1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
2.3.2. Những kết quả đạt được
3.2.2. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII (9/2010) với công tác bảo tồn và phát
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.
Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh họp từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 9 năm 2010 tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII được tổ chức vào thời điểm cả nước ra sức thi đua sôi nổi, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Đại hội thơng qua Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII khẳng định kết quả “Kinh tế có
tốc độ tăng trưởng cao… văn hóa xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng” [71, tr. 13].
Về kết quả bảo tồn phát huy giá trị DTLSVH, Báo cáo chính trị nhấn mạnh:
“Cơng tác bảo tồn di tích lịch sử được quan tâm đầu tư bằng cả nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá. Đã quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá tiêu biểu, xếp hạng trên 400 di tích. Trong 5 năm tu bổ được 138 di tích với tổng số vốn đầu tư của Nhà nước trên 620 tỷ đồng, tơn tạo quần thể di tích nhà Lý và các cơng trình tiêu biểu” [71, tr. 74]. Sự kiện văn hoá quan trọng đặc biệt là
Dân ca Quan họ Bắc Ninh (niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Festival Bắc Ninh, nhiều lễ hội văn hoá, thể thao kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức thành công.
Mục tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015 trong đó “Giải quyết tốt các vấn đề
văn hóa, xã hội, thực hiện giảm nghèo. Bảo tồn và tơn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vận thể” [71, tr. 104]. Tiếp tục xây dựng nền văn hoá tiên tiến, mang đậm
truyền thống văn hố Bắc Ninh nâng cao chất lượng phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố. Trong Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, Đảng bộ đề ra những nhiệm vụ cho ngành văn hóa: “Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể dục, thể thao, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư vào các hoạt động đào tạo tài năng nghệ thuật, thể thao. Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng các thiết chế, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, quản lý và bảo vệ di tích, di sản văn hóa” [71, tr. 120].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 được Đại hội
Đảng lần thứ X thông qua: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển trong khu vực. Quán triệt Nghị quyết của Đảng, Báo cáo chính trị của Đại
hội cũng chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với các DTLSVH:
“Tổng doanh thu du lịch tăng 16%/năm, tổng lượt khách tăng 17%/năm; Cơ bản hoàn thành các dự án khu du lịch đã được quy hoạch; Tỷ trọng dịch vụ chiếm trên 24,4%. Tạo chuyển biến đáng kể trong hoạt động dịch vụ, du lịch phù hợp với xu thế phát triển nhanh của nền kinh tế, cơng nghiệp, đơ thị hóa… đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư các dự án du lịch tại các làng quan họ, làng nghề, di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, tuyến du lịch sơng Cầu, sông Đuống” [71, tr. 107-108].
Như vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh lãnh đạo công tác bảo tồn các DTLSVH trong tỉnh và tập trung đầu tư vào các di tích trọng điểm, thực hiện chủ trương xã hội hóa bảo tồn di tích. Đảng bộ chú trọng lãnh đạo công tác phát huy giá trị DTLSVH thông qua hoạt động du lịch ngồi ra cịn phát huy giá trị di tích qua các lễ hội truyền thống tại địa phương. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc.