Các xu hƣớng trong thƣơng mại các dịch vụ giáo dục:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong đại học quốc gia hà nội (Trang 27 - 29)

- Khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ tư nhân cho giáo dục đại học 1.2.3.2 Đa dạng hóa nguồn tài chính của các cơ sở đào tạo đại học công lập.

1.2.4.4. Các xu hƣớng trong thƣơng mại các dịch vụ giáo dục:

Trái ngược với hiểu biết thông thường, quy mô thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ĐH là rất đáng kể: ước tính năm 1999 đó thu về 30 tỷ USD cho cỏc nước OECD, bằng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ (Nguồn Bỏo cỏo của

OECD, 5/2002). Con số này mới chỉ tính đến số sinh viên đang theo học tại các

trường ĐH ở nước ngoài và rừ ràng là chưa đánh giá hết quy mô hiện thời của thương mại dịch vụ giáo dục.

Theo các cơ sở dữ liệu của IMF và OECD về thương mại quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ, đứng đầu trong ''xuất khẩu'' thương mại các dịch vụ giáo dục hiện nay, đó là Úc, Canada, Italia, Anh và Mỹ.

Phần lớn nhất thương mại xuyên biên giới các dịch vụ giáo dục đến từ các sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, và chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá quy mơ tồn bộ của nền thương mại các dịch vụ giỏo dục.

Theo số liệu thống kê của OECD năm 1999, trong tổng số sinh viên nước ngoài theo học tại các nước OECD, các sinh viên đến từ Đức, Hy Lạp, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm phần lớn nhất, mỗi nước góp khoảng 4% hoặc 5% tổng số du học sinh, theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Italia. Các nước này chiếm 25% tổng số sinh viên nước ngoài tại các nước OECD. Trung Quốc (gồm Hồng Kông và Trung quốc đại lục) chiếm 9%, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a và Morocco mỗi nước

chiếm 3%. Các quốc gia Đông Nam Á cũng rất nhanh nhẹn trong việc gửi các sinh viên của nước mỡnh đến học tại các nước OECD, 5% tổng số sinh viên nước ngoài tại OECD đến từ In-đụ-nờ-xi-a, Xin-ga-po và Thỏi Lan (OECD, 2000). Số sinh viên nước ngồi tại đây đó tăng từ 1,31 triệu năm 1998 lên 1,42 triệu năm 1999.

Hiện nay Mỹ là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu các dịch vụ giáo dục, theo sau lần lượt là Anh, Úc, Italia và Canada. Trong suốt giai đoạn 1970-2000, Úc đó đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong ngành thương mại dịch vụ giáo dục. Do vậy, giáo dục đó trở thành ngành cơng nghiệp xuất khẩu đứng hàng thứ 8, chiếm tới 12% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Úc. Ngược lại, Canada chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng về thương mại dịch vụ giáo dục tương đối thấp so với Úc, Anh và Mỹ. Kết quả là % kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Canada trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đó giảm từ 3% năm 1989 xuống cũn 2% năm 2000 (Nguồn Bỏo cỏo của OECD,5/2002).

Theo điều tra của OECD thỡ chỉ cú một số lượng ít ỏi các số liệu về thương mại dịch vụ giáo dục trong phương thức 1, 3 và 4. Tuy nhiên, thông qua các số liệu thống kê của OECD về thương mại của Mỹ, có mục “các dịch vụ đào tạo” gồm doanh số của các công ty hoặc cơ sở giáo dục của Mỹ hoạt động tại nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nhân lực hoặc giáo dục thử nghiệm.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng của loại hỡnh đào tạo từ xa nhờ việc các nhà cung cấp tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin và viễn thụng mới, tiềm năng của thương mại xuyên quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ giỏo dục (thuộc phương thức 1) mà đó cú mối liờn hệ dài lõu với phương thức 2 và 3 đang ngày càng trở nên rừ nột hơn.

Các hoạt động học tập và nghiên cứu qua mạng xuyên biên giới đang phát triển với tỉ lệ cao hơn số sinh viên đi du học dù có xuất phát điểm khá thấp. Các cơ sở giáo dục, các nhà xuất bản và các công ty công nghệ thông tin và liên lạc đang ngày càng gia tăng mức độ hợp tác trong việc thiết lập và phõn phối cỏc

khoỏ học thuộc nhiều lĩnh vực khỏc nhau. Cỏc cụng ty lớn cũng phỏt triển cỏc khoỏ học giỏo dục và đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của nhân viên đáp ứng với yêu cầu của xó hội.

Hiện nay việc đầu tư và thương mại trong lĩnh vực giáo dục (phương thức 3) đang có xu hướng tăng do các trường đại học và các cơ sở đào tạo đại học khác đang gia tăng việc thành lập các cơ sở và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong đại học quốc gia hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)