Sự thiếu vắng một khung quốc tế về đảm bảo và chứng nhận chất lƣợng trong giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong đại học quốc gia hà nội (Trang 29 - 31)

lƣợng trong giáo dục đại học

Khơng có bất kỳ một khung quốc tế về chất lượng nào được thoả thuận trong giáo dục bậc đại học. Do thiếu vắng một khung như vậy nên các sinh viên nước ngồi khơng thể tin tưởng rằng họ đang theo học tại một trường ĐH có chất lượng và liệu các bằng cấp mà họ nhận được có được thị trường lao động chấp nhận hay khơng. Đó cú những cố gắng nhằm tạo dựng một khung phỏp lý như vậy nhưng cho đến nay chỉ có vài hiệp định khu vực với quy mô khá hạn chế đang được đàm phán nhằm định ra các tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học đồng thời bảo vệ quyền lợi của người học.

Các cơ quan đảm bảo và chứng nhận chất lượng cho giáo dục bậc trên phổ thông hiện đang đặt tại các nước OECD. Hầu hết các biện pháp đảm bảo chất lượng hiện nay đều chỉ hạn chế đối với các hoạt động giáo dục của các cơ sở nằm trong biên giới quốc gia. Với việc xuất hiện các hỡnh thức nhà cung cấp dịch vụ giỏo dục mới, cỏc hỡnh thức truyền tải mới như học tập qua mạng, các cơ hội mới được học tập xuyên quốc gia cũng như việc các sinh viên ngày càng nhanh nhạy hơn đó giỳp cho mọi người nhận thức được rằng các phương thức tiếp cận của một quốc gia về đảm bảo chất lượng có thể cần phải được bổ sung bằng các quy định của quốc tế nhằm bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn khỏi những

chương trỡnh cú chất lượng thấp và nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong thị trường quốc tế về giỏo dục sau phổ thụng.

-Ảnh hƣởng của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục qua mạng đối với thị

trƣờng giáo dục đại học

Có nhiều người đó núi và viết về tiềm năng khổng lồ của thị trường học qua mạng, nhưng trên thực tế người ta đó chứng minh được rằng việc cung cấp các khoá học qua mạng chất lượng cao mà có thể thu hút một lượng lớn sinh viên và thu được lợi nhuận là vơ cùng khó khăn và tốn kém. Tuy là như vậy nhưng tiềm năng về một thị trường học tập qua mạng xuyên biên giới phát triển với tốc độ cao khơng phải là khơng có.

Hỡnh thức học tập qua mạng đặt ra một vấn đề mà các cơ sở đào tạo cấp đại học thường phải đối mặt, đó là áp lựa về việc cung cấp dịch vụ “một cỏch kịp thời” cho các khách hàng chứ không phải việc tự đặt ra các quy tắc, thời gian biểu và các tiêu chí về nội dung. Nhiều trường ĐH sẽ không thể tiếp tục giữ ý nghĩ người học sẽ tự tỡm đến mỡnh và trong nhiều trường hợp họ phải cạnh tranh với các tổ chức tư nhân và/hoặc các tổ chức/trường ĐH nước ngoài. Tuy nhiên, việc học tập qua mạng vẫn cần một khoảng thời gian dài nữa mới có thể thách thức các cơ sở giáo dục một cách thực sự.

Song khụng thể nghi ngờ rằng hỡnh thức học qua mạng sẽ cú một ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong tương lai của thương mại dịch vụ giáo dục. Thứ nhất, hỡnh thức này hầu như chắc chắn sẽ làm tăng số sinh viên tham dự các khố học của nước ngồi trong khi họ vẫn ở trong nước của mỡnh. Thứ hai, nhấn mạnh nhu cầu về việc đảm bảo chất lượng bởi các cơ sở đào tạo qua mạng đa quốc gia mà khơng có cơ sở tại các nước có sinh viên theo học sẽ gặp nhiều khó khăn để phù hợp với các hệ thống về bảo đảm và chứng nhận chất lượng của nước đó. Thứ ba, hỡnh thức này mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các cơ sở

giáo dục bậc ĐH có tên tuổi và uy tín cao trên thị trường lao động nếu như họ quyết định đầu tư mạnh vào lĩnh vực học qua mạng. Cuối cùng, hỡnh thức này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong dũng di chuyển sinh viờn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong đại học quốc gia hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)