Đổi mới phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 27 - 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.5.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.

Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp mà trong đó chủ yếu là thầy nói – trị nghe. Sinh viên thường phải ngồi nghe liên tục trong một khoảng thời gian dài. Trong phương pháp này, giáo viên dạy và sinh viên được dạy; giáo viên biết mọi thứ và sinh viên khơng biết gì; giáo viên suy nghĩ và sinh viên buộc phải nghĩ theo cách của giáo viên; giáo viên nói và sinh viên lắng nghe; giáo viên quyết định (chọn lựa) và sinh viên phải làm theo. Nhìn chung, giáo viên là chủ thể còn sinh viên là khách thể của quá trình dạy – học. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc truyền đạt kiến thức, hướng đến mục tiêu làm cho sinh viên hiểu và ghi nhớ kiến thức. Phương pháp này ít quan tâm đến việc phát triển tư duy, huấn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ cho người học. Nó dẫn đến tình trạng hầu hết sinh viên học tập thụ động.

Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học những gì giáo viên giảng trên lớp là đủ. Ngồi ra sự thụ động của họ cịn thể hiện qua phản ứng của họ đối với bài giảng của giáo viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả những gì giáo viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thơng tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều.

Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trị mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tị mị của học sinh, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo.

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đó là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của người học. Với phương pháp này yêu cầu giảng viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà cịn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó giảng viên có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến người học một

cách tự nhiên, sinh động và hứng thú. Bên cạnh đó giáo viên cần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Điểm cơ bản và quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy đại học hiệu quả là người thầy nêu vấn đề và phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy độc lập của sinh viên. Các cách dạy học theo lối truyền thống truyền đạt - lĩnh hội cần được thay đổi bằng những cách làm mới cùng với sự hỗ trợ của phương tiện mới hiện đại, luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi, làm cho SV biết hợp tác và chia sẻ, tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)