Tỷ số giữa chiều cao với đường kính thân cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 58 - 63)

kết quả và thảo luận

4.2.5.2. Tỷ số giữa chiều cao với đường kính thân cây

Trong quá trình sinh trưởng, các cây rừng tăng lên về kích thước và trọng lượng. Hai nhân tố điều tra là đường kính và chiều cao thường được quan tâm khi nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng, giữa chúng có sự tương quan chặt chẽ [6]. Những mối tương quan trên có nhiều ý nghĩa về sinh thái học, nó dựa trên những nguyên tắc sinh lý, là cơ sở để đảm bảo cho cây rừng phát triển cân đối và bền vững trong tự nhiên [13].

Để có thêm bằng chứng đánh giá ảnh hưởng tích cực hay bất lợi của các cơng thức trồng rừng đến hình dạng thân cây, đề tài sử dụng chỉ tiêu về tỷ số giữa chiều cao với đường kính thân cây.

Số trung bình về tỷ số giữa chiều cao với đường kính thân cây của bốn lồi Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn ở mỗi cơng thức thí nghiệm được tính theo cơng thức (3.10), kết quả được mơ phỏng ở biểu đồ (4.3).

* Lát hoa

Bảng 4.16 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) tỷ số H/D của Lát hoa sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.16. Tỷ số H/D của Lát hoa sau trồng 56 tháng ở các cơng thức thí nghiệm

Mã số Cơng thức thí nghiệm Tỷ số H/D

Xtb S R S%

4 Lát hoa với Bạch đàn 1,27 0,17 0,45 13,6

3 Lát hoa với Giổi xanh 1,06 0,19 0,82 18,2

2 Lát hoa với Trám trắng 1,02 0,17 0,49 17,0

1 Lát hoa thuần loài 0,93 0,34 1,10 36,2

Kết quả cho thấy trong số bốn cơng thức thí nghiệm của Lát hoa, ở cơng thức Lát hoa trồng hỗn giao với Bạch đàn urophylla (CTTN số 4) Lát hoa có tỷ số H/D cao nhất (1,3); Lát hoa trồng thuần lồi (CTTN số 1) có tỷ số H/D thấp nhất (0,9).

Phân tích trung bình tỷ số H/D của Lát hoa ở các cơng thức thí nghiệm bằng tiêu chuẩn DunnettC ở bảng 5.5 phụ biểu 5 cho thấy, tỷ số H/D của Lát hoa ở bốn cơng thức thí nghiệm khơng có sai khác ở mức ý nghĩa 5%.

Như vậy, mặc dù khơng sai khác có ý nghĩa nhưng có thể thấy Lát hoa có xu hướng trong hỗn giao sinh trưởng chiều cao mạnh hơn ở thuần loài.

* Trám trắng

Bảng 4.17 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) tỷ số H/D của Trám trắng sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.17. Tỷ số H/D của Trám trắng trồng 56 tháng ở các cơng thức thí nghiệm

Mã số Cơng thức thí nghiệm Tỷ số H/D

Xtb S R S%

6 Trám trắng với Bạch đàn 0,77 0,15 0,68 19,6

7 Trám trắng với Giổi xanh 0,76 0,12 0,44 15,3

5 Trám trắng thuần loài 0,74 0,10 0,39 13,9

2 Trám trắng với Lát hoa 0,64 0,09 0,47 14,7

Đối với Trám trắng, tỷ số H/D biến đổi trong khoảng từ 0,64-0,77, trong đó ở cơng thức Trám trắng trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 6) có tỷ số H/D cao nhất (0,77) và Trám trắng trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 2) có tỷ số H/D thấp nhất (0,64).

Phân tích tách biệt trung bình tỷ số H/D của Trám trắng ở bảng 5.7 phụ biểu 5 cho thấy, tỷ số H/D của Trám trắng có sự sai khác giữa các cơng thức thí nghiệm ở mức ý nghĩa 5%, các cặp CTTN có sai khác đó là: sai khác giữa CTTN số 2 với các CTTN số 5, số 6 và số 7; các cặp CTTN số 5 với số 6, cặp CTTN số 5 với số 7 và cặp CTTN số 6 với số 7 khơng có sai khác. Trám trắng trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 2) có ảnh hưởng kém nhất đến tỷ số H/D của Trám trắng.

Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, hỗn giao với Lát hoa có xu hướng sinh trưởng đường kính mạnh hơn chiều cao và ngược lại hỗn giao với Giổi xanh,

với Bạch đàn có xu hướng sinh trưởng chiều cao mạnh hơn sinh trưởng đường kính. Tỷ số H/D của Trám trắng có xu hướng tăng lên khi chiều cao của loài phối hợp tăng lên (với Bạch đàn 0,77, với Giổi xanh 0,76, với Lát hoa 0,64). Điều này có thể được giải thích là do trong hỗn giao với Lát hoa, Trám trắng không bị cạnh tranh không gian dinh dưỡng bởi Lát hoa (nhất là về ánh sáng), còn trong hỗn giao với Giổi xanh và Bạch đàn, có thể sự cạnh tranh ánh sáng làm cho Trám trắng phải điều chỉnh, hướng ưu tiên sinh trưởng về chiều cao để cây có thể nhận được nhiều ánh sáng.

