1.2. Về câu hỏi trong dạy học Văn
1.2.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi
1.2.4.1. Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, chính xác
Câu hỏi dùng để hƣớng dẫn học sinh khai thác nội dung bài học nên chúng cần đƣợc xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Tính chính xác, khoa học thể hiện ở nội dung và hình thức của câu hỏi. Về mặt nội dung, câu hỏi phải nêu lên nội dung chính xác, phản ánh đƣợc vấn đề trọng tâm cần hỏi. Còn về mặt hình thức, câu hỏi phải dùng từ chính xác, ngắn gọn, mạch lạc và
dễ hiểu. Do đó phải nắm vững kiến thức thì khi xây dựng câu hỏi mới đảm bảo đƣợc nội dung khoa học, chính xác của kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội.
1.2.4.2. Đảm bảo tính hệ thống, khái quát
Nội dung kiến thức trong từng phần, từng bài, từng chƣơng đều đƣợc trình bày theo một trật tự logic, có hệ thống. Tính hệ thống đó đƣợc quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi logic hệ thống của bản thân hoạt động tƣ duy của con ngƣời. Do đó, câu hỏi cũng phải đƣợc xây dựng theo một hệ thống logic cho mỗi phần, mỗi bài, mỗi chƣơng; đồng thời, mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi phải xây dựng sao cho khi trả lời học sinh sẽ nhận đƣợc một lƣợng kiến thức nhất định và theo hệ thống về một chủ đề trọn vẹn.
1.2.4.3. Phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh
Ngƣời dạy cần xây dựng số lƣợng và chất lƣợng câu hỏi cho phù hợp với trình độ và đối tƣợng học sinh. Câu hỏi phải vừa sức, phù hợp với trình độ của học sinh để hạn chế sự chán nản từ phía ngƣời học. Trong mỗi tiết học hay bài học, câu hỏi đặt ra phải đi từ dễ đến khó, từ mức độ tái hiện đến tái tạo, sáng tạo. Có nhƣ vậy, hệ thống câu hỏi đƣợc sử dụng mới kích thích đƣợc sự chú ý, say mê, học tập của học sinh, phát huy đƣợc vai trị tích cực của học sinh trong giờ học.
1.2.4.4. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Lí luận dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm còn ngƣời thầy đóng vai trị là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn. Từ quan niệm đó, lí luận dạy học hiện đại đã tạo ra một cấu trúc mới của một bài học. Một bài học kiểu mới khơng cịn là sân khấu độc thoại của ngƣời thầy mà là thứ sân khấu đối thoại của thầy và trị, ở đó, thầy tạo ra các việc làm và trò đáp lại bằng các hoạt động trí tuệ (và cảm xúc). Phƣơng thức hoạt động hô ứng này cần phải có biện pháp dạy học tƣơng ứng, đó là dạy học bằng câu hỏi.
Để hoạt động học của ngƣời học trở thành trung tâm theo quan niệm của lí luận dạy học hiện đại, ngƣời dạy cần thiết kế đƣợc một hệ thống câu hỏi nhằm mục đích phát triển tƣ duy, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Do đó, hệ thống câu hỏi khơng phải chỉ đơn giản là liệt kê nội dung đã có trong sách giáo khoa mà cịn phải là những học sinh có u cầu phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, khái quát hóa...làm cho giờ học thêm sinh động.
1.2.4.5. Đảm bảo về mặt hình thức
Khi đặt câu hỏi cần chú ý:
- Ngôn từ trong câu hỏi phải đơn giản, chính xác. Tránh dùng những câu hỏi dài dịng, cầu kì, những từ ngữ trừu tƣợng, khó hiểu.
- Tránh đƣa vào những dữ kiện không cần thiết. Câu hỏi cần tập trung vào vấn đề trọng tâm cần hỏi, không lan man, dài dòng.
- Tránh dùng sáo ngữ hay những câu trích dẫn quá quen thuộc trong sách vở. Những sáo ngữ hay những câu trích dẫn quá quen thuộc sẽ làm câu hỏi mất thú vị và dài dịng khơng cần thiết đối với học sinh.