- Thỏch thứ c:
2.2.2.4. Liên kết bồi dƣỡng trình độ cán bộ và trao đổi khoa học
Với những quy định mới về thủ tục quan hệ đối ngoại và xu thế cải cách hành chính do Chính phủ tiến hành, ĐHGQHN đã giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh cho các nhà khoa học, cán bộ, sinh viên ĐHQGHN và nước ngồi một cách nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo đúng pháp luật quy định, không gây phiền hà, mất thời gian, được đông đảo các giáo sư, các nhà khoa học, các cán bộ, sinh viên trong và ngoài nước hoan nghênh.
Trong những năm qua, trên 4759 lượt cán bộ và sinh viên ĐHQGHN đã đi giảng dạy, trao đổi, tham quan, khảo sát, học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trên thế giới. ĐHQGHN đã đón hơn 4537 lượt nhà khoa học, sinh viên các nước vào thăm, dự hội nghị, hội thảo, giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại các đơn vị đào tạo và nghiên cứu trực thuộc.
Việc thực hiện trao đổi cán bộ, sinh viên theo các thoả thuận song phương trên cơ sở bình đẳng cịn có nhiều vướng mắc nhưng đang được tích cực khắc phục và bước đầu triển khai có hiệu quả. Đối với những các bộ đi cơng tác, học tập ở nước ngồi, nhiều cán bộ sau khi về nước cịn thiếu báo cáo, do đó những thơng tin hoặc kiến thức thu được không được nhân rộng và phổ biến.
Số lượng cán bộ và sinh viên trao đổi trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt, nhất là với các trường đại học Nhật Bản, Hàn Quốc, các trường đại học ASEAN.
Một trong những giải pháp có tính đột phá mà ĐHQGHN thực hiện trong một vài năm qua để nhanh chóng vươn lên khẳng định uy tín chất lượng là đẩy mạnh triển khai các chương trình đào tạo quốc tế, liên kết với các trường đại học có uy tín thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới.
- Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý giáo dục của Khoa Sư phạm kết hợp với Trường Đại học New England (Ôxtrâylia);
- Thạc sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng của Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu phát triển giáo dục kết hợp với Trường Đại học La Trobe (Ôxtrâylia);
- Các chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Khoa Quản trị Kinh doanh phối hợp với Trường Đại học Hawaii (Hoa Kỳ);
- Trung tâm Phát triển Hệ thống phối hợp với Đại học Touro (Hoa Kỳ); - Chương trình liên kết đào tạo thác sĩ Quản trị kinh doanh giữa Khoa Sau đại học kết hợp với Các Viện Kinh doanh Thống nhất (UBI-Bruxels), Bỉ;
- Chương trình liên kết đào tạo cử nhân và thạc sĩ về kinh tế giữa Khoa Kinh tế và trường ĐH Troy, Mỹ ;
- Chương trình đào tạo tiến sĩ phối hợp do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa Công nghệ, Khoa Sau đại học hợp tác với Trường ĐHTH Greifswald (CHLB Đức) và một số đại học khác thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước Việt Nam với Quỹ DAAD (Đức) và các nguồn tài trợ khác.
Ngồi ra cịn có các khố đào tạo ngắn hạn về lãnh đạo-quản lý, quản trị kinh doanh của Khoa Quản trị Kinh doanh và Trung tâm Phát triển Hệ thống, quản lý giáo dục môi trường của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, công nghệ thông tin của Viện Công nghệ Thông tin, các lớp song ngữ và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Pháp… Đặc biệt, một số chương trình đào tạo quốc tế do ĐHQGHN chủ trì được thực hiện: chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh của Khoa Quản trị Kinh doanh, chương trình kiểm tốn quốc tế của Khoa Quốc tế.
2.2.2.5. Hợp tác và khai thác các dự án quốc tế
Tiến hành nghiên cứu chung là một trong những hình thức hợp tác quốc tế quan trọng của ĐHQGHN. Trong những năm qua, ĐHQGHN đã phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước xây dựng và thực hiện
nhiều chương trình, đề tài, dự án khoa học-cơng nghệ về các chủ đề có tính thời sự thuộc nhiều lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm, đóng góp thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn có ý nghĩa khu vực, quốc tế, đồng thời qua đó nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ khoa học như : hợp tác nghiên cứu về chủ đề „Tìm sự cân bằng giáo dục trong xu thế tồn cầu hố" tại Thái Lan vào tháng 11/2002 (giữa Khoa Sư phạm của ĐHQGHN và Khoa Giáo dục của Đại học Chulalongkorn, Thái Lan); dự án "Chương trình đại học trọng điểm" với hội nghị "Khoa học và công nghệ môi trường cho Trái đất" do JSPS (Nhật Bản) tài trợ do ĐHQGHN và Đại học Osaka đồng chủ trì thực hiện với sự tham gia của nhiều trường đại học và viện nghiên cứu khoa học của hai nước; dự án nghiên cứu Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng do Chính phủ Canada tài trợ trị giá hơn 640.000 đơ-la Canada đã có sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc và Canada; dự án Tăng cường khả năng quản lý bền vững các nguồn tài nguyên vùng núi Việt Nam do Quỹ Ford tài trợ trị giá 405.000 đô-la Mỹ; dự án về Nhân học do Quỹ Ford tài trợ trị giá 102.000 đô-la Mỹ do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện. Một số dự án đã kết thúc giai đoạn 1 và chuẩn bị cho giai đoạn 2 như dự án Hố học và Cơng nghệ Mơi trường do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ, dự án Hợp tác kỹ thuật đào tạo Công nghệ Thông tin Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA,...
Trên cơ sở các văn bản hợp tác đã được ký kết, nhiều dự án lớn đã và đang được khai thác, phục vụ cho mục tiêu tăng cường tiềm lực phát triển của ĐHQGHN. Hàng năm, giá trị các dự án hợp tác quốc tế thực hiện tại các đơn vị trong ĐHQGHN chiếm khoảng 3,76% trong tổng nguồn thu của ĐHQGHN. Các nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn ODA, tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các hình thức hợp tác cũng đa dạng hơn, từ song phương đến đa phương với sự tham gia của nhiều trường đại học và tổ chức nghiên cứu lớn trên thế giới.
Trong thời gian vừa qua, ĐHQGHN đã phối hợp chặt chẽ với Viện Đại học Cơng nghệ Hồng gia Men-buốc xây dựng dự án xin viện trợ xây dựng Trung tâm Học liệu với số vốn ban đầu khoảng 2 triệu USD, Quỹ Đông Tây hội ngộ (Mỹ) tài trợ 800.000 USD để xây dựng và cải tạo khu ký túc xá cho sinh viên. Hiện nay, ĐHQGHN cũng đang hợp tác chặt chẽ với JICA (Nhật Bản) xây dựng dự án trường Đại học Quốc tế Việt-Nhật bằng hỗ trợ ODA của chính phủ Nhật Bản với tổng số kinh phí dự kiến khoảng 2,4 tỷ Yên (trên 20 triệu USD); và hợp tác với Viện Khoa học, giáo dục vì sự phát triển kinh tế châu Á của Nhật Bản xây dựng đề án đào tạo sau đại học và nghiên cứu liên kết với các đại học Nhật Bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và cơng nghệ; dự án “Đào tạo chính sách cơng” do Chính phủ Nhật bản tài trợ thơng qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI).