3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụngKHCN của ngân hàng TMCP
3.2.3 Nâng cao chất lượng kiếm tra kiểm soát phòng chống rủi ro
Thứ nhất, cần thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tránh tình trạng vì lợi nhuận trước mắt mà khơng tn thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, thực hiện chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có khả năng gây ra rủi ro và thực hiện trích lập dự phịng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Thứ hai, cần tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu. Bất kì một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phịng ngừa tốt thì cũng khơng thể tránh khỏi tình trạng nợ quá xấu cho các khoản vay. Nợ xấu là điều không mong muốn nhưng luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một địi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra, cần có sự
phát sinh trong q trình xử lý nợ xấu. Trên cơ sở tổ xử lý nợ xấu đã được thành lập, cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận liên quan một cách thích hợp, tham mưu kịp thời cho Ban Giám đốc cách thức xử lý nợ đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.
Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên vội vàng gây ảnh hưởng xấu tới những mối quan hệ đã được thiết lập với các khách hàng truyền thống, cụ thể:
-Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ và thiện chí của khách hàng. Đồng thời phân tích về khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, mứcđộ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo. Bằng kinh nghiệm và sự am hiểu của mình trên nhiều lĩnh vực, ngân hàng có thể đưa ra lời khuyên cho khách hàng.
- Lựa chọn phương pháp xử lý: từ việc phân tích thực trạng của khách hàng, CBTD đề xuất để đưa ra phương pháp xử lý như gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”, phương pháp kiện ra tòa án thanh lý tài sản đảm bảo, phương pháp thu nợ có chiết khấu hay bán nợ cho các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp... Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần linh hoạt, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của phịng giao dịch, đảm bảo cho cơng tác xử lý nợ đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý.
Đối với những hộ gia đình kinh doanh thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng, chưa có khả năng trả nợ cho Chi nhánh, họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay là khơng ít. Do đó, Chi nhánh cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để xem có nên tiếp tục gia hạn và cung cấp vốn khơng, và nếu có thì với số lượng bao nhiêu. Đồng thời, Chi nhánh cần kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ... của từng hộ sản xuất.
Với các cá nhân và hộ gia đình có khả năng trả nợ nhưng cố tình trì hỗn hoặc khơng trả nợ, Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, làm gương cho các KHCN khác.
Về các món nợ đọng, nợ xấu hay nợ quá hạn, cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xun, có hệ thống phân loại chính xác, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới ngay lập tức. Qua phân tích tình hình nợ q hạn, Chi nhánh có thể xác định được mức độ nợ quá hạn của khách hàng diễn biến như thế nào. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tổ chức phân tích các khoản nợ quá hạn theo định kỳ, phân loại theo nợ thu được
nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp và thời gian thu nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng cá nhân.
Với các khoản vay mới, Chi nhánh cần thực hiện hợp đồng tín dụng đúng chế độ, đúng đối tượng, bên cạnh đó là thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay, phát huy tối đa hiệu quả cho vốn vay và tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Chi nhánh cũng nên chia nhỏ nhóm khách hàng theo từng địa bàn cho từng cán bộ tín dụng phụ trách để đi sâu vào xác định khả năng trả nợ của từng khách hàng. Nếu khách hàng nào gặp khó khăn trong cơng tác trả nợ thì cần báo cáo kịp thời với ban lãnh đạo trực tiếp để có những biện pháp tháo gỡ thích hợp, kịp thời nhằm xử lý nhanh chóng....