài. Tuy nhiên việc thay thế sữa mẹ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong các chương trình PLTMC.
Cộng đồng quốc tế khuyến khích chỉ ni trẻ bằng sữa mẹ, nhưng việc cho bú cũng có thể làm lây truyền HIV cho trẻ. Mặc dù việc cho bú mẹ là một yếu tố quyết định chính tạo ra sự khác biệt trong tỷ lệ lây nhiễm giữa các quốc gia giàu và nghèo, nhưng các lựa chọn thay thế sữa an tồn khơng phải lúc nào cũng có sẵn ở các nước nghèo. Ở nhiều nước, việc cho con bú cũng là một việc mang tính xã hội, và việc họ thay vì cho con bú mà chỉ dùng sữa ngồi cũng có thể làm cho những phụ nữ này bị kỳ thị vì khi đó mọi người có thể xác định được là họ đã nhiễm HIV. Việc tư vấn hướng dẫn cho trẻ ăn sữa ngồi cũng cần được thực hiện theo quy trình chuẩn bởi những nhân viên đã qua đào tạo. Việc thiếu nước sạch có thể là một rào cản nghiêm trọng tới việc khuyến nghị sử dụng sữa ngồi. Việc thiếu nước uống khơng cịn là vấn đề lớn ở Hà Nội vì nước có thể uống trực tiếp từ vòi, nhưng ở Thái Nguyên lại là cả một vấn đề vì nước ở đó cần phải được đun sôi.
Sau khi sinh, chị em thường không được nhận bất kỳ một sự tư vấn nào từ các nhân viên y tế về cách nuôi trẻ tốt nhất.
“Khi sắp sinh đôi, tôi đã đến bệnh viện để thử máu và tôi đã được biết tôi bị nhiễm HIV, chồng tơi cũng được thơng báo vì anh ấy đưa tôi tới bệnh viện. Bác sĩ ở bệnh viện đó khơng tư vấn cho tơi bất kỳ một điều gì
Hướng tới việc chăm sóc liên tục cho mẹ và bé
Khám phá các Chương trình Dự phịng Lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Hà Nội và Thái Nguyên
46
nên tôi vẫn cho trẻ bú mẹ và tôi cũng khơng nhận được thuốc phịng.” (một phụ nữ có HIV có hai con bị nhiễm, 31 tuổi, Hà Nội).
Việc cho bú là một điều gây căng thẳng đối với hầu hết phụ nữ Việt Nam cho dù họ ở trình độ học vấn nào. Việc cho bú mẹ được xã hội đề cao. Người ta khuyên chị em ăn uống, nhiều khi đến mức thái quá để tăng cường việc cho con bú. Ví dụ, ăn cháo chân giị, chân chó đen hầm, hoặc các thực phẩm nóng và có nhiều muối.
Trong khi việc nuôi con bằng sữa mẹ được đề cao, nó cũng gây ra nhiều vấn đề với nhiều người khi họ được khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau đó lại kéo dài tới 12 tháng. Trong thực tế, nhiều trẻ được nuôi bằng nước cơm, thức ăn rắn hoặc sữa đặc từ khi trẻ mới 3 tuần tuổi, thường do các bà mẹ lúc đó phải đi làm. Với những phụ nữ có HIV, việc không cho con bú trong một môi trường mà hầu hết những người khác đều làm như vậy là một điều rất khó.
Việc thiếu những hỗ trợ về mặt xã hội là một lý do khiến phụ nữ khơng cho trẻ bú bình. Pha sữa cho trẻ bú vài lần trong đêm khi bé khóc rất mất thời gian và mệt mỏi. Các ông chồng khơng giúp đỡ vợ, cịn các thành viên trong gia đình thì phàn nàn về việc bé khóc. Điều đó có nghĩa là đối với phụ nữ việc cho bú mẹ sẽ dễ đem lại sự yên tĩnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Mẹ chồng có vai trị quan trọng trong việc quyết định xem trẻ sẽ ăn gì. Nếu mẹ chồng khơng biết về tình trạng HIV, bà ấy sẽ muốn con dâu cho con bú mẹ. Một số phụ nữ có HIV sinh hoạt trong nhóm hỗ trợ thường biết cách khơn khéo đề nghị bệnh viện cho lời khuyên và được điều trị bằng hocmon để không cho sữa chảy ra.
“Tôi uống thuốc, thành ra tơi bị mất sữa. Đó là cách duy nhất để đảm bảo rằng người ta sẽ không bắt tôi cho con bú mà vẫn giữ được bí mật (một người mẹ có HIV, 25 tuổi, Hà Nội).
Một phụ nữ khác được điều trị phòng lây truyền mẹ con và biết rằng trẻ sẽ bị lây nhiễm nếu cho bú mẹ, nhưng không muốn tiết lộ tình trạng bệnh tật của mình. Mẹ chồng cơ bắt cô phải cho con bú trong hai tháng cho đến khi nghe được về thuốc này. Cô đã kể câu chuyện của mình khi tư vấn viên đồng đẳng lấy cơ làm ví dụ về các kiểu hành vi mà một số phụ nữ đã phải chịu đựng mẹ chồng.
Tất cả các nhân viên y tế được phỏng vấn đều khuyên chị em dùng sữa bột và tất cả những phụ nữ có HIV được phỏng vấn đều biết rằng họ nên cho trẻ bú bình. Tuy nhiên, cán bộ y tế không phải lúc nào cũng biết về những địa điểm mà những phụ nữ này có thể lấy sữa, và họ cũng không thảo luận một cách tích cực với chị em về cách thức nuôi trẻ an tồn. Nhóm trợ giúp Hoa Hướng Dương có chương trình cung cấp sữa bột miễn phí cho trẻ trong 9 tháng đầu cho các bà mẹ có HIV ở Hà Nội từ năm 2003. Sữa bột cũng có sẵn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương do quốc tế hỗ trợ từ năm 2006 và Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cung cấp một số loại sữa. Những phụ nữ quá nghèo không thể mua sữa thường khơng có sự lựa chọn nào khác ngoài cách cho con bú.
“Sau khi sinh, người ta bảo tôi không nên cho trẻ bú mẹ nhưng vì tơi khơng đủ tiền mua sữa bột nên tôi đành phải cho con bú cho đến khi cháu được 13 tháng tuổi (một phụ nữ có H, 27 tuổi, Hà Nội).
Cán bộ y tế thiếu kinh nghiệm làm việc với phụ nữ có HIV thường cho rằng vấn đề tài chính là nguyên nhân khiến phụ nữ có HIV cho con bú và dường như ít nhận thức được về áp lực xã hội đối với việc cho con bú.
“Tơi phải hỏi họ xem là liệu họ có tiền để mua sữa bột cho con hay khơng. Nếu họ có, họ nên mua sữa bột cho bé nhưng nếu họ khơng có, họ khơng có sự lựa chọn nào khác và tôi đành phải để cho họ cho con của họ bú mẹ.” (nữ hộ sinh, tuyến trung ương, Hà Nội)
Phần III
Kết quả đánh giá về PLTMC tại Thái Nguyên và Hà Nội 47
Một lần nữa, có thể thấy dường như thơng tin tư vấn và những lời khuyên của nhân viên y tế vẫn chưa đủ đối với những phụ nữ này mặc dù cũng có một số nhân viên y tế cố gắng hỗ trợ phù hợp với tình hình của từng người. Việc cho con bú là một vấn đề mang nặng tính văn hố và những phụ nữ này phải sử dụng đến cả những mánh khoé để tránh sự kỳ thị nếu họ không muốn cho con bú.