Đường kính gốc và chiều cao thân cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 38 - 49)

kết quả và thảo luận

4.2.3. Đường kính gốc và chiều cao thân cây

Sinh trưởng đường kính của cây diễn ra nhờ có hoạt động của tượng tầng và sinh trưởng chiều cao của cây rừng diễn ra nhờ hoạt động của mô phân sinh. Sinh trưởng chiều cao và đường kính của mỗi lồi cây phụ thuộc vào hoàn cảnh và các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài khi sống quần tụ với nhau.

Để đánh giá ảnh hưởng của cơng thức thí nghiệm đến sinh trưởng Hvn và Dg của bốn lồi tham gia thí nghiệm, đề tài đã tiến hành thu thập số liệu của tổng số

30 ơ thí nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra tính đồng nhất của từng cơng thức thí nghiệm ở ba lần lặp (khối) theo sơ đồ ở mục (3.3.4.1).

Các mẫu được rút ra để tính tốn các đặc trưng mẫu và phân tích thống kê về chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và Dg cho mỗi lồi ở các cơng thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 7.1 phụ biểu 7.

* Lát hoa

Bảng 4.4 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) của chiều cao và đường kính thân cây của Lát hoa sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.4. Một số đặc trưng Hvn và Dg của Lát hoa sau trồng 56 tháng tuổi

Cơng thức thí nghiệm Hvn(dm) Dg (cm)

Xtb S R S% Xtb S R S%

Lát hoa với Bạch đàn (4) 30,0 7,4 22,0 24,6 2,4 0,4 1,0 17,8 Lát hoa với Giổi xanh (3) 27,0 8,0 33,0 29,6 2,6 0,9 3,2 33,7 Lát hoa thuần loài (1) 25,5 9,3 35,0 36,6 3,0 1,1 3,9 36,3 Lát hoa với Trám trắng (2) 23,3 7,5 22,0 32,1 2,4 0,9 2,7 37,2

Chiều cao của Lát hoa ở các cơng thức thí nghiệm biến động trong phạm vi từ 23,3 - 30dm. Lát hoa hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 4) có Hvn cao nhất (đạt 30dm) và có hệ số biến động thấp nhất (24,6%). Lát hoa thuần lồi (CTTN số 1) có độ biến động về chiều cao lớn nhất (36,6%); hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 2) có Hvn thấp nhất (23,3dm).

Bảng 3.2 phụ biểu 3 phân tích phương sai cho thấy cơng thức thí nghiệm không ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của Lát hoa (P=0,38>0,05).

Về đường kính thân cây (Dg), Lát hoa trồng thuần lồi (CTTN số 1) có Dg lớn hơn so với ở các cơng thức thí nghiệm khác, Lát hoa hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 2) và Lát hoa hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 4) có Dg ngang nhau (2,4cm).

Hệ số biến động Dg của Lát hoa hỗn giao với Trám trắng cao nhất 37,2%; trong hỗn giao với Bạch đàn, Lát hoa biến động Dg ít hơn ở các cơng thức thí nghiệm khác.

Bảng 3.2 phụ biểu 3 phân tích phương sai cho thấy cơng thức thí nghiệm khơng ảnh hưởng đến sinh trưởng Dg của Lát hoa (P=0,33>0,05).

Khơng có sự sai khác giữa các cơng thức thí nghiệm về Hvn và Dg của Lát hoa sau trồng 56 tháng là bằng chứng cho thấy việc chọn các loài Trám trắng, Giổi xanh, Bạch đàn để phối hợp trồng hỗn giao với Lát hoa của thí nghiệm đã khơng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng Hvn và Dg của Lát hoa. Hay nói cách khác những tác động qua lại giữa Lát hoa với ba lồi cây kia đã khơng đem lại những thuận lợi hay bất lợi cho việc sinh trưởng Hvn và Dg của Lát hoa, lý do có lẽ do Lát hoa có tỷ lệ sống quá thấp (dưới 38%), mật độ thưa nên chưa bị cạnh tranh.

