Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Vật tư Du lịch (Trang 31 - 32)

Dù ở địa vị đại lý hay người ủy thác người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa.

Khi đóng vai trị là đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm do lỗi lầm sai sót của bản thân mình và những người dưới quyền (cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp) như giao hàng trái chỉ dẫn, lập chứng từ nhầm lẫn, quên thông báo khiến hàng phải lưu kho, lưu bãi tốn kém, làm sai thủ tục hải quan… Người giao nhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sót của bên thứ ba (người chuyên chở, người ký hợp đồng phụ, nhận lại dịch vụ…) miễn là người giao nhận đã thể hiện sự cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.

Khi đóng vai trị là người ủy thác thì ngồi những trách nhiệm của đại lý nói trên, người giao nhận cịn chịu trách nhiệm về cả những hành vi và sơ suất của bên thứ ba mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng. Trong vai trò này người giao nhận thường đưa ra “giá trọn gói” chứ khơng phải chỉ nhận hoa hồng như đại lý. Người giao nhận thường đóng vai trị người ủy thác khi thu gom hàng lẻ, khi kinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình.

Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, điều 167 quy định người làm dịch vụ giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc khơng thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thỉ phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.

Trong trường hợp hợp đồng khơng có sự thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

Theo Luật Thương mại Việt Nam, người làm dịch vụ giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp:

Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.

Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu khơng phù hợp.

Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp dỡ hàng hóa.

Do khuyết tật của hàng hóa.

Do có đình cơng.

Trường hợp bất khả kháng.

Người giao nhận không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Vật tư Du lịch (Trang 31 - 32)