Chƣơng 1 : KHÁI NIỆM BÁO MẠNGĐIỆN TỬ VÀ LỖI VĂN HÓA
1.2. Nhận thức chung về văn hóa và lỗi văn hóa
1.2.1. Khái niệm về văn hóa
Thế giới hiện nay là thế giới tồn cầu hóa và hội nhập, một thế giới mở cửa, văn hóa được mọi người, mọi quốc gia chú ý. Tiếp cận xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào, góc độ nào đều ít nhiều động chạm đến văn hóa.
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thơng dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), hành vi ứng xử (thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ hành động của con người với bản thân, với người xung quanh trong công việc và môi trường hoạt động hàng ngày. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đơng Sơn)…
Nói theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người đã tạo ra trong quá trình lịch sử của mình, là biểu hiện trình độ của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là trình độ nhận thức tự nhiên, xã hội. Nó bao gồm trong đó có tín ngưỡng, phong tục, tập qn, nghệ thuật…
Như vậy, văn hóa là tổng thể các giá trị tình cảm và tri thức, vật chất và tinh thần, là hệ thống giá trị gắn liền với con người, với lịch sử. Nó là những giá trị vật chất có thể nắm bắt được như đền đài, miếu mạo…và cả những giá trị phi vật chất như nếp sống, lối ứng xử, giao tiếp, hành vi, đạo đức…Văn hóa vừa là nền tảng xây dựng xã hội, vừa là động lực giải quyết các vấn đề xã hội.
Cho tới thời điểm hiện tại đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Vào cuối thế kỉ XIX, Edward Bernett Tylor, nhà xã hội học về văn hóa người Anh là người đầu tiên cung cấp cho văn hóa một định nghĩa được mọi người chấp nhận rộng rãi: “Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và một số năng lực, thói quen khác được con
22
Theo Bách khoa tồn thư Liên Xơ thì văn hóa là “trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu hiện trong các hình thức tổ chức và hành động của con người, cũng như các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hóa cịn có thể dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (Ví dụ văn hóa cổ đại, văn hóa Maya, văn hóa Trung Quốc…). Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan tới “đời sống tinh thần của con người”.
Theo Federico Mayor – Tổng giám đốc UNESCO thì văn hóa thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của của cuộc sống ( của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống…mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình…
UNESCO đã nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này: Đó là một phức thể - tổng thế đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng.
Bên cạnh những định nghĩa về văn hóa nêu trên, một số học giả, nhất nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra một số khái niệm cơ bản về văn hóa:
+ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do còn người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. (PGS. VS Trần Ngọc Thêm).
+ Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mơ hình hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu
23
hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người khác (GS Phan Ngọc).
+ Yếu tố hàng đầu của văn hóa là sự hiểu biết, bao gồm tri thức khoa học, kinh nghiệm và sự khơn ngoan tích lũy được trong q trình học tập, lao động, sản xuất và đấu tranh để duy trì phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc và các thành viên trong cộng đồng ấy. Nhưng, chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa làm nên văn hóa. Sự hiểu biết ấy chỉ trở thành văn hóa khi nó làm nên và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, hành vi…) của mỗi cá nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ với mình, với người, với mơi trường xã hội và môi trường tự nhiên… (GS Phạm Xuân Nam).
Với rất nhiều định nghĩa mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, điều này cho thấy rằng, văn hóa là một phạm trù vơ cùng rộng lớn, trừu tượng và do đó khơng dễ gì nắm bắt được.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này chỉ bàn đến nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa thể hiện ở ứng xử (trình độ tri thức, khả năng hiểu biết, đạo lý, hành vi …) của người làm báo trong việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử trong mối quan hệ với tác phẩm và công chúng.
1.2.2. Lỗi văn hóa
Chiếu theo khái niệm về văn hóa thì lỗi văn hóa là những cái sai, những cái chưa đúng, hoặc đi ngược lại với quan điểm văn hóa được hình thành trong q trình xây dựng nền tảng văn hóa của con người, của xã hội.
Chẳng hạn, nếu hiểu văn hóa theo nghĩa là trình độ học thức, thì lỗi văn hóa là sự thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp. Cịn nếu hiểu văn hóa là hành vi
24
ứng xử thì lỗi văn hóa là những ứng xử sai với bản thân, với những người xung quanh, trong mối quan hệ giao tiếp ở môi trường sống, môi trường làm việc.
Trên thực tế, khái niệm về đúng – sai không phải lúc nào cũng rõ ràng, mà nó cịn tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân, từng hoàn cảnh trong từng giai đoạn lịch sử với từng cộng đồng, xã hội khác nhau.
Ở luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập đến những lỗi của người làm báo trong việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử. Những lỗi đó hình thành do người làm báo có trình độ, nghiệp vụ kém, cẩu thả, vơ trách nhiệm hay do người cầm bút vì lợi nhuận mà bất chấp đạo đức nghề nghiệp, văn hóa truyền thống để viết bài theo hướng giật gân, câu khách và thiếu tính chính xác. Dù được hình thành với bất kì lý do nào (khách quan hay chủ quan) thì những lỗi đó đều có thể hiểu là lỗi văn hóa.
Lỗi văn hóa tồn tại cả trong quan hệ với tác phẩm và mối quan hệ với công chúng. Với tác phẩm, chủ yếu là những lỗi về mặt hình thức trong quá trình thể hiện, biên tập tác phẩm như: sai chính tả, sai dấu câu, chất lượng hình ảnh kém…do thiếu trình độ, nghiệp vụ. Với công chúng, lỗi văn hóa được tìm thấy trong q trình cung cấp, định hướng thông tin sai, phản cảm, trục lợi do người làm báo thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Lỗi văn hóa được đánh giá dựa trên những khái niệm chuẩn mực về cách tổ chức một tác phẩm báo chí.
1.3. Lỗi văn hóa trong đặc thù ngôn ngữ báo mạng điện tử
1.3.1. Đặc thù ngôn ngữ của báo mạng điện tử
Ngôn ngữ là “hệ thống những âm, từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” đồng thời cũng là “hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thơng báo” [1, 855].
25
Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ là một khái niệm khá rộng và được hiểu một cách linh hoạt, bao gồm tất cả các yếu tố có thể chuyển tải thơng tin với nhiều dạng thức khác nhau. Ngôn ngữ của hội họa là màu sắc, đường nét. Ngơn ngữ của điêu khắc là hình khối. Ngơn ngữ của âm nhạc là các cung bậc thanh âm. Ngơn ngữ của múa là ngơn ngữ hình thể. Ngơn ngữ của một tác phẩm báo chí khơng đơn thuần là phần chữ mà cịn có maket, ảnh, phơng chữ (gồm kiểu chữ, cỡ chữ)…vì tất cả các thành tố này đều có khả năng chuyển tải thơng tin đến cơng chúng. Nói cách khác, ngơn ngữ của một tác phẩm báo chí bao gồm tồn bộ các thành tố cấu thành nên tác phẩm đó.
Các loại hình báo chí khác nhau sử dụng ngơn ngữ khơng giống nhau. Ngơn ngữ báo hình có hình ảnh, âm thanh, góc quay…trong đó, ngơn ngữ hình ảnh chiếm vai trị chủ đạo. Ngôn ngữ báo phát thanh có tiếng, giọng điệu, tiếng động hiện trường, nhạc…trong đó tiếng có vị trí quan trọng nhất. Ngơn ngữ báo in có phần chữ viết, phơng chữ, ảnh…trong đó ngơn ngữ chữ chiếm vị trí chủ đạo. Ngơn ngữ của báo mạng điện tử có các yếu tố hình ảnh, âm thanh, chữ viết, ảnh…Có thể thấy, báo điện tử là loại hình báo chí đa dạng nhất về thành tố ngôn ngữ.
Không chỉ khác về thành tố cấu thành so với các thể loại báo chí khác, ngơn ngữ báo mạng điện tử cịn có sự khác nhau về vị trí, vai trị, cấu trúc của từng thành tố do chịu sự chi phối bởi đặc điểm của loại hình báo chí này (như đã phân tích ở mục 1.1.3)
Do đặc điểm đa phương tiện nên ngôn ngữ báo mạng điện tử “là sự kết hợp của ngơn ngữ thuộc nhiều loại hình báo chí, trên cơ sở lấy chữ viết làm hạt nhân” [4, 65]. Cụ thể, trong ngôn ngữ báo mạng điện tử có ngơn ngữ chữ viết của báo in, ngơn ngữ tiếng nói của phát thanh và ngơn ngữ bằng hình ảnh của truyền hình, song nó có sự gần gũi nhất với ngơn ngữ của báo in. Điểm
26
khác biệt giữa ngôn ngữ báo mạng điện tử và báo in là trong các thành tố ngôn ngữ báo mạng điện tử khơng có ngơn ngữ của kiểu chữ, cỡ chữ do phông chữ trên báo mạng điện tử được sử dụng đồng nhất.
Để phát huy được tính tương tác, các tác phẩm báo chí đăng tải trên báo mạng điện tử thường có kết cấu mở. Yếu tố mở được thể hiện khá đa dạng, đó là những cửa sổ thơng tin đánh giá, phản hồi đặt ngay dưới từng bài báo để công chúng có thể gửi ý kiến, là những chuyên trang dành riêng để đăng tải thông tin độc giả gửi đến…Kết cấu mở còn thể hiện ở khả năng siêu liên kết được gắn với từng từ hay cụm từ trong các bài báo, các đường dẫn đưa tới các bài báo đã đăng tải trước đó có nội dung liên quan hoặc các chỉ dẫn “trở về”, “xem tiếp” hay “chi tiết” để kéo người đọc tới các trang báo khác.
Đặc điểm tiếp theo của ngơn ngữ báo mạng điện tử là tính ngắn gọn, cơ đọng, súc tích trong chuyển tải thơng tin. Do đặc thù thơng tin trên máy tính, điện thoại dễ mỏi mắt, đối tượng công chúng lại là lực lượng trẻ, là những người thường xuyên bận rộn, đọc lướt nhiều hơn là đọc toàn bộ tác phẩm nên ngắn gọn là yêu cầu quan trọng của báo mạng điện tử. Thông thường, một tin chỉ ở mức 200 đến 300 chữ, dung lượng một bài ở mức 700 đến 900 chữ. Đây là cũng là lý do các tác giả cuốn “Các thủ thuật làm báo điện tử” đã dành hẳn một bài viết riêng “Giải pháp 10% cho báo điện tử. Theo đó, nhà báo sau khi viết xong nên đọc bản thảo của mình thì cố gắng cắt bớt chữ thừa để “bản thảo thứ 2 = bản thảo thứ nhất – 10%” với tiêu chí “mất vài chữ, thêm nhiều người đọc” [18, 49 – 50].
Do yêu cầu cô đọng của dung lượng nên câu từ của báo điện mạng tử đặc biệt đơn giản. Ngôn ngữ thơng báo chiếm vai trị chủ đạo. Một câu khơng quá dài, dùng ở thể chủ động và nên chỉ có một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ. Khác với báo giấy, việc tách đoạn trong báo mạng điện tử được phát huy tối đa. Thường một bài báo được tách làm rất nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn chỉ 2
27
đến 3 câu với dung lượng 3 đến 4 dòng. Khoảng cách giữa các đoạn văn lớn. Việc tách đoạn nhỏ và tạo khoảng trống giữa các đoạn giúp cho độc giả đọc đỡ mỏi mắt và tiếp thu thông tin dễ hơn.
Bên cạnh đó tính thời sự phi định kỳ của báo mạng điện tử cũng làm cho các yếu tố ngơn ngữ chỉ thời gian trong loại hình báo chí này chi tiết, cụ thể nhất so với các loại hình báo chí khác. Báo mạng điện tử thường sử dụng các cụm từ như “hôm nay”, “sáng nay”, “ chiều nay” …thay vì “chiều qua”, “hơm qua” như báo in. Thời gian trên báo mạng điện tử được thể hiện bao gồm cả giờ và phút, thậm chí có báo cịn ghi cả giây cập nhật thơng tin. “Điều này nhằm mục đích khẳng định khoảng cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện và thời điểm phát tin là ngắn nhất, do vậy, giúp công chúng cảm nhận rõ nét về độ “nóng” của thơng tin” [4, 70].
Ngôn ngữ báo mạng điện tử yêu cầu rất cao về đặt tít, viết sapo. Có thể thấy, so với báo in, báo mạng điện tử có lợi thế về dung lượng chuyển tải, diện tích vơ hạn. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, báo mạng điện tử lại có diện tích mặt báo nhỏ hơn so với báo in vì chỉ khn trong giao diện màn hình máy tính. Trong một diện tích nhỏ hẹp như vậy, tịa soạn phải quảng bá được nhiều thông tin và là những thông tin hấp dẫn, “nóng”. Vì thế, thay cho cả một bài viết hiện ra trước mắt độc giả, báo mạng điện tử chỉ có thể đưa được các tít báo ra bên ngồi. Nếu các tít báo trên báo in có thể tạo điểm nhấn bằng cách tạo ra những hình thức khác biệt cho chữ như in đậm, in nghiêng, dùng nhiều cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau hoặc dùng màu sắc…thì báo mạng điện tử khơng có lợi thế đó. Các báo mạng điện tử thường xếp thành một danh sách các tít bài cùng một cỡ chữ và chạy thành cột.
Nếu tít, sapo trong báo in thường gắn chặt và đi liền với phần text, người đọc mở trang báo ra là thấy cả một khôi nguyên vẹn các thành tố trong một bài báo mạng điện tử, các thành tố này lại mang tính độc lập cao vì chúng
28
khơng phải lúc nào cũng đi liền với nhau và chủ yếu là tách rời do màn hình chỉ giới thiệu một lượng thông tin giới hạn. Chỉ khi người đọc nhấp chuột vào trang trong mới có thể thấy tồn bộ các tác phẩm báo chí hiển thị với đầy đủ tít, sapo, text, ảnh. Cịn lại trên trang chủ, trong chun trang hoặc khi đóng vai trị là đường dẫn đến tin tham khảo thì hầu như chỉ có sự hiện diện của tít bài, trong trường hợp là thơng tin mới, nóng thì có thêm vài dịng thơng tin tóm tắt. Vì thế, khi lướt qua một danh mục tin tức, người đọc thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các tít hoặc phần tóm tắt khác.
Và để tạo sự hấp dẫn đủ để níu kéo cơng chúng từ trang chủ thì mỗi tít trong báo mạng điện tử đã phải đảm nhận vài trò là một bài báo đặc biệt, nghĩa là nó có tính độc lập cao, có đủ khả năng chuyển tải thông tin nhưng đồng thời cũng phải đủ sức hấp dẫn bạn đọc. Do áp lực này mà lỗi thường xảy ra nhiều nhất ở chính tít và sapo - phần hấp dẫn nhất, quan trọng nhất của một tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử.
Tiếp đến là hình ảnh. Hình ảnh là ngơn ngữ thể hiện sự sinh động cho