Tuy khơng sai khác có ý nghĩa, nhưng Lát hoa trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 4) có chiều cao lớn nhất và là một trong hai cơng thức thí nghiệm có Dg bé nhất, chứng tỏ sau trồng 56 tháng tác dụng che bóng của Bạch đàn có thể là một trong những nguyên nhân kích thích Lát hoa đẩy mạnh sinh trưởng chiều cao. Điều này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của Lát hoa cho rằng khi còn nhỏ Lát hoa là lồi chịu bóng nhẹ, lớn lên hồn tồn ưa sáng và chiếm tầng trên của rừng [26].

Lát hoa được trồng thuần lồi (CTTN số 1), ở tuổi 56 tháng có thể do chưa có sự cạnh tranh về ánh sáng giữa các cây (diện tích tán bình qn 0,23m2/cây) nên chúng tập trung điều chỉnh sức sinh trưởng theo chiều nằm ngang để có Dg lớn nhất (3cm). Kết quả này phù hợp với tác dụng điều khiển quá trình sinh trưởng của mật độ trồng rừng. Khi trồng quá dày, rừng sớm khép tán, các cây bị thiếu ánh sáng cho quang hợp, vì thế để có đủ ánh sáng chúng buộc phải phát triển chiều cao, đưa tán lá của mình vượt lên tán của cây khác. Ngược lại khi trồng thưa hay khi cây cịn nhỏ tuổi, rừng chưa khép tán, các cây có đủ ánh sáng cung cấp cho quá trình quang hợp nên chúng thường phát triển mạnh về đường kính [13].

* Trám trắng

Bảng 4.5 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) của chiều cao và đường kính thân cây của Trám trắng sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.5. Một số đặc trưng Hvn và Dg của Trám trắng sau trồng 56 tháng tuổi

Cơng thức thí nghiệm Hvn(dm) Dg (cm)

Xtb S R S% Xtb S R S%

Trám trắng thuần loài (5) 50,2 12,6 50,0 25,2 6,9 1,8 8,3 26,4 Trám trắng với Giổi xanh (7) 48,7 12,5 51,0 25,7 6,5 1,8 8,0 27,0 Trám trắng với Lát hoa (2) 42,4 11,8 53,0 27,9 6,7 2,0 8,4 29,3 Trám trắng với Bạch đàn (6) 37,8 9,7 40,0 25,7 5,1 1,6 6,7 31,3

Trám trắng trồng thuần lồi (CTTN số 5) có Hvn trung bình đạt 50,2dm lớn hơn ở các cơng thức thí nghiệm khác. Trong số ba cơng thức hỗn giao của Trám trắng, hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 6) có Hvn thấp nhất đạt 37,8dm và hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 7) có Hvn trung bình cao nhất đạt 48,7dm.

Trám trắng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 2) có biến động chiều cao lớn nhất (53dm), Trám trắng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 6) có biến động Hvn ít nhất. Tuy nhiên hệ số biến động chiều cao của Trám trắng giữa các cơng thức có sự chênh lệch khơng đáng kể, khoảng 2-3%.

Bảng 3.5 phụ biểu 3 phân tích phương sai cho thấy Hvn của Trám trắng ở các cơng thức thí nghiệm có sự sai khác (P=0,00<0,05). Chiều cao của Trám trắng được tách biệt thành 2 nhóm, trong đó cơng thức trồng Trám trắng thuần lồi (CTTN số 5) và công thức Trám trắng hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 7) có ảnh hưởng trội hơn đến sinh trưởng Hvn (xem bảng 3.6 phụ biểu 3).

Xác suất để công thức số 5 và số 7 có ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng Hvn của Trám trắng là 59,4% và xác suất để cơng thức số 2 và số 6 có ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng Hvn của Trám trắng là 9,6% (xem bảng 3.6 phụ biểu 3).

Đường kính gốc của Trám trắng thuần lồi (CTTN số 5) đạt 6,9cm lớn hơn ở các cơng thức khác của Trám trắng. So sánh giữa các công thức hỗn giao của Trám trắng cho thấy, Trám trắng trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 6) có Dg bé nhất (5,1cm), Trám trắng trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 2) có Dg lớn nhất đạt 6,7cm.

