Nghiên cứu chương trình đào tạo chuẩn quốc tế nhằm từng bước chuẩn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong đại học quốc gia hà nội (Trang 76 - 80)

chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới sự công nhận của quốc tế về văn bằng của ĐHQGHN.

3.2.4.5. Tăng cƣờng sự hợp tác và phối hợp trong công tác quan hệ quốc tế

Để nâng cao hiệu quả của cơng tác quan hệ quốc tế, cần có sự hợp tác và phối hợp liên thông về quan hệ quốc tế giữa ĐHQGHN với các bộ, ngành có liên quan cũng như giữa ĐHQGHN với các trường, đơn vị thành viên và các ban chức năng :

- Tăng cường sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan hữu quan : các vụ Quan hệ Quốc tế của Văn phịng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ, Cục A25, Cục A18 (Bộ Công an), Bộ Ngoại giao;

- Tăng cường hợp tác “dọc” từ Ban Quan hệ Quốc tế, ĐHQGHN với các trường và đơn vị thành viên;

- Tăng cường sự phối hợp, liên thông giữa các đơn vị trong hợp tác quốc tế và có cơ chế phối hợp hiệu quả hơn nữa giữa các Ban chức năng của ĐHQGHN, đặc biệt là các Ban Quan hệ Quốc tế, Khoa học Công nghệ, Đào tạo, Khoa Sau đại học và các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ, dịch vụ để triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền giáo dục đại học thế giới thông qua các cuộc cải cách nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng, giải pháp đẩy mạnh công tác quan hệ quốc tế là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm nâng chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học. Hợp tác quốc tế về KH&CN, về đào tạo chính là xu thế của thời đại ngày nay, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để phát triển giáo dục là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của thời kỳ mới, phát huy tiềm năng chất xám và sử dụng các nguồn lực bên trong cũng như các nguồn lực bên ngồi, để có những bước tiến mạnh

mẽ trong khoa học công nghệ, tránh tụt hậu, thu hẹp dần khoảng cách và từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đề tài này làm sáng tỏ công tác quan hệ quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và là điều kiện khơng thể thiếu trong q trình hội nhập quốc tế đồng thời công tác quan hệ quốc tế cũng tạo ra những cơ hội để chúng ta có thể đón đầu những thành tựu về công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật mới và tranh thủ nguồn lực của quốc tế để phát triển. Đề tài cũng nêu lên những hạn chế, tồn tại trong công tác quan hệ quốc tế, từ đó nêu ra những biện pháp khắc phục những hạn chế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế trong Đại học Quốc gia Hà nội.

Từ việc nghiên cứu và phân tích tình hình cơng tác quan hệ quốc tế trong các trường đại học Việt Nam nói chung và của ĐHQGHN nói riêng, có thể nhận xét như sau :

- Hợp tác quốc tế được coi như một chiến lược trong tiến trình cải cách và là một trong những giải pháp để đổi mới giáo dục đại học, hội nhập quốc tế;

- Công tác quan hệ quốc tế chính là cầu nối giúp nền giáo dục đại học của Việt nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng hội nhập với khu vực và thế giới;

- Thông qua hoạt động quan hệ quốc tế, ĐHQGHN đã thiết lập được nhiều hình thức hợp tác đa dạng và phong phú như cử cán bộ và sinh viên đi đào tạo, tham quan trao đổi ở nước ngồi; tiếp đón các đồn khách nước ngồi vào tham quan và trao đổi cũng như việc tiếp nhận học sinh nước ngoài vào học tập ở Việt Nam, tiếp nhận viện trợ, trao đổi khoa học, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế,…;

- Hoạt động quan hệ quốc tế đưa đến cơ hội giới thiệu và tăng uy tín của ĐHQGHN đối với khu vực và trên thế giới;

- Công tác quan hệ quốc tế đóng góp tích cực cho việc đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị, phịng thí nghiệm, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển

giao công nghệ mới,… Thu hút các dự án quốc tế hỗ trợ một phần rất quan trọng góp phần khắc phục các khó khăn về nguồn lực phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học;

- Cơng tác quan hệ quốc tế góp phần quan trọng xây dựng các hướng quan trọng và hiện đại trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, đồng thời học được nhiều kinh nghiệm về quản lý giáo dục, đổi mới và cải tiến hệ thống, quy trình đào tạo, kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo,…;

- Thông qua hoạt động quan hệ quốc tế khai thác các cơ hội hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại thơng qua các chương trình nghiên cứu chung, liên kết với các đối tác nước ngồi để từng bước chuẩn hố các chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các chuẩn quốc tế để tiến tới quốc tế hố các chương trình, giáo trình đại học, sau đại học, từng bước đưa nền giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên với sự lớn mạnh của ĐHQGHN, công tác quan hệ quốc tế cần được tiếp tục phát triển mạnh mẽ, năng động, cần tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao hơn nữa về chất lượng và hiệu quả nhằm khai thác tốt hơn các mối quan hệ hợp tác đồng thời khác phục những hạn chế, góp phần phấn đấu vươn lên ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về trình độ và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

KHUYẾN NGHỊ

Từ nghiên cứu công tác quan hệ quốc tế trong các trường đại học Việt nam nói chung và của ĐHQGHN nói riêng, xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu những hạn chế, giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này như sau :

- Đảng và Nhà nước cần xây dựng môi trường quan hệ quốc tế trong giáo dục để thu hút đầu tư và trợ giúp nước ngồi, do đó cần cải tiến luật đầu tư và có cơ chế, chính sách nhất quán khuyến khích đầu tư và hợp tác nước ngoài;

- Phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác làm cho giáo dục Việt Nam tiếp cận và hoà nhập với giáo dục thế giới, cần xây dựng kế hoạch quan hệ quốc tế về giáo dục lâu dài bao gồm các chương trình, nội dung hợp tác dài hạn, trung hạn, các đề tài, các hình thức hợp tác có sắp xếp ưu tiên;

- Song song với việc tận dụng các nguồn lực quốc tế cho giáo dục, Nhà nước cần xây dựng chính sách quốc gia về việc cử sinh viên đi học nước ngoài, quản lý và sử dụng hợp lý sinh viên tốt nghiệp về nước;

- Cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy để hướng dẫn các thủ tục, các biện pháp, các quy định có liên quan và từng bước thể chế hoá việc tiếp nhận và sử dụng ODA.

2. Đối với ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong đại học quốc gia hà nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)