Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin sinh viên tại khoa quốc tế, đại học quốc gia hà nội luận văn ths khoa học giáo dục 81401 (Trang 27 - 29)

1.1.2 .Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ lồi người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội lồi người khơng ngừng tiến lên 1.

Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội.

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khác nhau:

Theo tác giả Khuđôminski: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH cũng như những quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên [7].

M.I.Kơn-đa-cốp thì cho rằng: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hố, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [7].

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Quản lý giáo dục là q trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo

và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra”. [10]

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII chỉ rõ “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.

Trong thực tế, Quản lý giáo dục là q trình tác động có kế hoạch, có tổ dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo nhà nước đề ra. Như vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi cách định nghĩa đều đề cập đến những yếu tố cơ bản: Chủ thể Quản lý giáo dục; khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, ngồi ra cịn phải kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) và công cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) quản lý giáo dục [3].

Từ những cách định nghĩa trên, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý, nhằm huy động các khách thể và đối tượng ấy cùng phối hợp tham gia vào các hoạt động giáo dục để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Do đó chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý... nhằm đảm bảo sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình quản lý [8, tr. 18].

Quản lý giáo dục có những đặc trưng sau:

- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản lý giáo dục khơng phải dập khn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm, cũng như không được phép tạo ra phế phẩm.

- Quản lý giáo dục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm so với lao động xã hội nói chung.

- Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính tồn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển.

- Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, quản lý giáo dục phải quán triệt quan điểm vì quần chúng [7,1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin sinh viên tại khoa quốc tế, đại học quốc gia hà nội luận văn ths khoa học giáo dục 81401 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)