Ảnh hƣởng của chuẩn đầu ra đến phƣơng pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 71 - 80)

8. Kết cấu của luận văn

3.4. Ảnh hƣởng của chuẩn đầu ra đến phƣơng pháp giảng dạy

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 và chứng minh giả thiết 2 là đúng, tác giả tiến hành phân tích các số liệu khảo sát thu được từ câu hỏi 8 đến câu 19 trong phần PPGD của PKS. Kết quả thu được như trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ giảng viên sử dụng

phương pháp giảng dạy trước khi ban hành chuẩn đầu ra và hiện nay

Trƣớc khi HV ban hành CĐR NỘI DUNG Hiện nay (đã có CĐR) 1 % % 2 % 3 % 4 % 5 % 1 % 2 % 3 % 4 % 5

0 0 9 57.6 33.3 (8). Thuyết trình, diễn giải 0 31.4 45.2 23.3 0 0 0 10.5 62.9 26.7 (9). Chú trọng truyền đạt nội dung, kiến thức có sẵn

trong giáo trình, tài liệu

0 21.4 55.2 13.3 10 0 0 18.1 35.2 46.7 (10). Giảng viên là chủ thể và trung tâm của quá

trình giảng dạy

0 26.7 55.2 18.1 0 0 0 9 77.6 13.3 (11). Đọc bài giảng cho SV chép và chỉ đặt số câu hỏi liên

quan đến nội dung bài học

0 21.4 61.9 16.7 0

0 0 32.4 52.9 14.8

(12). Trình bày những ý

kiến hoặc các quan điểm trái ngược nhau để sinh viên thảo luận

0 0 18.6 59.5 21.9

0 0 32.9 57.6 9.5

(13). Tạo điều kiện để

sinh viên đặt câu hỏi, chủ động và tích cực tham gia vào bài học

0 0 0 50 50

9 23.3 44.8 22.9 (14). Tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề trên cơ sở nội dung đã học

0 0 16.7 60 23.3

0 0 32.4 58.1 9.5

(15). Sử dụng kết hợp các

phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với nội dung và đối tượng người học

0 0 0 33.3 66.7

0 19.5 43.8 36.7 0

(16). Sử dụng kết hợp các

phương tiện: powerpoint, tranh ảnh, băng đĩa…giáo án điện tử và ứng dụng CNTT trong giảng dạy

0 0 18.1 37.1 44.8

9 12.9 54.3 23.8 0

(17). Lấy người học làm

trung tâm trong quá trình

giảng dạy 0 0 0 66.7 33.3 0 9 49.5 41.4 0

(18). Tìm hiểu những khó

khăn trong trong học tập

của sinh viên 0 0 28.1 55.2 16.7 0 0 21.9 57.6 20.5

(19). Tạo niềm tin cho sinh

viên về khả năng học tập

Căn cứ vào sự phân bố số liệu trong bảng 3.6, tác giả thấy tỉ lệ trả lời của các giảng viên tập trung ở các mức độ 4 (thường xuyên) và mức độ 5 (rất thường xuyên), tỉ lệ trả lời ở các mức độ 1 (Không) và mức độ 2 (Hiếm khi) là rất ít. Vì thế tác giả đã quy đổi lại kết quả khảo sát như sau: Mức độ 1 và mức độ 2 thành Không và Hiếm khi =1; Mức độ 3 thành Thỉnh thoảng = 2; Mức độ 4 và mức độ 5 thành Thường xuyên và rất thường xuyên = 3. Như vậy qua việc quy đổi lại kết quả khảo sát ta thu được bảng số liệu với các chỉ số 1, 2, 3 như trong bảng 3.7.

Bảng 3.7 Tỷ lệ giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy trước khi ban hành chuẩn đầu ra và hiện nay (quy đổi)

Trƣớc khi HV ban hành CĐR NỘI DUNG Hiện nay (đã có CĐR) 1 % 2 % 3 % 1 % 2 % 3 %

0 9 91 (8). Thuyết trình, diễn giải 31.4 45.2 23.3

0 10.5 89.5

(9). Chú trọng truyền đạt nội

dung, kiến thức có sẵn trong giáo trình, tài liệu

21.4 55.2 23.3

0 18.1 81.9 (10). Giảng viên là chủ thể và

trung tâm của quá trình giảng dạy 26.7 55.2 18.1 0 9 91

(11). Đọc bài giảng cho SV chép

và chỉ đặt số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

21.4 61.9 16.7

0 32.4 67.6

(12). Trình bày những ý kiến

hoặc các quan điểm trái ngược nhau để sinh viên thảo luận

0 18.6 81.4

0 32.9 67.1

(13). Tạo điều kiện để sinh viên

đặt câu hỏi, chủ động và tích cực tham gia vào bài học

0 100

32.3 44.8 22.9

(14). Tổ chức các buổi thảo

luận theo chuyên đề trên cơ sở nội dung đã học

0 16.7 63.3

0 32.4 67.6

(15). Sử dụng kết hợp các

phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với nội dung và

Trƣớc khi HV ban hành CĐR NỘI DUNG Hiện nay (đã có CĐR) 1 % 2 % 3 % 1 % 2 % 3 %

đối tượng người học

19.5 43.8 36.7

(16). Sử dụng kết hợp các

phương tiện: powerpoint, tranh ảnh, băng đĩa…giáo án điện tử và ứng dụng CNTT trong giảng dạy

0 18.1 81.9

21.9 54.3 23.8 (17). Lấy người học làm trung

tâm trong quá trình giảng dạy 0 100 9 49.5 41.4

(18). Tìm hiểu những khó khăn

trong trong học tập của sinh viên

0 28.1 71.9

0 21.9 78.1 (19). Tạo niềm tin cho sinh viên

về khả năng học tập của mình 0 20 80 Căn cứ vào số liệu trong bảng 3.7 tác giả minh hoạ tỉ lệ thường xuyên và rất thường xuyên qua hình 3.2 dưới đây.

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ mức độ thường xuyên và rất thường xuyên giảng viên sử dụng PPGD trước khi ban hànhchuẩn đầu ra và hiện nay

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ mức độ thường xuyên và rất thường xuyên giảng viên sử dụng PPGD trước khi ban hành

chuẩn đầu ra và hiện nay (tiếp theo)

Từ kết quả trên hình 3.2 cho thấy có sự khác nhau trong mức độ sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay, kết quả cụ thể như sau:

Về việc sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 91% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, trong khi đó hiện nay chỉ có 23.3% giảng viên thường xuyên sử dụng. Như vậy là có sự thay đổi rất lớn trong việc sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng của giảng viên trước và sau thời điểm ban hành CĐR, cụ thể hiện nay giảng viên ít sử dụng phương pháp này hơn.

Phương pháp giảng dạy chú trọng truyền đạt nội dung, kiến thức có sẵn trong giáo trình, tài liệu khi được hỏi các giảng viên cho ý kiến như sau: trước khi có CĐR có 89.5% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 23.3% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy có sự khác

biệt trong việc sử dụng phương pháp này của giảng viên. Cụ thể hiện nay giảng viên ít sử dụng phương pháp này hơn.

Phương pháp lấy giảng viên là chủ thể và là trung tâm của quá trình giảng dạy theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 81.9% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 18.1% giảng viên thường xuyên sử dụng. Như vậy có sự khác biệt trong việc sử dụng phương pháp này của giảng viên. Cụ thể hiện nay giảng viên ít sử dụng phương pháp này hơn.

Phương pháp đọc bài giảng cho SV chép và chỉ đặt số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 91% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 16.7% giảng viên thường xuyên sử dụng. Như vậy có sự khác biệt trong việc sử dụng phương pháp này của giảng viên. Cụ thể hiện nay giảng viên ít sử dụng phương pháp này hơn.

Theo ý kiến của giảng viên việc trình bày những ý kiến hoặc các quan điểm trái ngược nhau để sinh viên thảo luận: trước khi có CĐR có 67.6% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 81.4% giảng viên thường xuyên sử dụng. Như vậy cả hai thời điểm giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp này, nhưng hiện nay mức độ sử dụng phương pháp này nhiều hơn.

Trong q trình giảng dạy để sinh viên chủ động, tích cực trong học tập thì phương pháp tạo điều kiện để sinh viên đặt câu hỏi, chủ động và tích cực tham gia vào bài học để nâng cao chất lượng bài giảng và sự tiếp thu lĩnh hội của sinh viên cũng ln được giảng viên khích lệ, động viên. Cụ thể, trước khi có CĐR có 67.1% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 100% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng.Như vậy có sự thay đổi mức độ sử dụng phương pháp này của giảng viên trước và sau khi Học viện ban hành CĐR. Cụ thể hiện nay giảng viên rất thường xuyên sử dụng phương pháp này.

Giảng viên cũng có sự thay đổi mức độ sử dụng phương pháp tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề trên cơ sở nội dung đã học, cụ thể trước khi có CĐR có 22.9% giảng viên thường xuyên sử dụng, hiện nay có 63.3% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy hiện nay giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp này trong giảng dạy.

Sử dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với nội dung và đối tượng người học là một yếu tố quan trọng và quyết định chất lượng giảng dạy của giảng viên trong việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 67.6% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 100% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy cả trước khi có CĐR và hiện nay mức độ sử dụng phương pháp này của giảng viên là thường xuyên, nhưng hiện nay 100% giảng viên được hỏi đều sử dụng phương pháp này.

Theo ý kiến của giảng viên mức độ sử dụng kết hợp các phương tiện: powerpoint, tranh ảnh, băng đĩa…giáo án điện tử và ứng dụng CNTT trong giảng dạy trước khi Học viện ban hành CĐR và hiện nay có sự thay đổi lớn. cụ thể trước khi có CĐR có 36.7% giảng viên thường xuyên sử dụng, hiện nay có 81.9% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng.

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm. Đó là sự kết hợp hài hồ nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của người học. Với phương pháp này yêu cầu giảng viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà cịn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó giảng viên có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến người học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú. Theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 23.8% giảng viên thường xuyên sử dụng, hiện nay có 100% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy hiện nay 100% giảng viên sử dụng phương pháp này trong giảng dạy.

Trong quá trình giảng dạy việc tìm hiểu những khó khăn trong trong học tập của sinh viên cũng luôn được các giảng viên quan tâm, theo dõi, nắm bắt. Từ tìm hiểu những khó khăn trong học tập của sinh viên giúp giảng viên có thể gần gũi hơn với sinh viên, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh viên. Từ đó giúp giảng viên có những điều chỉnh, động viên, khích lệ sinh viên trong học tập. Theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 41.4% giảng viên thường xuyên sử dụng, hiện nay có 71.9% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy hiện nay mức độ sử dụng phương pháp này của giảng viên nhiều hơn.

Việc tạo niềm tin cho sinh viên về khả năng học tập của mình cũng được các giảng viên thường xuyên sử dụng trong q trình giảng dạy để khích lệ, tạo động lực cho sinh viên từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 78.1% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 88% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy hiện nay giảng viên sử dụng phương pháp này nhiều hơn.

Kết quả lệ giảng viên sử dụng PPGD trước khi có CĐR và hiện nay, trong phần chính luận của luận văn tác giả chỉ tiến hành phân tích ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên. Kết quả tỉ lệ mức độ thường xuyên và rất thường xuyên PPGD của giảng viên trước khi ban hành chuẩn đầu ra và hiện nay của 6 khoa được biểu thị trong phụ lục 8. Kết quả cho ta thấy giảng viên của 6 khoa có những sự thay đổi đáng kể trong PPGD của giảng viên. Cụ thể, hiện nay giảng viên ở 6 khoa thường xuyên sử dụng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, năng động, độc lập, sáng tạo của sinh viên.

Bảng 3.8 Bảng kiểm định giá trị trung bình PPGD

Paired Samples Test

Sự khác biệt t Giá trị trung bình df Độ lệch chuẩn Sig. (2- tailed) Sai số chuẩn trung bình Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn trung bình

95% Độ tin cậy của sự khác biệt

Dưới Trên

Câu 8 Trước 2010 – Hiện nay 1.324 .923 .064 1.198 1.449 20.788 209 .000

Câu 9 Trước 2010 – Hiện nay 1.043 .999 .069 .907 1.179 15.126 209 .000

Câu 10 Trước 2010 – Hiện nay 1.371 1.033 .071 1.231 1.512 19.239 209 .000

Câu 11 Trước 2010 – Hiện nay 1.090 .749 .052 .989 1.192 21.095 209 .000

Câu 12 Trước 2010 – Hiện nay -.210 .925 .064 -.335 -.084 -3.283 209 .001

Câu 13 Trước 2010 – Hiện nay -.733 .792 .055 -.841 -.626 -13.420 209 .000

Câu 14 Trước 2010 – Hiện nay -1.252 1.084 .075 -1.400 -1.105 -16.741 209 .000

Câu 15 Trước 2010 – Hiện nay -.895 .757 .052 -.998 -.792 -17.143 209 .000

Câu 16 Trước 2010 – Hiện nay -1.095 1.012 .070 -1.233 -.958 -15.682 209 .000

Câu 17 Trước 2010 – Hiện nay -1.405 .975 .067 -1.537 -1.272 -20.883 209 .000

Câu 18 Trước 2010 – Hiện nay -.562 .869 .060 -.680 -.444 -9.374 209 .000

Bảng 3.8 cho thấy kết quả kiểm định Paired Samples Test đối với các câu hỏi 8 đến câu 18 đều có giá trị Sig = 0,00 <0,05 chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sử dụng các phương pháp giảng dạy của giảng viên trước khi Học viện ban hành chuẩn đầu ra và thời điểm hiện nay. Riêng câu 19 hỏi về phương pháp tạo niềm tin cho sinh viên về khả năng học tập của mình có Sig = 0.746 >0.05, chứng tỏ khơng có sự khác biệt trong sử dụng phương pháo này của giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay.

Hộp 3.2. Phỏng vấn sâu về ảnh hưởng của CĐR đến Phương pháp giảng dạy của giảng viên

“…Tôi đã công tác 19 năm tại học viện và đã thay đổi rất nhiều PPGD cho phù hợp với đối tượng, chương trình đào tạo và yêu cầu của Học viện. Mỗi PPGD đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế riêng của nó. Trước đây khi chưa có CĐR, cũng như ý kiến phản hồi của sinh viên bản thân tôi thường xuyên sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống đó là thuyết trình, diễn giải, chú trọng tới việc truyền đạt kiến thức trong giáo trình. Hiện nay tơi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như tổ chức các buổi thảo luận, phân chia nhóm để giao bài tập, trong quá trình giảng dạy tơi thường xun trình bày những ý kiến, quan điểm trái ngược nhau để sinh viên cùng thảo luận…Tôi nhận thấy tinh thần, thái độ học tập hứng khởi và sôi nổi hơn, sinh viên chịu khó nghiên cứu, hỏi bài, kết quả kiểm tra tốt hơn” (PVS giảng viên, Nam, 44 tuổi)

Như vậy việc ban hành chuẩn đầu ra đã làm thay đổi theo hướng tích cực tới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Giảng viên thường xuyên sử dụng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của sinh viên, lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Cùng với đó là thường xuyên sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy, các phương tiện giảng dạy. Thường xuyên hướng dẫn sinh viên cách khai thác các nguồn tài liệu học tập, khuyến khích sự khám phá, lĩnh hội, vận dụng tri thức.

Tiểu kết kết quả phân tích trên đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai là chuẩn đầu ra đã tạo ra những thay đổi theo hướng tích cực tới phương pháp giảng dạy của giảng viên, đồng thời khẳng định giả thuyết thứ hai là đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)