Thực trạng hoạt động giao nhận hàng container xuất nhập khẩu bằng đường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Vật tư Du lịch (Trang 61)

khẩu bằng đường biển tại Công ty

2.3.1. Giá trị giao nhận

Về mặt sản lượng giao nhận vận tải đường biển Công ty đạt được những kết quả rất khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận là giá trị giao nhận. Giá trị giao nhận ở đây chính là doanh thu thu về từ hoạt động giao nhận.

Hình 2.6: Tỷ trọng giá trị giao nhận đường biển từ năm 2013 – 2015

Đơn vị: Tỉ đồng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Qua bảng số liệu về giá trị giao nhận từ năm 2013-2015 cho thấy giá trị giao nhận năm 2014 giảm so với năm 2013 là 761 triệu đồng. Giá trị giao nhận năm 2015 tăng so với năm 2014 là 2.743 tỉ đồng. Trong giao nhận đường biển thì khơng chỉ có sản lượng giao nhận ảnh hưởng đến doanh thu và giá cước, phí giao nhận cũng có những ảnh hưởng nhất định. Năm 2014 nhu cầu xuất nhập hàng hóa bị giảm khá mạnh, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề vận tải của công ty. Do vậy, để lôi kéo và giữ chân khách hàng, cơng ty đã thay đổi chính sách giá rất nhiều để giữ chân khách hàng. Năm 2015, hoạt động của cơng ty đã có phần khởi sắc.

2.3.2. Thị trường giao nhận

Thị trường giao nhận vận tải hàng hóa đường biển của Cơng ty hầu hết là những nước có cảng biển lớn, thuận tiện cho việc tầu bè qua lại, neo đậu.

Khu vực Châu Âu: Chủ yếu là các nước thuộc khối EU: Italia, Hunggari...

Khu vực Châu Á thì Nhật là thị trường giao nhận lớn của cơng ty, ngồi ra các thị trường khác cũng giữ vai trò quan trọng. Các thị trường ở dạng tiềm năng như Indonexia, Malaysia... đang dần được khai thác, đầu tư XNK hàng hóa, thị trường Đài Loan cũng đang dần ngày càng chiềm vị trí cao.

Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Cuba.

Qua đó cho thấy cơng ty đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng thị trường giao nhận, có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, vươn ra nhiều thị trường mới trên thế giới.

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường giao nhận bằng đường biển theo tỷ trọng

Hình 2.7: Cơ cấu tỷ trọng thị trường giao nhận từ năm 2013 – 2015.

Đơn vị: %

(Ng ồn: Phịng Kinh doanh )

Có thể nhận thấy rằng thị trường giao nhận ở Công ty khá rộng tập chung chủ yếu ở 2 thị trường: Thị trường Châu Âu và thị trường Châu Á. Trung bình 2 thị trường này chiếm khoảng 90% tỷ trọng giá trị giao nhận trong 3 năm qua. Trong đó thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thị trường 2013 2014 2015 Châu Âu 38,35% 37,45% 35,08% Châu Á 50,6% 52,74% 54,58% Châu Mỹ 7,33% 7,46% 6,68% Khu vực khác 3,72% 2,35% 3,66% Tổng 100% 100% 100%

Thị trường Châu Á mà chủ yếu là khu vực ASEAN, tiêu biểu là các nước Đài Loan, Indonesia, Malaysia cũng là thị trường vô cùng quen thuộc của Công ty. Thị trường ASEAN có lợi thế về khoảng cách địa lý, các điều kiện về văn hóa xã hội, luật pháp, kinh tế tương đối tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên đây là thị trường có ưu thế nên dễ làm và mức độ rủi ro cũng ít.. Đây cũng là lý do làm cho giá trị giao nhận hàng hóa đường biển tại khu vực này trong 3 năm qua lớn nhất, chiếm hơn ½ tổng giá trị. Nhìn chung cơ cấu tỷ trọng của Cơng ty vào thị trường này đang có xu hướng tăng lên. Năm 2015 tỷ trọng khu vực này là 54,58% tăng 1,07% so với năm 2013.

Bên cạnh đó, bạn hàng của Công ty tại Châu Á cũng thường tập trung vào một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông… Đây là thị trường khá tiềm năng. Theo như thống kê của Hải Quan Việt Nam thì Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam năm 2015. Nhật Bản và Hồng Kong, Hàn Quốc luôn nằm trong top đầu mà Việt Nam tham gia ngoại thương. Chính vì vậy những năm qua thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng ổn định trong cơ cấu thị trường của Công ty

Về thị trường khu vực Châu Âu, đây là một trong những khu vực thị trường giao nhận lớn của Công ty. Đây cũng là một trong những thị trường mà Cơng ty có lợi thế về kinh nghiệm, mối quan hệ bạn hàng, các luồn tuyến, mức cước đã được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Từ năm 2013 đến 2015, tỷ trọng giá trị giao nhận tại thị trường này có xu hướng giảm xuống. Tỷ trọng tại thị trường này giảm mất 3,27% từ năm 2013 đến 2015

Thị trường Châu Mỹ là thị trường không cịn mới ở cơng ty nhưng tỷ trọng giao nhận của Công ty vào thị trường này vẫn chưa được ở mức cao dao động ở mức dưới 8% trong 3 năm qua.. Nguyên nhân là do hầu như những hàng đi Mỹ chủ yếu là hàng chỉ định và thủ tục Hải quan cho hàng nhập khẩu vào Mỹ rất phức tạp. Hy vọng rằng trong thời gian tới Cơng ty sẽ có những hướng đi đúng đắn để phát triển tốt khả năng giao nhận tại thị trường Châu Mỹ.

2.3.3. Mặt hàng giao nhận

Bên cạnh việc nhập và xuất các mặt hàng phục vụ cho việc bán bn thì Cơng ty cũng giao nhận các mặt hàng đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, một số mặt hàng công ty thực hiện giao nhận chủ yếu là: hóa chất, bột giấy, cao su, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử...

Trong q trình nhận những mặt hàng mới, cơng ty đã có nhiều kinh nghiệm qua các khâu kiểm tra nguồn gốc, đóng gói, bảo quản bằng nhiều hình thức... Qua đó tạo điều kiện cho các nhân viên giao nhận có nhiều kinh nghiệm hơn khi nhận những lơ hàng có mặt hàng mới lạ

Bảng 2.4: Tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng giao nhận đường biển của

công ty từ 2013 – 2015

Đơn vị: %

Năm Máy móc Vật liệu XD Linh kiện điện tử Kim loại Khác 2013 30% 22% 14% 9% 25% 2014 24% 20% 18% 4% 34% 2015 36% 15% 23% 7% 19%

Hình 2.8: Tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng của Công ty 2013-2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các năm, sự phân bố các mặt hàng giao nhận trong cơng ti vẫn có nét tương đồng. Nhìn chung, cơng ty tập trung nhập và xuất các sản phẩm máy móc và các mặt hàng khác (thuốc nhóm hàng chưa phân vào đâu ) là chủ yếu, trong khi đó kinh doanh kim loại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong doanh thu Công ty.

- Các mặt hàng chưa phân vào đâu bao gồm các hóa chất cơng nghiệp, sợi dệt, bột giấy, nguyên liệu tái sinh... là các mặt hàng Công ty giao nhận nhiều nhất qua các năm, cụ thể là 30%, 24%, 36% lần lượt 2013, 2014, 2015.

- Máy móc chiếm trên dưới ¼ doanh thu của Công ty, dao động khoảng từ 19-34%. Điều này cho thấy mặt hàng này được công ty nhập và xuất cho các khách hàng rất thường xuyên, xuyên suốt cả năm.

- Vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, và dịch vụ Du lịch chiểm phần trăm tương đối trong tổng doanh thu, Cơng ty vẫn có một lượng khách hàng nhất định sử dụng dịch vụ Du lịch và nhiều khách hàng thân thiết trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử.

- Kinh doanh kim loại và quặng kim loại là lĩnh vực Cơng ty có doanh thu rất thấp trong nhiều năm nay, vì mặt hàng này khơng phải lúc nào cũng có và tiềm năng khách hàng khơng cao như những mặt hàng khác. Do đó Cơng ty khơng đạt được nhiều doanh thu và lợi nhuận trong ngành này.

2.4. Đánh giá về tình hình hoạt động của Công ty 2.4.1. Thuận lợi

Cơng ty có một lượng khách hàng trung thành và thiện chí hợp tác cùng phát triển lâu dài, số lượng khách hàng mới gia tăng đều đặn.

Khả năng quản trị tốt của các cán bộ quản lý giúp công ty tiếp cận và thích ứng nhanh với những biến động khơng ngừng của thị trường. Quan trọng hơn, đó là do sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên tồn công ty nhằm phát triển công ty đạt được chỉ tiêu đặt ra cũng như theo kịp bước phát triển của thị trường, đặc biệt phòng giao nhận xuất nhập khẩu đều là nhân viên trẻ, năng động, có tinh thần tập thể và trách nhiệm với cơng việc, ln thích tìm tịi, học hỏi.

Chính sách mở cửa của nhà nước trong những năm gần đây tác động khá lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã tạo một đón bẩy tăng doanh thu cho các doanh nghiệp nói chung và của cơng ty nói riêng.

Văn phịng cơng ty được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy fax, máy photocopy, máy scan, máy in, đặc biệt là toàn bộ hệ thống máy vi tính đều được nối mạng internet để tiếp cận thông tin: thông tin thị trường,tỷ giá hối đối, tìm kiếm địa chỉ, giờ tàu đi, tàu đến để biết hàng của mình đã tới chưa, cập nhật biểu thuế hay các văn bản về thuế mới ban hành…

Với vị trí địa lý đắc địa, nằm ngay trung tâm thành phố nên công ty rất thuận lợi trong việc liên hệ với các hãng tàu, thuận lợi trong việc nhận lệnh giao hàng và giải quyết được những vấn đề cấp thiết.

2.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đạt được cơng ty vẫn cịn những khó khăn:

Cơng ty thường xuyên bị thiếu về vốn, phải vay ngân hàng với lãi xuất cao khi có những hợp đồng lớn tăng đột xuất.

Công tác giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh của công ty chưa đạt được hiệu quả cao. Việc lựa chọn các phương án giao nhận hàng còn chưa hợp lý nên nảy sinh nhiều chi phí khơng cần thiết. Tổ chức thực hiện hợp đồng cịn thiếu tính đồng bộ giữa các khâu gây nên sự lãng phí thời gian và tiền của.

Thị trường tiêu thụ tuy có mở rộng song vẫn chưa ổn định và chưa tương xứng với tầm vóc của cơng ty. Hàng của công ty chủ yếu là theo kiểu thu gom, công ty chỉ thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng khi có khách hàng nêu u cầu. Vì vậy trong nhiều trường hợp công ty bị động về nguồn hàng hoặc việc tạo hàng không đủ số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá lên xuống thất thường làm cho cơng ty gặp khơng ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Hoạt động của công ty đôi khi ở vào thế bị động, do chưa lường trước được sự biến động về hàng hoá của thị trường mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt, chưa tìm ra nhu cầu hàng hố trong nước và quốc tế. Cơng ty chưa thiết lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn, chưa có phương hướng cụ thể để đối phó với sự biến động bất thường của thị trường có thể xảy ra.

Cơng ty chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường trong khi thị trường quốc tế có sự khác biệt rất lớn so với thị trường trong nước về cung cầu cũng như phong tục tập qn và văn hố... thì việc khơng chú ý đến các thông tin này sẽ dẫn đến rủi ro trong kinh doanh cao hơn. Chính vì vậy cơng ty chưa mạnh dạn ký kết các hợp đồng có giá trị lớn. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới khối lượng hàng hố xuất nhập khẩu của cơng ty, dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngồi ra do khơng nghiên cứu kỹ thị trường và các thông số giá cả nên không có biện pháp để điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp do đó chưa tận dụng hết được các cơ hội của thị trường.

