Tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 32 - 35)

kết quả và thảo luận

4.2.1. Tỷ lệ sống

Khả năng sống sót của cây ở nơi trồng phụ thuộc vào các nhân tố mang tính khách quan như đất đai, khí hậu, sự tấn cơng của sâu, bệnh hại, ánh sáng và các tác động chủ quan của con người như chọn loài cây phối hợp, làm đất v.v... Chỉ các cá thể cây trồng thích ứng được với điều kiện hồn cảnh mới có khả năng sống sót.

Tỷ lệ sống là kết quả phản ánh mức độ thích ứng của quần thể cây trồng với điều kiện hồn cảnh sống mà nó trải qua tại nơi trồng. Cụ thể trong trường hợp của thí nghiệm, tỷ lệ sống phản ánh khả năng thích ứng của mỗi lồi với các phương thức hỗn giao khác nhau. Mức độ thích ứng của lồi A trong phương thức hỗn giao càng cao thì tỷ lệ sống của loài A càng cao.

Tỷ lệ sống của mỗi lồi được tính theo cơng thức (3.5) dựa trên số liệu quan sát ở 30 ơ mẫu và số trung bình về tỷ lệ sống được tính theo cơng thức (3.10), kết quả tính tốn được tóm tắt vào bảng 4.2.

Sau 56 tháng trồng rừng, trung bình Giổi xanh và Bạch đàn là hai lồi có tỷ lệ sống cao nhất đạt 84,6% và 83,8%, Trám trắng có tỷ lệ sống trung bình (70%) và Lát hoa có tỷ lệ sống thấp nhất (27,1%), thậm chí có 3/16 ơ Lát hoa chết hồn tồn.

* Lát hoa

Trong số bốn cơng thức thí nghiệm của Lát hoa, Lát hoa được trồng hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 3) có tỷ lệ sống cao hơn so với khi nó được trồng ở các công thức: công thức thuần lồi (CTTN số 1), cơng thức hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 2) và công thức hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 4).

So sánh trong phạm vi ba công thức hỗn giao mà Lát hoa tham gia có thể nói cho đến thời điểm 56 tháng sau khi trồng, Lát hoa tỏ ra thích ứng với Giổi xanh hơn Bạch đàn và Trám trắng (38,3% so với 25% và 20%, xem bảng 4.2).

Lát hoa cũng tỏ ra khơng thích ứng với cơng thức trồng thuần loài.

Kết quả kiểm định bằng tiêu chuẩn 2 ở bảng 1.1 phụ biểu 1 cho thấy phân bố số cây sống của Lát hoa ở các cơng thức thí nghiệm là như nhau (P=0,13>0,05). Lát hoa có tỷ lệ sống rất thấp là bằng chứng cho thấy mức độ thích ứng kém cỏi của Lát hoa với điều kiện hồn cảnh sống ở các cơng thức thí nghiệm. Nếu quy định, sau trồng 56 tháng tuổi tỷ lệ sống phải không thấp hơn 70% thì cả bốn cơng thức trồng Lát hoa của thí nghiệm đều khơng đạt u cầu.

Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của bốn loài ở các CTTN, rừng 56 tháng tuổi

Đơn vị tính: %

Cơng thức thí nghiệm Lồi cây

Tên Lát hoa Trám trắng Giổi xanh Bạch đàn

1 Lát hoa thuần loài 25,0 - - -

2 Lát hoa với Trám trắng 20,0 58,3 - -

3 Lát hoa với Giổi xanh 38,3 - 91,7 -

4 Lát hoa với Bạch đàn 25,0 - - 91,7

5 Trám trắng thuần loài - 81,7 - -

6 Trám trắng với Bạch đàn - 66,7 - 93,3

7 Trám trắng với Giổi xanh - 73,3 80,0 -

8 Giổi xanh thuần loài - - 78,3 -

9 Giổi xanh với Bạch đàn - - 88,3 85,0

10 Bạch đàn thuần loài - - - 65,0

Trung bình 27,1 70,0 84,6 83,8

* Trám trắng

Trong số bốn cơng thức thí nghiệm của Trám trắng, ở công thức trồng thuần lồi (CTTN số 5) Trám trắng có tỷ lệ sống cao hơn khi nó được trồng hỗn giao với

loài khác (81,7% so với 73,3%, 66,7% và 58,3%, xem bảng 4.2). Mức chênh lệch về tỷ lệ sống của Trám trắng ở bốn cơng thức thí nghiệm biến động trong phạm vi từ 3,4% đến 23,4%.