Phạm vi biến động Dg của Trám trắng trong các cơng thức thí nghiệm khơng chênh lệch nhiều, hệ số biến động Dg của Trám trắng giữa các cơng thức có sự chênh lệch lớn hơn so với hệ số biến động Hvn (khoảng 3-5%).

Bảng 3.5 phụ biểu 3 phân tích phương sai cho thấy Dg của Trám trắng ở các cơng thức trồng rừng có sự sai khác (P=0,00<0,05), Dg của Trám trắng được tách biệt thành 2 nhóm, trong đó Trám trắng trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 6) có ảnh hưởng kém nhất đến Dg của Trám trắng. Các công thức Trám trắng thuần loài (CTTN số 5), trắm trắng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 2) và Trám trắng hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 7) có ảnh hưởng trội hơn CTTN số 6 đến sinh trưởng Dg của Trám trắng (xem bảng 3.6 phụ biểu 3).

Xác suất để ba công thức số 2, số 5 và số 7 có ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng Dg của Trám trắng là 43,8% (xem bảng 3.6 phụ biểu 3).

Lý do có thể là trong bốn cơng thức thí nghiệm của Trám trắng, ở CTTN số 6 Trám trắng là lồi được Bạch đàn che bóng, ở ba cơng thức thí nghiệm cịn lại Trám trắng là lồi ở tầng trên, nó được chiếu sáng hoàn toàn.

Kết quả so sánh sinh trưởng chiều cao và đường kính của Trám trắng đã chỉ ra chiều cao và đường kính thân cây của Trám trắng ở các cơng thức thí nghiệm có sự sai khác, trong đó CTTN số 2, số 5 và số 7 có ảnh hưởng trội hơn có thể là bằng chứng cho rằng hiện tại Trám trắng được chiếu sáng hồn tồn có sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt hơn được che bóng. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Quang Việt (2002) [26] cho rằng Trám trắng là loài ưa sáng mạnh, hai năm đầu cần có độ che bóng, nhưng khơng thể che kín cả ngọn cây.

* Giổi xanh

Bảng 4.6 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) của chiều cao và đường kính thân cây của Giổi xanh sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.6. Một số đặc trưng Hvn và Dg của Giổi xanh sau trồng 56 tháng tuổi

Cơng thức thí nghiệm Hvn(dm) Dg (cm)

Xtb S R S% Xtb S R S%

Giổi xanh với Bạch đàn (9) 50,2 13,6 50,0 27,2 6,5 1,4 6,3 21,9 Giổi xanh với Lát hoa (3) 41,7 9,6 37,0 23,0 6,7 1,7 8,2 25,6 Giổi xanh thuần loài (8) 35,4 8,1 28,0 22,9 6,0 1,3 4,7 20,8 Giổi xanh với Trám trắng (7) 31,9 9,0 34,0 28,3 4,7 1,2 4,7 26,2

Sau trồng 56 tháng tuổi, Giổi xanh trong hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 9) có Hvn bình qn cao nhất đạt 50,2dm; đứng thứ hai là Giổi xanh trong hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 3), Hvn bình qn của Giổi xanh thấp nhất khi nó được trồng hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 7).

Hvn của Giổi xanh ở CTTN số 9 có phạm vi biến động lớn nhất (50dm), Giổi xanh trồng thuần lồi (CTTN số 8) có phạm vi biến động chiều cao ít nhất (28dm). Mức chênh lệch về phạm vi biến động Hvn của Giổi xanh giữa các cơng thức thí nghiệm là 22dm. Chênh lệch hệ số biến động chiều cao của Giổi xanh giữa các công thức từ 1-5%, Giổi xanh trồng hỗn giao với Trám trắng có hệ số biến động lớn nhất (28,3%); Giổi xanh trồng thuần lồi có hệ số biến động chiều cao thấp nhất (22,9%).

Bảng 3.8 phụ biểu 3 phân tích ANOVA cho thấy sinh trưởng Hvn của Giổi xanh chịu ảnh hưởng của cơng thức thí nghiệm (P=0,00<0,05). Bảng 3.9 phụ biểu 3 phân tích tách biệt trung bình Hvn của Giổi xanh ở các cơng thức thí nghiệm bằng tiêu chuẩn Duncan cho biết Giổi xanh trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTNN số 9) là cơng thức có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng Hvn của Giổi xanh.

