2.2. Khảo sát hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài và câu hỏi luyện tập các tác
2.2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành khảo sát hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài và câu hỏi luyện tập của các bài học phần Văn – chƣơng trình Ngữ văn 12, tập 1, chúng tơi có một số nhận xét nhƣ sau:
2.2.3.1. Ưu điểm
- Số lƣợng câu hỏi dùng cho mỗi bài tƣơng đối hợp lí, khơng nhiều quá hoặc ít quá. Số câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong một bài trung bình là 4-5 câu, số câu hỏi luyện tập trung bình từ 1 -2 câu. Số lƣợng này phù hợp với điều kiện học tập của học sinh và tƣơng quan với các môn học khác.
- Đa số các câu hỏi hƣớng học sinh vào trọng tâm kiến thức của bài. Có nhiều câu hỏi ở mục tiêu bậc 2, bậc 3 có tính chất tái tạo và sáng tạo, địi hỏi các em khơng chỉ nắm vững đƣợc những kiến thức cơ bản của bài mà cịn phải có sự đào sâu suy nghĩ, phân tích, lí giải, tìm tịi, sáng tạo. So với chƣơng trình sách giáo cũ, đây là một ƣu điểm vƣợt trội. Nó biểu hiện rất rõ sự đổi mới của phƣơng pháp dạy học – chú trọng đến vai trò của học sinh trong giờ học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Có nhiều câu hỏi có tính chất dẫn dắt, gợi mở, có vai trị định hƣớng , dẫn dắt cho học sinh con đƣờng tìm ra kiến thức, chân lí. Đồng thời những câu hỏi loại này cũng có tác dụng kích thích hứng thú, khơi gợi niềm say mê học tập cho học sinh.
- Nhìn chung các câu hỏi hƣớng dẫn học bài có tính vừa sức với học sinh lớp 12, có hƣớng đến những nội dung cần đạt nêu trong phần kết quả cần đạt của mỗi bài học. Nhiều câu hỏi có tính tích hợp, yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức trong bài với những tác phẩm, tác giả đã đƣợc học. Những câu hỏi này giúp các em củng cố, khắc sâu thêm những kiến thức đã đƣợc học, đồng thời nâng cao kĩ năng liên hệ, mở rộng, so sánh.
- Hình thức câu hỏi đa dạng, cách hỏi cụ thể, dễ hiểu, chú ý đi vào những điểm sáng nghệ thuật, những chi tiết nghệ thuật đắt giá. Các câu hỏi
cũng đã chú ý đến việc phát triển đồng bộ các năng lực ở học sinh nhƣ năng lực liên tƣởng, tƣởng tƣợng, bình văn, kĩ năng phân tích, lí giải. Thơng qua những câu hỏi này, giáo viên cũng có thể phân hóa đƣợc học sinh.
2.2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm nhƣ trên, hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài và luyện tập vẫn không tránh khỏi một số hạn chế sau:
- Trong một số bài, sự sắp xếp số lƣợng câu hỏi ở các bậc mục tiêu chƣa hợp lí. Có bài thì khơng có câu hỏi về mục tiêu bậc 1, bậc 3, chỉ toàn câu hỏi về mục tiêu bậc 2. Số lƣợng câu hỏi về mục tiêu bậc 3 cịn q ít, chƣa có câu hỏi nào đặc biệt, thú vị, có ý nghĩa liên hệ với thực tiễn đời sống. Nội dung của các câu hỏi về mục tiêu bậc 2 thƣờng liên quan đến tác phẩm.
- Một số câu hỏi hƣớng dẫn học bài và luyện tập chƣa hƣớng đến nội dung kiến thức và kĩ năng trong phần kết quả cần đạt (mục tiêu dạy học chung). Các câu hỏi luyện tập phần lớn vẫn chỉ là để củng cố kiến thức, chƣa chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh đặc biệt là các kĩ năng nhƣ thuyết trình, làm việc nhóm...
Ví dụ 1: Trong phần kết quả cần đạt bài Đàn ghi ta của Lor- ca có nêu:
“Thấy đƣợc vẻ đẹp bi tráng của hình tƣợng Gar –xi –a Lorca”
Nhƣng trong hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài lại khơng có một câu hỏi nào đề cập tới hình tƣợng nhân vật này.
Ví dụ 2: Trong phần kết quả cần đạt của bài Ai đã đặt tên cho dịng sơng có nêu:
“Nhận biết đƣợc đặc trƣng của thể loại bút kí và nghê thuật viết bút kí trong bài”.
Nhƣng trong hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài cũng khơng có câu hỏi nào đề cập tới thể loại này, chỉ có câu hỏi về văn phong của tác giả.
- Nhiều câu hỏi phần hƣớng dẫn học bài dù đã có tính chất tái tạo và sáng tạo nhƣng câu hỏi còn dài và khó với học sinh. Nhiều câu hỏi chung chung, trừu tƣợng và khó hiểu.
