TT Khoa Số lƣợng giảng viên
1 Cơng nghệ thơng tin 35
2 Cơ khí 40
3 Động lực 30
4 Vô tuyến điện tử 40 5 Kỹ thuật điều khiển 45 6 Viện Kỹ thuật cơng trình đặc biệt 35
Tổng 225
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả tiến hành thu thập số liệu qua việc thiết kế phiếu khảo sát để lấy ý kiến các câu trả lời của các giảng viên theo mẫu đã lựa chọn. Phiếu khảo sát được thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy và mối tương quan giữa các câu hỏi với biến tổng
thơng qua phần mềm SPSS. Phiếu khảo sát hồn thiện được tiến hành khảo sát trên diện rộng, từ kết quả khảo sát thu được tác giả phân tích kết quả nghiên cứu.
Sau khi đã khảo sát và phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn (nếu cần thiết) để thu thập thêm thơng tin góp phần chứng minh tính đúng đắn khách quan của vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ nghiên cứu
Để trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu và chứng minh 3 giả thiết nghiên cứu tác giả sử dụng công cụ là phiếu khảo sát các giảng viên. Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 40 câu hỏi được chia làm 3 phần chính (phụ lục 1). Các câu hỏi được đo với 5 mức độ thuộc dạng thang đo Likert (1 = Không sử dụng, 2 = Hiếm khi sử dụng, 3 = Thỉnh thoảng sử dụng, 4 = Thường xuyên sử dụng, 5 = Rất thường xuyên sử dụng). Phần 1: bao gồm 8 câu hỏi khảo sát về việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy của giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay theo mức độ nào.
Phần 2: bao gồm 15 câu hỏi khảo sát về phương pháp giảng dạy của giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay theo mức độ nào.
Phần 3: bao gồm 15 câu hỏi khảo sát về hoạt động kiểm tra đánh giá trên lớp giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay theo mức độ nào.
2.2.4. Khảo sát thử và đánh giá công cụ
2.2.4.1. Khảo sát thử nghiệm
Bảng câu hỏi được khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử với 60 giảng viên thuộc 6 khoa, mỗi khoa tác giả chọn 10 giảng viên. Dữ liệu thử nghiệm được phân tích trên phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của các thang đo.
2.2.4.2. Đánh giá công cụ
Các phiếu khảo sát thu về từ đợt khảo sát thử nghiệm sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng của bộ công cụ đo lường. Tổng số phiếu phát ra 60 phiếu, số phiếu thu về 60
Việc đánh giá này được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Làm sạch số liệu để loại bỏ những phiếu không hợp lệ, số liệu sau
xử lý đạt yêu cầu là 60 phiếu.
Bước 2: Mã hóa các thông tin và nhập số liệu vào phần mềm SPSS. Bước 3: Phân tích số liệu.
Tác giả sử dụng phần mềm chuyên dụng là SPSS để xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và tương quan giữa các câu hỏi.
* Kết quả phân tích phiếu thử nghiệm
Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:
- Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0.6 trở lên (Nunnally, 1978; Perterson, 1994; Slater, 1995).
- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại ( Nunnally, 1994).
- Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại [13].
Kết quả phân tích được trinh bày trong bảng sau: