Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tài liệu giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 26 - 27)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.5.1. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tài liệu giảng dạy

Chuẩn bị tài liệu giảng dạy và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề nếp chuẩn bị tài liệu giảng dạy theo cách truyền thống mà ở đó chỉ là nội dung đã có ở sách giáo

khoa nhưng không đưa ra các phương pháp dạy học thích ứng với từng giai đoạn học tập của sinh viên. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên cịn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng phổ biến, từ đó chất lượng giờ giảng cho hiệu quả thấp, khơng gây được hứng thú cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trị.

Để phát triển các phương pháp dạy học tích cực, việc đầu tiên là phải đổi mới khâu chuẩn bị tài liệu giảng dạy. Chuẩn bị tài liệu giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên đảm bảo những yêu cầu sau:

Về nội dung: tài liệu giảng dạy phải là sự cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. Nội dung tài liệu giảng dạy phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, phải đảm bảo được tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn vừa sức với sinh viên. Tài liệu giảng dạy cần nêu lên những vấn đề, những hiện tượng trong đời sống đòi hỏi phải sử dụng tri thức khai thác trong tài liệu giảng dạy và tri thức đã biết để giải quyết. Các bài giảng trong tài liệu giảng dạy cần được thiết kế dưới dạng các hoạt động khác nhau, nhằm giúp người học lĩnh hội dần các kinh nghiệm học tập thơng qua cách giải quyết các tình huống, tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội được trải nghiệm sáng tạo.

Về hình thức: Cấu trúc phải có tính logic, tài liệu tham khảo rõ ràng. Tài liệu giảng dạy phải được diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)