Chất lượng cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 35 - 38)

kết quả và thảo luận

4.2.2. Chất lượng cây

Sau khi đã thích ứng với các điều kiện khí hậu và đất đai, cây sẽ sinh trưởng, phát triển tại nơi mọc của chúng và được điều hoà bởi các mối quan hệ giữa các cây trồng cùng loài hoặc khác lồi.

Các lồi có ảnh hưởng bất lợi lẫn nhau sẽ được thử thách để kết quả cuối cùng sẽ bị đào thải tự nhiên hoặc tồn tại trong tình trạng bị chèn ép, sinh trưởng lạc hậu [13].

Chất lượng cây là chỉ tiêu phản ánh tình trạng sinh trưởng của cây, được chia thành ba cấp cây tốt, xấu, trung bình. Nếu cây có mối quan hệ tốt với điều kiện hồn cảnh xung quanh thì nó sẽ phát huy được tối đa phẩm chất vốn có (đặc tính di truyền) và sinh trưởng, phát triển tốt hơn, ngược lại khi đó là những mối quan hệ bất lợi thì cây sẽ sinh trưởng kém hơn.

Tỷ lệ cây thuộc các cấp chất lượng của mỗi lồi ở các cơng thức thí nghiệm được tính theo cơng thức (3.4) dựa trên số liệu quan sát ở 30 ô mẫu (sau khi đã loại bỏ các cây chết), và được trình bày vào bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ cây tốt, xấu, trung bình của bốn lồi ở các CTTN, rừng 56 tháng tuổi

Cơng thức thí nghiệm Tỷ lệ cây %

Tốt Trung bình Xấu

Lát hoa với Trám trắng (2) 41,7 16,7 41,7

Lát hoa với Bạch đàn (4) 40,0 33,3 26,7

Lát hoa với Giổi xanh (3) 34,8 30,4 34,8

Lát hoa thuần loài (1) 26,7 13,3 60,0

Trung bình 35,4 24,6 40,0

Trám trắng với Giổi xanh (7) 68,2 22,7 9,1

Trám trắng thuần loài (5) 67,3 20,4 12,2

Trám trắng với Lát hoa (2) 62,9 20,0 17,1

Trám trắng với Bạch đàn (6) 45,0 37,5 17,5

Trung bình 61,3 25,0 13,7

Giổi xanh với Lát hoa (3) 70,9 23,6 5,5

Giổi xanh thuần loài (8) 70,2 21,3 8,5

Giổi xanh với Trám trắng (7) 60,4 25,0 14,6

Giổi xanh với Bạch đàn (9) 54,7 34,0 11,3

Trung bình 64,0 26,1 9,9

Bạch đàn với Trám trắng (6) 69,6 21,4 8,9

Bạch đàn với Giổi xanh (9) 62,7 23,5 13,7

Bạch đàn với Lát hoa (4) 61,8 21,8 16,4

Bạch đàn thuần loài (10) 43,6 28,2 28,2

Trong số bốn lồi tham gia thí nghiệm, trung bình Giổi xanh là lồi có tỷ lệ cây thuộc cấp chất lượng tốt nhiều nhất (64,0%), đứng thứ hai là Trám trắng (61,3%). Lát hoa là lồi có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu nhất (40,0%).

* Lát hoa

Trong số bốn cơng thức thí nghiệm của Lát hoa, khi trồng thuần lồi (CTTN số 1) Lát hoa có ít cây tốt nhất (26,7%), các hỗn giao của Lát hoa với Trám trắng (CTTN số 2) và với Giổi xanh (CTTN số 3) có số cây tốt và cây xấu như nhau (CTTN số 2: Tốt = Xấu = 41,7% và CTTN số 3: Tốt = Xấu = 34,8%). Lát hoa hỗn giao với Bạch đàn (CTTN số 4) vừa có nhiều cây tốt và vừa có ít cây xấu.

Kiểm định bằng tiêu chuẩn 2 ở bảng 2.1 phụ biểu 2 cho thấy, phân bố số cây theo ba mức chất lượng tốt, xấu, trung bình của Lát hoa ở các cơng thức thí nghiệm là như nhau (P=0,58>0,05).

* Trám trắng

Đối với lồi Trám trắng, nhìn chung trong cả bốn cơng thức thí nghiệm đều có nhiều cây tốt, số cây tốt biến động từ 45-68,2%; số cây xấu chiếm không quá 18% tổng số cây. Trám trắng hỗn giao với Giổi xanh (CTTN số 7) có nhiều cây chất lượng tốt nhất (68,2%). Hỗn giao giữa Trám trắng với Bạch đàn (CTTN số 6) có nhiều cây chất lượng trung bình hơn các hỗn giao khác của Trám trắng.

Phân bố số cây có chất lượng tốt, xấu, trung bình của Trám trắng ở các cơng thức thí nghiệm là như nhau (P=0,30>0,05), xem bảng (2.2) phụ biểu (2).

* Giổi xanh

Giổi xanh hỗn giao với Lát hoa (CTTN số 3) và Giổi xanh thuần lồi (CTTN số 8) có nhiều cây tốt và ít cây xấu hơn các cơng thức thí nghiệm khác của Giổi xanh (tỷ lệ cây tốt đạt 70,9% và 70,2%; tỷ lệ cây xấu tương ứng là 5,5% và 8,5%).

So với các cơng thức thí nghiệm khác của Giổi xanh, hỗn giao giữa Giổi xanh với Bạch đàn (CTTN số 9) có nhiều cây chất lượng trung bình hơn (chiếm 34% số cây).

Phân bố số cây Giổi xanh thuộc các cấp chất lượng tốt, xấu, trung bình ở các cơng thức thí nghiệm là như nhau (P=0,46>0,05) (xem bảng 2.3 phụ biểu 2).

* Bạch đàn

Trong các công thức hỗn giao của Bạch đàn (CTTN số 4, số 6 và số 9), Bạch đàn có nhiều cây đạt chất lượng tốt, tỷ lệ cây tốt chiếm khoảng từ 60-70% số cây. Công thức trồng Bạch đàn thuần loài (CTTN số 10) có ít cây tốt hơn (43,6%). Trong cơng thức thí nghiệm hỗn giao giữa Bạch đàn với Trám trắng (CTTN số 6), Bạch đàn có ít cây xấu nhất (8,9%).

Kiểm định bằng tiêu chuẩn 2 ở bảng 2.4 phụ biểu 2 cho thấy phân bố cây Bạch đàn thuộc các cấp chất lượng khơng phụ thuộc vào việc nó được trồng thuần lồi hay hỗn giao (P=0,19>0,05).

Tóm lại, ở thời điểm 56 tháng tuổi sau khi trồng tỷ lệ cây tốt, xấu, trung bình của cả bốn lồi Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn đều khơng phụ thuộc vào việc nó được trồng thuần lồi hay hỗn giao với cây khác.

Thơng qua nghiên cứu chỉ tiêu về chất lượng cây cho thấy, trong các cơng thức thí nghiệm của bốn lồi cây, hiện tại giữa chúng có mối quan hệ khơng khác biệt gì, hay nói cách khác là kết quả tác động của các mối quan hệ thể hiện không rõ ràng về sự bất lợi hay hỗ trợ tích cực đối với chất lượng cây của các lồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)