1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
1.3. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa chủ yếu ở Bắc Ninh và một số hoạt động bảo tồn
1.3.2. Một số hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Bắc
hóa ở tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997
Các DTLSVH là tài sản vơ giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời của quê hương và đất nước. Từ xưa tới nay đa phần do nhân dân tạo dựng nên. Vì vậy, trong thực tế các DTLSVH ấy đều do nhân dân các địa phương quản lý, sử dụng phát huy (trừ một vài thành quách, cung điện, lâu đài lớn). Trước đây Nhà nước phong kiến dùng yếu tố tín ngưỡng tâm linh (đưa vào) để giúp cho công tác xây dựng, quản lý, tu bổ tơn tạo và phát huy tác dụng của di tích, nhằm phục vụ mục đích chính trị của họ. Tùy từng thời gian (ngắn dài) nhân dịp quốc lễ mà nhà Vua lại ban tặng, sắc phong cho các vị thần (thành hồng) được thờ ở đền, đình, miếu, phủ… tại các làng, xã. Mục đích tư tưởng của việc làm này là lấy thần quyền để củng cố vương quyền. Phương thức quản lý sử dụng di tích như vậy thực sự đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương, đến nay về phương diện nào đó cịn có tác dụng.
Qua nhiều nguồn tư liệu, văn hóa, truyền miệng cho thấy hoạt động bảo tồn di tích ở nước ta xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước. Nhà nước phong kiến đã xây dựng hệ thống văn bản pháp quy thông qua các đạo luật, sắc phong. Bộ máy quản lý chính quyền trung ương. Tại các làng, xã hệ thống hương ước tục lệ đều có những điều quy định về việc chăm lo xây dựng bảo vệ tôn tạo DTLSVH.
1.3.2.1. Công tác lập hồ sơ, xếp hạng, bảo tồn di tích :
Việc cơng nhận cấp bằng DTLSVH cho các di tích là một cơng tác quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy tác dụng của các DTLSVH. Tính đến năm 1997 tồn tỉnh có hơn 1000 DTLSVH các loại. Trong số này có 170 di tích Bộ Văn hóa cơng nhận, 20 di tích UBND tỉnh cơng nhận, số di tích cịn lại có khoảng 50% đủ điều kiện giá trị để lập hồ sơ đề nghị Nhà nước cấp bằng cơng nhận tiếp. Nhiều di
tích có giá trị đang được ngành nghiên cứu khảo sát lập hồ sơ đệ trình tiếp để Nhà nước cơng nhận, bảo vệ [43, tr. 1].
Sau những năm chiến tranh chống Pháp và Mỹ, nhiều di tích của quê hương Bắc Ninh bị tàn phá nặng nề thậm chí bị chiến tranh phá hủy hồn tồn: chùa Ứng Tâm (1949), đền Đơ (1952), chùa Phật Tích (1952)… Khi đất nước thống nhất (1975), cả nước khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng CNXH. Việc bảo tồn, tôn tạo các DTLSVH ở các địa phương được quan tâm hơn, nhà nước các cấp đều đầu tư kinh phí tuy khơng được nhiều nhưng có đường lối chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng, yêu cầu của nhân dân nên đã bảo tồn, tôn tạo DTLSVH được tốt hơn. Nguồn kinh phí của Nhà nước, chủ yếu tập trung đầu tư hỗ trợ chống xuống cấp cho các di tích Nhà nước đã cơng nhận (xếp hạng). Mỗi năm được khoảng 150 - 200 triệu cho 3 - 5 di tích [43, tr. 2].
Nguồn kinh phí của Nhà nước cịn hạn chế. Nguồn kinh phí của BVHTT cấp cho việc chống xuống cấp các di tích ở các địa phương trong tỉnh có nhiều hơn kinh phí của tỉnh đầu tư, nhưng chưa được đồng đều, mới chỉ tập trung ở những địa phương có điều kiện hơn trong việc đầu tư ban đầu, tiến hành khảo sát, lập luận chứng xin kinh phí chống xuống cấp cho các di tích. Thực tế cho thấy các địa phương thuộc huyện Tiên Sơn được Nhà nước đầu tư kinh phí chống xuống cấp cho các di tích nhiều hơn các huyện thị trong tỉnh.
Mặc dù đất nước vừa qua cuộc chiến tranh tàn khốc, cịn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân chưa được đầy đủ nhưng Nhà nước vẫn giành một phần ngân sách đáng kể cho việc đầu tư, tu bổ các DTLSVH tiêu biểu: đình làng Đình Bảng - một cơng trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo bị xuống cấp nặng nề. Năm 1960, BVHTT đã đầu tư 50 triệu đồng cho việc tu bổ sửa chữa phần hậu cung đình; Di tích cách mạng nhà Cụ Đám Thi (Nguyễn Tiến Thuận) vào năm 1970 -1972, tỉnh đã cho khôi phục lại ngôi nhà gác hai tầng bị phá trong chiến tranh nơi họp Hội nghị lần thứ 7 vào tháng 11 năm 1940 đồng thời tiếp tục tu bổ các hạng mục cơng trình: nhà thờ, nhà khách, nhà ngang, nhà bếp, cổng, sân, vườn, tường bảo vệ. Để có điều kiện phát huy khu di tích những năm 1976 - 1980, UBND tỉnh đã giải quyết đền bù tồn bộ khu di tích, đổi cho gia đình đến ở một vị trí khác trong xã. Đến năm 1994, BVHTT
tiếp tục đầu tư 30 triệu đồng cho việc tu sửa chống xuống cấp các cơng trình trong khu di tích.
Kinh phí tỉnh cấp thì phần nhiều đầu tư cho các di tích cách mạng như khu lưu niệm về đồng chí Ngơ Gia Tự - một trong những người có cơng sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, nhà gác cụ Đám Thi ở Đình Bảng, chùa Đồng Kỵ, chùa Đồng Hương.. đều thuộc huyện Tiên Sơn. Khác loại hình di tích đình, đền, chùa…của làng, xã do dân địa phương quản lý trực tiếp còn
“Văn Miếu Bắc Ninh do Nhà nước cấp huyện, tỉnh quản lý nên việc tu bổ, tôn tạo chủ yếu dựa vào kinh phí của nhà nước. Liên tiếp trong 3 năm từ năm 1995 đến năm 1997, Bộ Văn hóa cấp 150.000.000 đồng, UBND tỉnh Bắc Ninh cấp 100.000.000 đồng cho việc tu bổ Văn Miếu” [47, tr. 105].
Kinh phí chủ yếu cho việc tu bổ, tơn tạo các DTLSVH kể cả số di tích đã và chưa được Nhà nước công nhận (xếp hạng) vẫn là do nhân dân các địa phương (làng) đóng góp và thập phương cung tiến. Trước thực trạng xuống cấp của các di tích như vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương có di tích đã phát huy tinh thần sáng tạo, vận động kinh phí từ mọi người đặc biệt là cơng tác “xã hội
hóa” với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tiến hành tu bổ, tôn
tạo và phát huy tác dụng cho di tích. Có thể khẳng định trong tổng số kinh phí đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo các DTLSVH ở Bắc Ninh trước khi tách tỉnh (1997) chủ yếu là do nhân dân đóng góp. Điển hình là xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn nhân dân đã phục dựng lại ngôi đền Đô năm 1989 - ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh (1952), thành lập BQLDT đền Đô gồm những người
“ăn cơn nhà, làm việc đền”, tu bổ đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu Bắc Ninh, chùa
Dâu. Các di tích đình, chùa đều do nhân dân địa phương đóng góp phục dựng lại như vậy chứng tỏ rằng trước năm 1997, cơng tác xã hội hóa trong việc bảo tồn, tôn tạo DTLSVH ở tỉnh Bắc Ninh khá tốt. Nhiều đình, chùa trong tỉnh được tôn tạo, xây dựng lại [Bảng phụ lục 2].
Trong công tác tu bổ, tơn tạo di tích thời gian qua là điều kiện kinh phí Nhà nước cịn khó khăn, việc nhân dân các địa phương tự vận động đóng góp sức người sức của để xây dựng, tu bổ, tôn tạo, phục hồi các DTLSVH là việc làm mang tính
truyền thống, đầy ý nghĩa nhân văn, đáng khích lệ. Nó đã góp phần to lớn vào việc gìn giữ bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
Nhược điểm trong cơng tác bảo tồn bằng nguồn kinh phí này là do nhân dân tự lo kinh phí nên thường tự động (không làm đủ thủ tục với cơ quan chuyên mơn và chính quyền các cấp thẩm quyền). Tu bổ, xây dựng di tích khơng đúng yêu cầu nguyên tắc về bảo tồn di tích. Nhiều địa phương chú trọng mua sắm đồ tế lễ rước sách hơn là tơn tạo di tích, làm câu đối, đại tự hoặc bia ghi khắc giá trị nội dung của DTLSVH. Việc quản lý sử dụng DTLSVH: về đất đai, tài liệu, hiện vật, hồ sơ di tích, cơ quan tỉnh quan tâm hơn ở di tích và chính quyền cơ sở. Nhiều DTLSVH đã được Nhà nước xếp hạng nhưng nay ở tại di tích khơng có hồ sơ lý lịch, cấp xã hoặc huyện cũng khơng đủ.
