Kết luận, tồn tại và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 75 - 77)

X S min max R

kết luận, tồn tại và kiến nghị

5.1. kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được với bốn loài Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn trong thí nghiệm trồng rừng hỗn giao của Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Dự án FST/2000/003 ở xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ thời điểm sau trồng 56 tháng, có thể rút ra các kết luận sau:

1/ Giổi xanh và Bạch đàn có tỷ lệ sống cao nhất, trong các ô hỗn giao cả hai lồi này đều có tỷ lệ sống trên 80%.

Tỷ lệ sống của Lát hoa rất thấp, trung bình khơng q 30%.

2/ Phân bố số cây tốt, xấu, trung bình của mỗi lồi trong các cơng thức thí nghiệm khơng khác biệt nhau.

3/ Cơng thức thí nghiệm khơng ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Lát hoa. Nhưng có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Giổi xanh, Trám trắng và Bạch đàn.

Trong đó:

- Đối với Trám trắng: Cơng thức thuần lồi có ảnh hưởng trội nhất đến chiều cao, đường kính và thể tích thân cây của Trám trắng.

- Đối với Giổi xanh: Công thức hỗn giao với Bạch đàn có ảnh hưởng trội nhất đến chiều cao, đường kính và thể tích thân cây của Giổi xanh.

- Đối với Bạch đàn: Các công thức hỗn giao với Lát hoa, với Trám trắng và với Giổi xanh đều có ảnh hưởng trội như nhau đến chiều cao, đường kính và thể tích thân cây của Bạch đàn.

4/ Cơng thức thí nghiệm khơng ảnh hưởng đến phân bố số cây theo độ thẳng thân cây và tỷ số H/D của Lát hoa. Nhưng có ảnh hưởng đến phân bố số cây theo độ thẳng thân cây và tỷ số H/D của Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn.

Trong đó:

- Đối với Trám trắng: Hỗn giao với Lát hoa và với Bạch đàn là hai công thức Trám trắng có nhiều cây thẳng nhất.

- Đối với Giổi xanh: Hỗn giao với Lát hoa và thuần lồi là hai cơng thức Giổi xanh có nhiều cây thẳng nhất.

- Đối với Bạch đàn: Hỗn giao với Trám trắng là cơng thức Bạch đàn có nhiều cây thẳng nhất.

- Tỷ số H/D của Trám trắng và Giổi xanh tăng dần theo chiều cao của loài phối hợp.

- Ngược lại tỷ số H/D của Bạch đàn tăng dần khi nó phối hợp với các lồi có chiều cao và đường kính nhỏ hơn.

5/ Cơng thức thí nghiệm khơng ảnh hưởng đến kích thước tán của Lát hoa. Nhưng có ảnh hưởng đến kích thước tán của Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn.

- Diện tích tán và chiều dài tán Trám trắng có xu hướng giảm dần khi chiều cao cây phối hợp tăng lên.

- Diện tích và chiều dài tán của Giổi xanh có xu hướng tăng lên khi nó được che bóng bởi Bạch đàn.

- Diện tích và chiều dài tán của Bạch đàn ở thuần loài bé hơn trong hỗn giao. 6/ Bạch đàn tăng sản lượng tương đối trong cả ba công thức hỗn giao, Giổi xanh tăng sản lượng tương đối trong hai công thức hỗn giao, Lát hoa tăng sản lượng tương đối trong một cơng thức hỗn giao.

Bốn cặp hỗn giao có tổng sản lượng tương đối tăng lên, trong đó cặp hỗn giao Giổi xanh với Bạch đàn có mức tăng cao nhất đạt 86%.

5.2. tồn tại

Vì điều kiện cịn nhiều hạn chế nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Khơng gian nghiên cứu mới chỉ bó hẹp trong phạm vi lơ rừng thí nghiệm của Dự án FST/2000/003 do Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy thiết lập.

- Đối tượng nghiên cứu mới chỉ được đánh giá ở thời điểm 56 tháng sau trồng rừng.

- Các chỉ tiêu thuộc phần không gian dinh dưỡng dưới mặt đất cũng như bản chất của các mối quan hệ giữa các loài chưa được nghiên cứu.

- Dung lượng quan sát để tính RYT cũng như tuổi rừng cịn thấp (đối với ba lồi bản địa), do đó hạn chế hiệu quả đánh giá mức độ thành công hay thất hại của các công thức hỗn giao.

5.3. kiến nghị

Trên cơ sở các kết quả thu được và những tồn tại nêu trên, chúng tơi có một số kiến nghị sau:

- Phạm vi nghiên cứu cần được mở rộng cả về khơng gian và thời gian để đánh giá được tồn diện kết quả mối quan hệ tác động giữa các loài cây trong hỗn giao.

- Cần tiến hành nghiên cứu dài hơn các nội dung liên quan đến sinh thái rừng, bảo gồm cả các quan hệ của các bộ phận dưới mặt đất làm cơ sở đề ra được các biện pháp kỹ thuật quản lý cạnh tranh giữa các loài.

- Các kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được là tài liệu tham khảo cho sản xuất và các nghiên cứu tương tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)