Kết quả kiểm tra phân bố số cây sống ở bảng 1.2 phụ biểu 1cho thấy, các cơng thức thí nghiệm của Trám trắng có phân bố số cây sống khơng như nhau, nó phụ thuộc vào các yếu tố hồn cảnh của từng cơng thức (P=0,04<0,05).

Như vậy có thể thấy rằng sau 56 tháng trồng, Trám trắng thích ứng với trồng thuần lồi hơn so với trồng hỗn giao với Lát hoa, Giổi xanh và Bạch đàn.

* Giổi xanh

Các cơng thức thí nghiệm hỗn giao giữa Giổi xanh với Lát hoá, với Bạch đàn và với Trám trắng đều đem lại cho Giổi xanh có tỷ lệ sống cao hơn so với khi nó được trồng thuần lồi (78,3% so với 91,7%, 88,3% và 80%, xem bảng 4.2). Trong đó, Giổi xanh được trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 3) có tỷ lệ sống đạt mức cao nhất (91,7%) trong số bốn cơng thức thí nghiệm mà Giổi xanh tham gia.

Tuy nhiên kiểm định bằng tiêu chuẩn2ở bảng 1.3 phụ biểu 1 cho thấy phân bố số cây sống của Giổi xanh ở các cơng thức thí nghiệm là như nhau (P=0,13>0,05).

Như vậy dựa trên kết quả phân tích thống kê cho thấy, sau trồng rừng 56 tháng, khơng có bằng chứng rõ ràng về sự thích ứng tốt nhất của Giổi xanh ở các cơng thức thí nghiệm, hay nói cách khác Giổi xanh có mức độ thích ứng như nhau khi được trồng thuần loài hay hỗn giao với Lát hoa, Trám trắng, Bạch đàn. Hay nói cách khác tỷ lệ sống của Giổi xanh không bị ảnh hưởng xấu bởi ba lồi trồng hỗn giao với nó.

* Bạch đàn

Trong bốn cơng thức thí nghiệm mà Bạch đàn tham gia, Bạch đàn trồng thuần lồi (CTTN số 10) có tỷ lệ sống thấp nhất (65%). Các cơng thức trồng hỗn giao Bạch đàn với lồi khác đều có tỷ lệ sống rất cao, cao hơn so với trồng thuần

lồi, trong số đó tỷ lệ sống cao nhất của Bạch đàn thuộc về công thức hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 6) đạt 93,3%, thứ đến là với Lát hoa (91,7%) và với Giổi xanh (85%).

Kiểm tra phân bố số cây sống ở bảng 1.4 phụ biểu 1 cho thấy tỷ lệ số cây sống của Bạch đàn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh ở các cơng thức thí nghiệm (P=0,00<0,05).

Trong thí nghiệm này, Bạch đàn được trồng thuần loài với mật độ 2.500cây/ha có tỷ lệ sống thấp nhất, thấp hơn cả các lô rừng khảo nghiệm và sản xuất ở Đoan Hùng với mật độ 1.660cây/ha [3] và [22] (65% so với khoảng 85- 94%), có thể việc trồng Bạch đàn với mật độ quá dày (2.500 cây/ha so với 1.660cây/ha) đã sớm dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cá thể làm cho nhiều cây khơng cịn đủ khơng gian dinh dưỡng để sinh sống và dẫn đến chết.

Tóm lại, sau khi trồng 56 tháng, Trám trắng trồng thuần lồi có tỷ lệ sống cao hơn (81,7%) so với khi trồng hỗn giao với Giổi xanh (73,3%), với Bạch đàn (66,7%) và với Lát hoa (58,3%), xem bảng 4.2.

Ngược lại, Bạch đàn trồng hỗn giao có tỷ lệ sống cao hơn so với khi trồng thuần loài, xem bảng 4.2.

Cịn Lát hoa có tỷ lệ sống rất thấp (khơng q 38%) trong tất cả các cơng thức thí nghiệm, xem bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)