Ảnh hƣởng của chuẩn đầu ra đến việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 66 - 71)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. Ảnh hƣởng của chuẩn đầu ra đến việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 và chứng minh giả thiết 1 là đúng, tác giả tiến hành phân tích các số liệu khảo sát thu được từ câu hỏi 1 đến câu 7 trong phần TLGD của PKS. Kết quả thu được như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tỷ lệ giảng viên sử dụng phương pháp

chuẩn bị TLGD trước khi Học viện ban hành CĐR và hiện nay

Trƣớc khi HV ban hành CĐR

NỘI DUNG

Hiện nay (đã có CĐR) 1

% % 2 % 3 % 4 % 5 % 1 % 2 % 3 % 4 % 5

0 0 10.5 52.4 37.1 (1). Chỉ sử dụng giáo trình của Học viện đã ban hành

0 16.7 54.8 28.6 0

0 0 25.7 55.7 18.6

(2). Sử dụng giáo trình

kết hợp với các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn học

0 0 16.7 33.3 50

0 0 9.5 35.2 55.2

(3). Lựa chọn tài liệu tập

trung vào phát triển kiến

thức lý thuyết 0 16.2 50.5 33.3 0 0 0 33.8 55.7 10.5

(4). Lựa chọn tài liệu

hướng người học tới các

kỹ năng thực hành 0 0 16.7 61.4 21.9 0 19.5 57.6 22.9 0

(5). Lựa chọn tài liệu đòi

hỏi người học có năng

lực phân tích 0 0 21.4 55.2 23.3

0 19.5 48.6 31.9 0

(6). Lựa chọn tài liệu địi

hỏi người học có năng lực tổng hợp

0 0 21.9 54.8 23.3

0 5.2 71.9 22.9 0

(7). Giới thiệu các kết quả

nghiên cứu mới nhất liên quan đến môn học

Căn cứ vào sự phân bố số liệu trong bảng 3.3, tác giả thấy tỉ lệ trả lời của các giảng viên tập trung ở các mức độ 4 (thường xuyên) và mức độ 5 (rất thường xuyên), tỉ lệ trả lời ở các mức độ 1 (Không) và mức độ 2 (Hiếm khi) là rất ít. Vì thế tác giả đã quy đổi lại kết quả khảo sát như sau: Mức độ 1 và mức độ 2 thành Không và Hiếm khi =1; Mức độ 3 thành Thỉnh thoảng = 2; Mức độ 4 và mức độ 5 thành Thường xuyên và rất thường xuyên = 3. Như vậy qua việc quy đổi lại kết quả khảo sát ta thu được bảng số liệu với các chỉ số 1, 2, 3 như trong bảng 3.4

Bảng 3.4 Tỷ lệ giảng viên sử dụng phương pháp chuẩn bị TLGD trước khi Học viện ban hành CĐR và hiện nay (quy đổi)

Trƣớc khi HV ban hành CĐR NỘI DUNG Hiện nay (đã có CĐR) 1 % 2 % 3 % 1 % 2 % 3 % 0 10.5 89.5 (1). Chỉ sử dụng giáo trình của Học viện đã ban hành 16.7 54.8 28.6 0 25.7 74.3 (2). Sử dụng giáo trình kết hợp

với các tài liệu tham khảo có liên quan đến mơn học

0 16.7 83.3

0 9.5 91.5 (3). Lựa chọn tài liệu tập trung

vào phát triển kiến thức lý thuyết 16.2 50.5 33.3 0 33.8 66.2 (4). Lựa chọn tài liệu hướng người

học tới các kỹ năng thực hành 0 16.7 83.3 19.5 57.6 22.9 (5). Lựa chọn tài liệu đòi hỏi

người học có năng lực phân tích 0 21.4 78.6

19.5 48.6 31.9 (6). Lựa chọn tài liệu đòi hỏi

người học có năng lực tổng hợp 0 21.9 78.1

5.2 71.9 22.9

(7). Giới thiệu các kết quả

nghiên cứu mới nhất liên quan đến môn học

0 11.4 88.6

Căn cứ vào số liệu trong bảng 3.4 tác giả minh hoạ tỉ lệ thường xuyên và rất thường xuyên qua hình 3.1 dưới đây.

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh tỉ lệ mức độ thường xuyên và rất thường xuyên

việc chuẩn bị TLGD của giảng viên trước khi ban hành chuẩn đầu ra và hiện nay

Số liệu thu được trên hình 3.1 cho ta thấy có sự khác nhau trong việc sử dụng phương pháp chuẩn bị TLGD của giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay. Trước khi có CĐR có đến 89.5% giảng viên được hỏi thường xuyên và rất thường xuyên chuẩn bị TLGD bằng việc chỉ sử dụng giáo trình của Học viện đã ban hành, trong khi đó hiện nay chỉ có 28.6% giảng viên sử dụng phương pháp này. Như vậy chứng tỏ có sự khác biệt của giảng viên trong sử dụng phương pháp này trước khi có CĐR và hiện nay. Cụ thể hiện nay giảng viên ít sử dụng phương pháp này hơn.

Đối với việc chuẩn bị TLGD có sử dụng kết hợp giáo trình và tài liệu tham khảo có liên quan đến mơn học: trước khi có CĐR có 74.3%, hiện nay có 83.3% giảng viên

thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng phương pháp này. Như vậy trước khi có CĐR và hiện nay giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp này, nhưng hiện nay mức độ sử dụng phương pháp này là nhiều hơn.

Đối với việc chuẩn bị TLGD tập trung vào phát triển kiến thức lý thuyết theo ý kiến của giảng viên: trước khi có CĐR có 91.5% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, trong khi đó hiện nay 50.5 % thỉnh thoảng sử dụng và 33.3% giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp này. Như vậy chứng tỏ có sự khác biệt trong việc chuẩn bị TLGD theo phương pháp này. Cụ thể, hiện nay giảng viên sử dụng phương pháp này ít hơn.

Khi được hỏi về việc chuẩn bị TLGD theo mục tiêu hướng người học tới các kỹ năng thực hành các giảng viên cho ý kiến: trước khi có CĐR có 66.2 giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng, hiện nay có 83.3% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy hiện nay giảng viên sử dụng phương pháp này nhiều hơn.

Đối với việc chuẩn bị TLGD đòi hỏi người học có năng lực phân tích các giảng viên cho ý kiến: trước khi có CĐR có 22.9% giảng viên thường xuyên sử dụng, trong khi đó hiện nay có 78.6% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng phương pháp này. Như vậy chứng tỏ có sự khác biệt của giảng viên trong sử dụng phương pháp này trước khi có CĐR và hiện nay. Cụ thể hiện nay giảng viên rất thường xuyên sử dụng phương pháp này.

Trước khi có chuẩn đầu ra 31.9% giảng viên được hỏi thường xuyên sử dụng việc chuẩn bị TLGD đòi hỏi người học có năng lực tổng hợp, trong khi đó hiện nay có tới 78.1% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng phương pháp này. Như vậy chứng tỏ có sự khác biệt trong mức độ sử dụng phương pháp này của giảng viên trước khi có CĐR và hiện nay. Cụ thể hiện nay giảng viên rất thường xuyên sử dụng phương pháp này hơn.

Việc giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới nhất có liên quan đến mơn học trong chuẩn bị TLGD của giảng viên, khi được hỏi các giảng viên cho ý kiến: trước khi có CĐR có 22% giảng viên thường xuyên sử dụng, cịn hiện nay có 88.6% giảng viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy chứng tỏ có sự khác biệt trong mức độ sử dụng phương pháp này của giảng viên trước khi có CĐR

và hiện nay. Cụ thể hiện nay, giảng viên thương xuyên tìm kiếm và giới thiệu các cơng trình nghiên cứu liên quan đến môn học để làm minh chứng cho bài giảng.

Kết quả tỉ lệ mức độ giảng viên sử dụng phương pháp chuẩn bị TLGD trước khi có CĐR và hiện nay, trong phần chính luận của luận văn tác giả chỉ tiến hành phân tích ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên. Kết quả tỉ lệ mức độ thường xuyên và rất thường xuyên việc chuẩn bị TLGD của giảng viên trước khi ban hành chuẩn đầu ra và hiện nay của 6 khoa được biểu thị trong phụ lục 7. Kết quả cho ta thấy giảng viên của 6 khoa có những sự thay đổi đáng kể trong việc chuẩn bị TLGD. Giảng viên chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan để chuẩn bị bài giảng trước khi đến lớp.

Bảng 3.5. Bảng kiểm định giá trị trung bình TLGD

Paired Samples Test

Sự khác biệt t df Sig. (2- tailed) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn trung bình

95% Độ tin cậy của

sự khác biệt

Dưới Trên

Câu 1 Trước 2010 – Hiện nay 1.148 .903 .062 1.025 1.270 18.417 209 .000

Câu 2 Trước 2010 – Hiện nay -.305 .934 .064 -.432 -.178 -4.726 209 .000

Câu 3 Trước 2010 – Hiện nay 1.286 .946 .065 1.157 1.414 19.705 209 .000

Câu 4 Trước 2010 – Hiện nay -.286 .877 .061 -.405 -.166 -4.719 209 .000

Câu 5 Trước 2010 – Hiện nay -.986 .861 .059 -1.103 -.869 -16.589 209 .000

Câu 6 Trước 2010 – Hiện nay -.890 .970 .067 -1.022 -.759 -13.309 209 .000

Câu 7 Trước 2010 – Hiện nay -.876 .694 .048 -.971 -.782 -18.285 209 .000

Bảng 3.5 Cho thấy kết quả kiểm định Paired Samples Test đối với các câu hỏi 1 đến câu 7 đều có giá trị Sig = 0,00 <0,05 chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sử dụng các phương pháp chuẩn bị TLGD trước khi Học viện ban hành chuẩn đầu ra và hiện nay.

Hộp 3.1. Phỏng vấn sâu về ảnh hưởng của CĐR đến việc chuẩn bị Tài liệu giảng dạy của giảng viên

PVS giảng viên khoa Công nghệ thông tin đã công tác được 15 năm

“…Theo giảng viên Đ, từ khi Học viện ban hành CĐR, cùng với các biện pháp đảm bảo chất lượng bản thân tôi đã thay đổi nhiều trong việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy để phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo theo CĐR. Trước khi có CĐR việc chuẩn bị TLGD tôi chỉ tập trung vào nội dung giáo trình của học viện đã ban hành, cũng như tập trung vào việc giới thiệu các kiến thức lý thuyết của môn học để giảng dạy trên lớp. Hiện nay tôi chuẩn bị TLGD từ nhiều nguồn tài liệu liên quan, hướng sinh viên đến khả năng thực hành, phân tích,. Trong q trình giảng dạy tơi thấy sinh viên tích cực, chủ động trong học tập, tìm tịi tài liệu tham khảo, khơng khí lớp học sôi nổi, nâng cao rõ rệt hiệu quả truyền thụ nội dung bài giảng”

Như vậy việc ban hành chuẩn đầu ra đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc chuẩn bị TLGD của giảng viên. Để hoạt động giảng dạy đảm bảo theo CĐR giảng viên đã chú trọng hơn đến việc chuẩn bị TLGD, thường xuyên kết hợp nội dung giáo trình giảng dạy cùng với các tài liệu tham khảo, lựa chọn TLGD hướng đến phát triển tính tích cực trong học tập của sinh viên đó là khả năng thực hành, phân tích, tổng hợp. Cùng với đó giảng viên ln tìm tịi các cơng trình nghiên cứu khoa học có ứng dụng thực tiễn từ môn học để giới thiệu cho sinh viên.

Tiểu kết kết quả phân tích trên đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là chuẩn đầu ra đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc chuẩn bị TLGD của giảng viên, đồng thời khẳng định giả thuyết thứ nhất là đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chuẩn đầu ra đến hoạt động giảng dạy tại học viện kỹ thuật quân sự 20 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)