* Giổi xanh

Bảng 4.18 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) tỷ số H/D của Giổi xanh sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.18. Tỷ số H/D của Giổi xanh sau trồng 56 tháng ở các cơng thức thí nghiệm

Mã số Cơng thức thí nghiệm Tỷ số H/D

Xtb S R S%

9 Giổi xanh với Bạch đàn 0,77 0,16 0,55 20,6

7 Giổi xanh với Trám trắng 0,69 0,11 0,37 16,7

3 Giổi xanh với Lát hoa 0,64 0,12 0,64 19,2

8 Giổi xanh thuần loài 0,59 0,11 0,43 18,2

Tỷ số H/D của Giổi xanh trong bốn cơng thức thí nghiệm biến đổi trong phạm vi từ 0,59 đến 0,77; Giổi xanh thuần lồi (CTTN số 8) có tỷ số H/D thấp nhất và Giổi xanh trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 9) có tỷ số H/D cao nhất.

Phân tích phương sai ở bảng 5.9 phụ biểu 5 cho thấy, cơng thức trồng có ảnh hưởng đến tỷ số H/D của Giổi xanh (P=0,00<0,05). Phân tích tách biệt tỷ số H/D của Giổi xanh ở bảng 5.10 phụ biểu 5 cho thấy, Giổi xanh trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 9) có ảnh hưởng trội nhất đến tỷ số H/D; Giổi xanh trồng thuần loài (CTTN số 8) và Giổi xanh trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 3) có ảnh hưởng kém nhất đến tỷ số H/D của Giổi xanh, xác suất để hai CTTN số 3 và số 8 có ảnh

hưởng như nhau đến tỷ số H/D của Giổi xanh là 17,4%; xác suất để hai CTTN số 3 và số 7 có ảnh hưởng như nhau đến tỷ số H/D của Giổi xanh là 21,5%.

Từ các kết quả phân tích nói trên cho thấy hỗn giao với Trám trắng và với Bạch đàn làm cho Giổi xanh có xu hướng sinh trưởng chiều cao mạnh hơn sinh trưởng đường kính.

Ngun nhân tác động ở đây có thể cũng giống như với Trám trắng, đó là do có sự cạnh tranh phần khơng gian phía trên mặt đất, sự cố gắng phát triển chiều cao để đưa tán lá đến vị trí có thể thu nhận được nhiều ánh sáng nhất phục vụ cho quá trình quang hợp của cây.

* Bạch đàn

Bảng 4.19 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) tỷ số H/D của Bạch đàn sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.19. Tỷ số H/D của Bạch đàn sau trồng 56 tháng ở các cơng thức thí nghiệm

Mã số Cơng thức thí nghiệm Tỷ số H/D

Xtb S R S%

4 Bạch đàn với Lát hoa 1,71 0,23 1,27 13,4

10 Bạch đàn thuần loài 1,59 0,13 0,51 8,5

9 Bạch đàn với Giổi xanh 1,44 0,13 0,54 8,7

6 Bạch đàn với Trám trắng 1,42 0,10 0,42 7,0

Tỷ số H/D của Bạch đàn trong bốn cơng thức thí nghiệm biến đổi trong khoảng từ 1,42 đến 1,71; ở công thức Bạch đàn trồng hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 6) có tỷ số H/D thấp nhất và hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 4) có tỷ số cao nhất.

Phân tích tách biệt trung bình tỷ số H/D của Bạch đàn bằng tiêu chuẩn DunnettC ở bảng 5.12 phụ biểu 5 cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, tỷ số H/D của Bạch đàn có sự sai khác giữa bốn cơng thức thí nghiệm. Bạch đàn trong công thức trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 4) có sai khác với Bạch đàn ở CTTN số 6, số 9 và

số 10. Bạch đàn trồng thuần lồi (CTTN 10) có sai khác với Bạch đàn ở CTTN số 4, số 6 và số 9. Tỷ số H/D của Bạch đàn ở CTTN 6 không sai khác với của CTTN số 9.

Với kết quả nghiên cứu về tỷ số H/D của Bạch đàn ở các cơng thức thí nghiệm nêu trên cho thấy, ở cơng thức hỗn giao với Lát hoa, Bạch đàn thiên về phát triển chiều cao, cịn ở cơng thức hỗn giao với Giổi xanh và hỗn giao với Trám trắng Bạch đàn thiên về phát triển đường kính hơn.

Ngun nhân khiến Bạch đàn có sự phát triển tỷ số H/D khác nhau ở các cơng thức thí nghiệm có thể là do tác dụng của mật độ và ngoài ra trong trường hợp này cịn có thể có sự canh tranh giữa các lồi về dinh dưỡng ở hệ thống rễ cây.

Hình 4.5 biểu đồ biểu thị tỷ số H/D của Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn ở các cơng thức thí nghiệm, rừng 56 tháng tuổi.

Lát hoa 1,27 1,06 1,02 0,93 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 Lát hoa với Bạch đàn (4)

Lát hoa với Giổi xanh (3) Lát hoa với Trám trắng (2) Lát hoa thuần loài (1) Tỷ s ố H /D Trám trắng 0,77 0,76 0,74 0,64 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 Trám trắng với Bạch đàn (6) Trám trắng với Giổi xanh (7) Trám trắng thuần loài (5) Trám trắng với Lát hoa (2) Tỷ s ố H /D Giổi xanh 0,77 0,69 0,64 0,59 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00

Giổi xanh với Bạch đàn (9)

Giổi xanh với Trám trắng (7)

Giổi xanh với Lát hoa (3)

Giổi xanh thuần loài (8) Tỷ s ố H /D Bạch đàn 1,71 1,59 1,44 1,42 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 Bạch đàn với Lát hoa (4) Bạch đàn thuần loài (10) Bạch đàn với Giổi xanh (9) Bạch đàn với Trám trắng (6) Tỷ s ố H /D

Hình 4.5. Biểu đồ biểu thị tỷ số H/D của Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn ở các ơ thuần lồi và hỗn giao, rừng 56 tháng tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)