Trong bốn công thức trồng rừng của Giổi xanh, Giổi xanh trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 3) có Dg bình qn lớn nhất đạt 6,7cm; đứng thứ hai là Giổi xanh trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 9), Giổi xanh trồng hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 7) có Dg bé nhất đạt 4,7cm.

Phạm vi biến động Dg của Giổi xanh ở các công thức trồng rừng khác nhau, Giổi xanh trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 3) có mức chênh lệch lớn nhất 8,2cm; mức chênh này ở các CTTN số 9, số 8 và số 7 lần lượt là 6,3cm và 4,7cm. Hệ số biến động Dg của Giổi xanh ở CTTN 7 lớn nhất (26,2%) và ít nhất là ở CTTN số 8 (20,8%).

Bảng 3.8 phụ biểu 3 phân tích phương sai cho thấy sinh trưởng đường kính gốc của Giổi xanh chịu ảnh hưởng của các cơng thức thí nghiệm (P=0,00<0,05). Bảng 3.9 phụ biểu 3 so sánh bằng tiêu chuẩn Duncan chỉ ra Giổi xanh trồng hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 7) là cơng thức có ảnh hưởng kém nhất đến sinh trưởng Dg của Giổi xanh. Xác suất để các CTTN số 3, số 8 và số 9 có ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng Dg của Giổi xanh là 16,1%.

Như vậy, Giổi xanh trồng hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 9) có sinh trưởng Hvn và Dg tốt nhất. Chứng tỏ sau khi trồng 56 tháng, trong số ba loài hỗn giao với Giổi xanh, Bạch đàn là lồi có ảnh hưởng tích cực hơn đến sinh trưởng của Giổi xanh.

Trong bốn cơng thức thí nghiệm của Giổi xanh, ở CTTN số 7 và số 9 Giổi xanh là lồi chiếm tầng dưới chịu bóng của cây Trám trắng và Bạch đàn, ở CTTN số 3 và số 8 Giổi xanh được chiếu sáng hồn tồn, đây có lẽ là ngun nhân dẫn đến Giổi xanh sinh trưởng Hvn và Dg ở các công thức không như nhau.

Tuy Bạch đàn và Trám trắng đều là hai lồi chiếm tầng trên trong cơng thức hỗn giao với Giổi xanh, nhưng thực tế quan sát thấy rằng tán lá Bạch đàn thưa hơn tán của Trám trắng, có thể với tán thưa hơn nên Bạch đàn đã có được sự đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu ánh sáng của Giổi xanh, ngược lại tán lá của Trám trắng dày hơn và đỉnh tán cao hơn của Giổi xanh không nhiều (Trám trắng cao 48,7dm so với

Giổi xanh cao 31,9dm) nên khi trồng hỗn giao với Giổi xanh, Trám trắng đã hạn chế ánh sáng đến với Giổi xanh, làm cho Giổi xanh bị giảm sức sinh trưởng (xem bảng 4.5 và bảng 4.6).

* Bạch đàn

Bảng 4.7 trình bày số trung bình (Xtb), sai tiêu chuẩn (S), phạm vi biến động (R) và hệ số biến động (S%) của chiều cao và đường kính thân cây của Bạch đàn sau trồng 56 tháng.

Bảng 4.7. Một số đặc trưng Hvn và Dg của Bạch đàn sau trồng 56 tháng tuổi

Cơng thức thí nghiệm Hvn(dm) Dg (cm)

Xtb S R S% Xtb S R S%

Bạch đàn với Lát hoa (4) 180,4 23,7 107,0 13,1 10,7 1,8 8,4 16,7 Bạch đàn với Trám trắng (6) 154,3 17,3 66,0 11,2 10,9 1,6 5,6 14,8 Bạch đàn với Giổi xanh (9) 148,0 24,7 100,0 16,7 10,3 1,9 7,4 18,5 Bạch đàn thuần loài (10) 140,7 25,5 95,0 18,2 8,9 1,8 7,4 19,7

Chiều cao bình quân của Bạch đàn trong các cơng thức thí nghiệm khơng giống nhau, Bạch đàn trồng hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 4) có Hvn bình qn cao nhất (180,4dm), Hvn bình qn của Bạch đàn ở các CTTN số 6, số 9 và số 10 lần lượt là 154,3dm; 148dm và 140,7dm.

Phạm vi biến động Hvn của Bạch đàn dao động từ 66dm ở CTTN số 6 đến 107dm ở CTTN số 4. Tuy nhiên so với các loài Lát hoa, Trám trắng và Giổi xanh thì Bạch đàn có hệ số biến động Hvn thấp hơn. Hệ số biến động Hvn của Bạch đàn ở CTTN số 10 là lớn nhất đạt 18,2% và ở CTTN số 6 bé nhất đạt 11,2%.

Phân tích phương sai ở bảng 3.11 phụ biểu 3 cho thấy, sinh trưởng Hvn của Bạch đàn chịu ảnh hưởng của các cơng thức thí nghiệm (P=0,00<0,05). So sánh trung bình Hvn của Bạch đàn ở bảng 3.12 phụ biểu 3 cho thấy cơng thức thí nghiệm số 4 có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng Hvn của Bạch đàn. Bạch đàn hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 9) và hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 6) có ảnh hưởng tương đương nhau đến sinh trưởng Hvn của Bạch đàn.

Xác suất để CTTN số 9 và số 6 có ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng Hvn của Bạch đàn là 25,4% và xác suất để CTTN số 9 và số 6 có ảnh hưởng như nhau đến sinh trưởng Hvn của Bạch đàn là 25,4% (xem bảng 3.12 phụ biểu 3).

Bạch đàn trồng hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 6) có Dg bình qn lớn nhất (10,9cm), đứng thứ hai là Bạch đàn trong hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 4), Bạch đàn trồng thuần lồi (CTTN số 10) có Dg bình qn bé nhất (8,9cm). Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Harger ở Costa Rica [42]: những lồi mọc nhanh nhất, đường kính ngang ngực của chúng trong quần thụ hỗn giao là lớn hơn trong quần thụ thuần loài.

Phạm vi biến động Dg của Bạch đàn trong bốn cơng thức thí nghiệm từ 5,6cm đến 8,4cm; Bạch đàn trồng thuần loài (CTTN số 10) và trồng hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 9) có phạm vi biến động như nhau (7,4cm). Cũng tương tự như ở chỉ tiêu Hvn, Bạch đàn trồng thuần lồi (CTTN số 10) có hệ số biến động Dg lớn nhất (19,7%) và Bạch đàn trồng hỗn giao với Trám trắng (CTTN số 6) có hệ số biến động Dg thấp nhất (14,8%).

Phân tích phương sai ở bảng 3.11 phụ biểu 3 cho thấy, sinh trưởng Dg của Bạch đàn chịu ảnh hưởng của các cơng thức thí nghiệm (P=0,00<0,05). So sánh trung bình Dg của Bạch đàn bằng tiêu chuẩn Duncan ở bảng 3.12 phụ biểu 3 cho thấy, trong số bốn công thức trồng rừng, công thức Bạch đàn thuần lồi (CTTN số 10) có ảnh hưởng kém nhất đến sinh trưởng Dg của Bạch đàn, ba công thức hỗn giao có ảnh hưởng trội hơn thuần lồi.

Xác suất để ba công thức hỗn giao ảnh hưởng tương đương nhau đến sinh trưởng Dg của Bạch đàn là 18,2% (xem bảng 3.12 phụ biểu 3).

Bạch đàn là lồi có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn Lát hoa, Trám trắng và Giổi xanh, sau trồng 56 tháng trong cả bốn cơng thức thí nghiệm, nó chiếm tầng trên. Kết quả so sánh chỉ ra khi được trồng hỗn giao với ba loài Lát hoa, Trám trắng và Giổi xanh, Bạch đàn có kết quả sinh trưởng Hvn và Dg tốt hơn khi nó được trồng thuần lồi. So với kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)