Dù cơng ty hoạt động lâu năm nhưng khơng có bộ phận marketing để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của cơng ty. Khơng có chương trình chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên và chưa có những sự ưu đãi và quan tâm đặc biệt đối với những khách hàng lớn và quen thuộc.

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đang biến dộng mạnh làm cho chi chí về vận tải, nhân cơng cũng đồng loạt tăng đã gây khó khăn cho công ty trong việc định giá dịch vụ. Điều này cũng là trở ngại lớn cho công ty khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh vừa phải điều chỉnh giá cả dịch vụ như thế nào vừa vẫn giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Nếu khơng tính tốn kỹ cơng ty sẽ mất nhiều khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềm năng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ DU LỊCH

3.1. Mục tiêu chung của Công ty

- Mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, đẩy mạnh cơng tác marketing tìm kiếm thị trường mới, chú trọng các thị trường như Châu Âu, Trung Quốc...

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cơng nhân viên trong ngành, kịp thời cập nhật thơng tin và tình hình giao nhận vận tải trên thế giới.

- Xây dựng cơ chế điều hành thúc đẩy kinh doanh, tăng cường cơng tác quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.

- Xây dựng cơ cấu giá hợp lý, thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành.

3.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận của Công ty 3.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp mở rộng thị trường 3.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp mở rộng thị trường

Thứ nhất: Nghiên cứu thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu thị trường là cơng việc cần làm trước tiên bởi vì “ Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Hiện nay Cơng ty mới chỉ có quan hệ với một số bạn hàng truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, trước sự biến động phức tạp của thị trường công ty cần phải tìm kiếm các đối tác mới. Mỗi doanh nghiệp không thể thành công nếu khơng am hiểu về thị trường mà mình định thâm nhập, cho dù với thị trường quen thuộc đang kinh doanh nếu không thường xuyên cập nhật những quy định mới thì cũng khơng thể duy trì hoạt động. Thực tế cho thấy, nhiều thua thiệt hoặc thậm chí thất bại của các cơng ty là do khơng tìm hiểu kĩ về

luật pháp, tập quán của thị trường. Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, mục tiêu là cần thu nhập được những thông tin sau:

Phong tục tập q án, q y định pháp luật: Ở thị trường đó có gì khác so với

những thị trường mà công ty đã và đang hoạt động. Những điểm khác biệt đó có gây khó khăn trở ngại gì cho cơng tác thâm nhập thị trường và thực hiện công việc giao nhận vận chuyển hàng hóa ở đó khơng.

Cầu về giao nhận hàng hóa: Ở thị trường đó ở mức độ nào, khả năng phát

triển ra sao bởi có thể một thị trường đang cịn lại ở dạng tiềm năng nhưng trong tương lai sẽ hứa hẹn rất phát triển, nếu được phát hiện sớm để thâm nhập tạo chỗ đứng vững chắc công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại, một thị trường đang rất lớn, dễ dàng thâm nhập nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ suy thối thì việc tiếp tục kinh doanh ở đó sẽ rất mạo hiểm.

Đối thủ cạnh tranh: Cần tìm hiểu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó ra

sao, những đối thủ cạnh tranh chính, có điểm mạnh, yếu gì. Để cạnh tranh cơng ty cần chuẩn bị những phương thức gì. Các thơng tin trên được thu thập đầy đủ, nhận định chính xác sẽ giúp cơng ty thâm nhập thị trường với chi phí thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cao và hạn chế rủi ro.

Thứ 2: Thâm nhập thị trường

Tự thâm nhập:

Đây là phương thức mà cơng ty tự mình tiến hành để tìm kiếm và mở rộng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Vật tư Du lịch (Trang 61)