Quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị d

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 71 - 102)

1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

3.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị d

giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2014

3.3.1. Quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện

Quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh ban hành nhiều văn bản về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh từ năm 2006 đến năm 2014.

Thực hiện Chương trình số 66 ngày 23/8/2004 của Tỉnh ủy, ngày 01/02/2007, UBND tỉnh ra Quyết định số 12-2007/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hội di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh. Hội di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, tập hợp các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam đang hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh có tâm huyết với di sản văn hóa, nhằm góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Bắc Ninh, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa. Nhiệm vụ của Hội là tập hợp, đoàn kết và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân thành viên, thúc đẩy trao đổi thông tin, lý luận, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuyên truyền, nâng cao dân trí, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đến di sản văn hóa, thúc đẩy xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cơng tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Bắc Ninh…

Thực hiện Chương trình số 66 ngày 23/8/2004 của Tỉnh ủy Bắc Ninh và để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ di sản văn hoá ngày 6/10/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 143/2008/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng DTLSVH tỉnh Bắc Ninh. Quy chế này cụ thể hóa một số điều của Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, phân cơng trách nhiệm các cấp, các ngành nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện chủ trương bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc của Đảng bộ tỉnh, ngày 11/6/2014 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định 242/2014/QĐ- UBND quy định về việc quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau khi Quyết định được ban hành, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hố có những chuyển biến rõ rệt.

Thực hiện chủ trương phát huy giá trị các DTLSVH gắn với phát triển du lịch Tỉnh ủy Bắc Ninh đề ra Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 19 tháng 4 năm 2007 tại hội nghị lần thứ Tám của BCH Đảng bộ tỉnh khóa 17 về phát triển Thương mại, Du lịch và Xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 với nhiệm vụ:

“Quy hoạch, đầu tư tôn tạo, phục chế các di tích lịch sử. Phát triển du lịch gắn với văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số điểm du lịch để tạo thành các khu, tuyến du lịch hấp dẫn du khách như: Đình làng Diềm, Bà Chúa Quan Họ, Bà Chúa Kho, Tượng đài Lý Công Uẩn, Cơng viên Hồng Quốc Việt, chiến tuyến sông Như Nguyệt, du lịch Sông Cầu, chùa Dâu, Luy Lâu, Bút Tháp, làng Tranh Đông Hồ, núi Thiên Thai; Đền Đô, núi Tiêu và đền Đầm; Nam Sơn, Hàm Long và chùa Dạm; Phật Tích, Bách Môn gắn với sân Gol. Lập dự án đầu tư tôn tạo núi Lim trở thành điểm du lịch văn hóa tiêu biểu trong cả nước. Tích cực quảng bá và chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của địa phương” [67, tr. 3].

Ngày 20 tháng 4 năm 2007, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Kết luận số 39-

KL/TU về Đề án quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về lịch sử, ý nghĩa và giá trị của các di tích, trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện tốt việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn: “Thành lập ban quản lý di tích trực thuộc

Sở Văn hóa Thể thao; lập dự án, đầu tư xây dựng, tu bổ các di tích nhất là các di tích lịch sử cách mạng quan trọng, đảm bảo đề án được thực hiện đạt hiệu quả cao” [73, tr. 2].

Thực hiện Kết luận số 39 - KL/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy, ngày 15/7/2007 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Quyết định số 38/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 - 2010”.

Ngày 04 tháng 10 năm 2011, hội nghị lần thứ bảy BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII ra Kết luận số 27- KL/TU tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU của

BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII về phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. Mục tiêu đến năm 2015: “Doanh thu du lịch đạt 250 tỷ đồng; tăng 16%/năm, đón 400.000 - 500.000 lượt khách; cơ bản hoàn thành đầu tư khu du lịch Cổ Mễ, Đền Đầm, Thiên Thai, Lăng Kinh Dương Vương, Bãi Nguyệt Bàn, Núi Dạm, Phật tích, khu du lịch văn hố Quan họ; 100% lực lượng lao động du lịch đã qua đào tạo, trong đó 20 - 25% có trình độ đại học trở lên” [74, tr. 2].

Kết luận số 89-KL/TU ngày 18 tháng 4 năm 2013 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa

XVIII về Dự án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” xác định: “Bảo tồn và phát huy

các giá trị di sản văn hóa. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc…Về định hướng phát triển đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh lớn của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước với các điểm du lịch mới được bổ sung đầu tư xây dựng là khu lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, Thủy tổ Quan họ, Bãi Nguyệt Bàn ...” [79, tr. 3].

Ngày 25 tháng 7 năm 2014, Tỉnh ủy Bắc Nỉnh ra Chương trình số 64 - CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu

phát triển bền vững đất nước”. Về bảo tồn và phát huy DTLSVH Tỉnh ủy xác

định: “Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hố, di tích lịch sử

cách mạng, di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát ca Trù và tranh dân gian Đơng Hồ…Gắn kết phát triển văn hóa với phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần vào sự ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh” [83, tr. 4].

Công tác quản lý bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị DTLSVH từ năm 2007 đến năm 2014, SVHTT&DL Bắc Ninh giao trực tiếp cho BQLDT tỉnh. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của SVHTT&DL, sự giúp đỡ của các ngành các cấp, công tác bảo tồn, tôn tạo DTLSVH đã đạt nhiều kết quả to lớn.

Cơng tác quản lý nhà nước về di tích trong lĩnh vực bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa. Thực hiện Kết luận số 39 ngày 20/4/2007 của Tỉnh ủy Bắc Ninh và để phân cấp

quản lý DTLSVH một cách khoa học, yêu cầu đặt ra phải thành lập một cơ quan trực tiếp đảm nhận quản lý di tích trên địa bàn tỉnh và để Bảo tàng Bắc Ninh trở về đúng với chức năng, nhiệm vụ chính của một bảo tàng. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 1002/QĐ-UBND thành lập BQLDT tỉnh. BQLDT tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc SVHTT, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc SVHTT chính thức ra mắt ngày 27/9/2007.

Chức năng nhiệm vụ của BQLDT tỉnh là tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng chỉ đạo của BVHTT&DL chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về di tích trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển sự nghiệp và phát huy giá trị di tích, giới thiệu các di tích tiêu biểu trong tỉnh; tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ diện tích trên địa bàn tỉnh; tham gia hội đồng thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; hướng dẫn việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH, di tích cách mạng trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi, vi phạm pháp luật về di tích. Với quy mơ, năng lực quản lý toàn bộ DTLSVH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sự ra đời của BQLDT tỉnh là điểm khởi sắc và đáng mừng cho công tác bảo tồn DTLSVH của tỉnh.

Căn cứ vào Luật Di sản và các văn bản dưới Luật về di tích, BQLDT tỉnh đã ra một số văn bản cụ thể hóa để hướng dẫn chủ sở hữu di tích các địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích ngày càng tốt hơn như bản: “Quy định

bảo vệ và phát huy giá trị di tích” gồm 9 điều được làm và 7 điều không được làm

trong di tích. Các di tích đã được xếp hạng đều được cấp bảng “Quy định bảo vệ di tích”. Kí “Bản cam kết bảo vệ di tích” giữa BQLDT địa phương với các cơ quan văn hóa cấp trên. Hướng dẫn và kiểm tra UBND các xã, phường, thị trấn kiện toàn BQLDT địa phương. Ở tất cả các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý và sử dụng DTLSVH tỉnh Bắc Ninh đã được UBND tỉnh ban hành.

Thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc SVHTT&DL về triển khai chỉ thị 16/CT- BVHTT&DL ngày 3/2/2010 của BVHTT&DLvề tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa tín ngưỡng trong các di tích. BQLDT tỉnh đã sao gửi chỉ thị số

16/CT- BVHTT&DL tới hơn 400 di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để địa phương thực hiện.

BQLDT tỉnh đã chỉ đạo hướng dẫn BQLDT địa phương thực hiện tốt việc quản lý di tích theo Luật di sản văn hóa trong đó đặc biệt chú trọng tới cơng tác bảo vệ tài liệu cổ vật của di tích với những nội dung trong cơng điện số 162/CĐ TTG ngày 9/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về cơng tác quản lý di tích.

Tham mưu với lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành Quy định chế độ thù lao đối với người trông coi bảo vệ di tích cách mạng trên địa bàn tỉnh. Ngày 04/08/2011, UBND tỉnh ra Quyết định số 90/2011/QĐ-UBND về việc quy định chế độ thù lao đối với người trơng coi, bảo vệ di tích cách mạng trên địa bàn tỉnh. Theo quyết định này thì các di tích cánh mạng trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ số tiền bằng 85% mức lương tối thiểu cho người trơng coi bảo vệ di tích (mỗi di tích được một người trơng coi, riêng nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ và Ngơ Gia Tự mỗi di tích được 2 người trơng coi, bảo vệ). Sau khi có quyết định, BQLDT tỉnh đã ban hành quy định, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của người trơng coi di tích, triển khai chỉ đạo đến từng xã có di tích được hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc đề cử người trông coi. BQLDT tỉnh đã ký hợp đồng với 9 người trơng coi tại 7 di tích được hỗ trợ kinh phí theo quyết định của UBND tỉnh.

Năm 2014, triển khai Quyết định số 242/2014/QĐ/UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh quy định: “Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng và các di tích Quốc gia tiêu biểu. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý di tích cấp Quốc gia; Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý di tích cấp tỉnh và các di tích trong danh mục kiểm kê được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt” [99, tr. 7]. Ban hành văn bản số 20/BQLDT-HCTH ngày 6/3/2014 nhằm hướng dẫn nhắc nhở BQLDT cơ sở thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, bảo vệ đất đai, kiến trúc, cổ vật của di tích, quản lý các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng đặc biệt là nghi lễ hầu đồng, tránh để xảy ra hành vi phi phạm pháp luật tại di tích; Cơng văn số 111/BQLDT NV ngày 4/9/2014 hướng dẫn nhắc nhở BQLDT cơ sở không sử dụng biểu tượng, sản

phẩm, linh vật không phù hợp trong DTLSVH trên địa bàn tỉnh. Đưa phòng quản lý di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đi vào hoạt động nhằm quản lý tốt hơn các di tích Quốc gia đặc biệt và một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

3.3.2. Những kết quả đạt được

3.3.2.1. Về chỉ đạo cơng tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

Cơng tác lập hồ sơ xếp hạng di tích, khoanh vùng cắm mốc bảo vệ di tích

Trên mảnh đất Bắc Ninh - Kinh Bắc hiện còn bảo lưu được khối lượng lớn di tích bao gồm nhiều thể loại như: địa điểm cư trú, lăng mộ, thành lũy, chùa tháp, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến nằm rải rác ở khắp các làng quê trong tỉnh. Kết quả điều tra thống kê của BQLDT tỉnh năm 2013, tồn tỉnh có 1545 di tích thuộc nhiều loại hình di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, riêng loại hình di tích danh lam thắng cảnh ở Bắc Ninh chưa có. Các di tích kiểm kê nằm ở 8 huyện, thị, thành phố. Trong tổng số 1545 di tích thuộc 8 huyện thị đã có 194 di tích xếp hạng Quốc gia và 304 di tích xếp hạng cấp tỉnh cụ thể:

Di tích xếp hạng cấp Quốc gia (194 di tích)

1. Thành phố Bắc Ninh: 40 di tích (đình 9, đền 10, chùa 11, nghè 01, lăng 01, văn miếu 01, văn chỉ 01, di chỉ khảo cổ 01, loại hình khác 02)

2. Huyện Tiên Du: 23 di tích (đình 11, đền 07, chùa 03, nhà thờ họ 01, lăng 01) 3. Thị xã Từ Sơn: 43 di tích (đình 17, đền 12, chùa 07, nhà thờ họ 02, di tích cách mạng 05)

4. Huyện Yên Phong: 35 di tích (đình 13, đền 12, chùa 08, nghè 01, điện 01) 5. Huyện Quế Võ: 09 di tích (đình 02, chùa 03, miếu 01, lăng 01)

6. Huyện Thuận Thành: 24 di tích (đình 08, đền 06, chùa 05, nghè 01, nhà thờ họ 01, lăng 01, thành cổ 01, loại hình khác 01)

7. Huyện Lương Tài: 11 di tích (đình 05, đền 04, chùa 01, lăng 01) 8. Huyện Gia Bình: 9 di tích (đình 02, đền 04, chùa 03)

* Di tích xếp hạng cấp tỉnh: (304 di tích)

1. Thành phố Bắc Ninh: 41 di tích (Đình 24, đền 03, chùa 10, nghè 01, nhà thờ họ 01, thành cổ 01, di tích khảo cổ 01)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 71 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)