Ví dụ 1:
“Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor-ca. Để nắm bắt mạch cảm xúc chính, hãy đọc kĩ và tìm khả năng của các hình ảnh từ: “tiếng đàn bọt nƣớc, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mịn; qua các hình ảnh: áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nƣớc vỡ tan, tiếng ghi ta nâu ròng ròng máu chảy...đến: “Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di –gan vào xốy nƣớc, ném trái tim mình vào lặng yên...”.
(Câu hỏi hƣớng dẫn học bài Đàn ghi ta của Lor –ca)
Đây là một câu hỏi tƣơng đối khó với học sinh. Học sinh sẽ khơng thể hiểu đƣợc ý nghĩa của các hình ảnh nhƣ tiếng ghi ta xanh, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta tròn bọt nƣớc vỡ tan...nếu nhƣ học sinh không đƣợc dẫn dắt và hƣớng dẫn. Vì thế, nên có thêm những câu hỏi có tính chất gợi mở để học sinh có thể từng bƣớc khám phá và giải mã đƣợc cái hay của tác phầm.
Ví dụ 2:
“Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thơng thƣờng?”
(Câu hỏi hƣớng dẫn học bài bài Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)
Đây là câu hỏi đầu tiên trong 5 câu hỏi hƣớng dẫn học bài. Theo yêu cầu của câu hỏi, học sinh rất khó có thể phân biệt đƣợc cách sắp xếp các luận điểm với trật tự thơng thƣờng nào, vì câu hỏi khơng chỉ rõ.
- Trật tự sắp xếp các câu hỏi ở một số bài chƣa hợp lí. Thơng thƣờng câu hỏi nên đƣợc xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ loại câu hỏi tái hiện đến
tái tạo, sáng tạo. Nếu ngay từ đầu đã cho học sinh một câu hỏi q khó, địi hỏi học sinh phải đào sâu suy nghĩ, phân tích, lí giải thì sẽ phần nào gây tâm lí chán nản, mệt mỏi từ đó làm giảm hứng thú học tập của các em.
Ví dụ 1: Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản Người lái đị sơng Đà:
+ Câu 1: Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát cơng phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và ngƣời lái đị sơng Đà.
+ Câu 2: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa đƣợc một cách ấn tƣợng hình ảnh của một con sơng Đà hung bạo?
+ Câu 3: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sơng Đà nhƣ một dịng chảy trữ tình?
+ Câu 4: Phân tích hình tƣợng ngƣời lái đò trong cuộc chiến với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý nhƣ vàng, nhƣng con ngƣời Tây Bắc mới thật là vàng mƣời của đất nƣớc ta.
+ Câu 5: Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nét nhất tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngơn ngữ của Nguyễn Tn.
Nhìn vào hệ thống câu hỏi này, ta nhận thấy đây đều là những câu hỏi tái tạo, yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu kĩ, hiểu sâu văn bản mới có thể trả lời đƣợc. Câu 1 là một câu tƣơng đối khó lại đƣợc đặt đầu tiên, dễ khiến học sinh nản mà khơng muốn tìm hiểu những câu hỏi tiếp theo. Trong khi đó, câu 5 có vẻ dễ nhất trong 5 câu thì lại đƣợc xếp ở vị trí cuối cùng.
Ví dụ 2: Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản Đàn ghi ta của Lor
–ca:
+ Câu 1: Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor –ca. Để nắm bắt mạch cảm xúc chính, hãy đọc kĩ và tìm khả năng gợi liên tƣởng của các hình ảnh từ: Tiếng đàn bọt
nƣớc, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn; qua các hình ảnh: Áo chồng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nƣớc vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy...; đến Lor –ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cơ gái Di – gan vào xốy nƣớc, ném trái tim mình vào lặng yên...
+ Câu 2: Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn nhƣ cỏ mọc hoang giọt nƣớc mắt vầng trăng long lanh nơi đáy giếng
+ Câu 3: Hình tƣợng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì? Với một bài thơ mới và khó nhƣ Đàn ghi ta của Lor-ca thì việc chỉ sử dụng 3 câu hỏi hƣớng dẫn học bài cho học sinh là chƣa phù hợp. Cần phải có thêm những câu hỏi ở mức tái hiện, có tính chất gợi mở và dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu về Lor-ca, chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực, ...để học sinh dễ dàng tiếp cận tác phẩm hơn.
Tóm lại, qua khảo sát và phân tích, chúng tôi thấy hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài và luyện tập có nhiều ƣu điểm song vẫn còn một số hạn chế. Những hạn chế đó có thể đƣợc khắc phục nếu chúng ta chú ý hơn nữa đến việc hƣớng đến các mục tiêu dạy học chi tiết về nhận thức trong mỗi một bài học. Những ƣu điểm và hạn chế trên của hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài chính là cơ sở để chúng tơi đề xuất một hệ thống câu hỏi mới theo mục