Tuy di tích được tu bổ, tơn tạo nhưng do thời gian xây dựng lâu năm cộng với tác động của môi trường thiên nhiên trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều làm di tích ngày một xuống cấp. Trong khi đó sự đóng góp của nhân dân chỉ có hạn, nên việc tu bổ di tích chỉ mang tính tạm thời hỏng đâu sửa đấy, vật liệu lại không đồng bộ, pha tạp thuộc nhóm gỗ khơng bền, kỹ thuật tu bổ khơng đảm bảo, tu bổ di tích khơng theo ngun tắc và sự chỉ đạo của cơ quan chun mơn. Phần nhiều các di tích do nhân dân tự phát tu bổ chỉ tồn tại trong một thời gian, sau đó tiếp tục xuống cấp, trừ một số di tích có sự đầu tư kinh phí của Nhà nước và sự chỉ đạo tu bổ của cơ quan chun mơn nên cịn bảo đảm về chất lượng.
1.3.2.2. Cơng tác phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trước năm 1997.
DTLSVH tỉnh Bắc Ninh ngoài giá trị là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân địa phương, di tích cịn chứa đựng giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống.
Phát huy giá trị nghiên cứu của DTLSVH. Khác với nhiều DTLSVH và
danh lam thắng cảnh của các địa phương khác, DTLSVH của tỉnh Bắc Ninh có nhiều điểm di tích xét về tính nguyên gốc rất cổ kính, nên có giá trị nghiên cứu khoa học lớn. Cịn nhìn chung các loại hình DTLSVH đều có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử các lĩnh vực. Các cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử Đảng khác hay Quốc gia đều xem các bia đá, chuông đồng, câu đối, sắc
phong, sự tích, tranh, tượng, đồ thờ tự lưu giữ trong các di tích là quan trọng. Các mảng trang trí trên trống đồng, khánh đá, sắc phong. Trong từng mảng trạm khắc ở di tích là những đề tài nghệ thuật hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu vấn đề này. Thực tế cho thấy nhiều DTLSVH của tỉnh Bắc Ninh đã đáp ứng được yêu cầu về công tác nghiên cứu cho các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương.
Phát huy giá trị giáo dục của các DTLSVH. Các DTLSVH là tài sản vô giá trong kho tàng lâu đời của dân tộc. Bên cạnh giá trị nghiên cứu khoa học, các DTLSVH cịn có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên “Các di tích
gắn với tơn giáo (đình, đền, chùa, nhất là phủ thờ mẫu) có số khách thăm viếng ngày càng đơng, đặc biệt là vào các dịp lễ hội hàng năm. Trong khi đó khách tham quan của bảo tàng có xu thế giảm sút” [43, tr. 6].
Trong tình hình Bảo tàng tỉnh chưa xây dựng được thì hệ thống DTLSVH phong phú, đa dạng ở các địa phương có vai trị giáo dục như những bảo tàng nhỏ góp phần vào việc gìn giữ bảo tồn DTLSVH truyền thống của quê hương và giáo dục khoa học về nhiều mặt, giáo dục tinh thần tự hào, yêu quê hương đất nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
Việc phát huy tác dụng của di tích thơng thường gắn với tổ chức lễ hội ở các địa phương. Phạm vi lễ hội ngày càng lớn thì việc phát huy tác dụng ở các di tích càng thuận lợi.
Nhưng bên cạnh đó là những di tích khơng do địa phương quản lý trực tiếp như Văn Miếu Bắc Ninh, thành cổ Luy Lâu hay nhà lưu niệm danh nhân khoa bảng, cách mạng…. thường khơng có tổ chức lễ hội, cần được nghiên cứu xây dựng đề án về phát huy tác dụng di tích nói chung và tổ chức lễ hội nói riêng, khơng ít di tích trong hoạt động thường lệ, đặc biệt dịp lễ hội còn diễn ra những hoạt động tiêu cực như tệ nạn đốt vàng mã, hành nghề mê tín dị đoan, hội hè kéo dài tràn lan, kinh doanh lễ hội. Có những di tích cơ quan văn hóa và chính quyền các cấp nhiều lần can thiệp, báo chí đưa tin phê phán nhiều nhưng sự tiếp thu chuyển biến cịn chậm.
Một số di tích tuy có nhiều khách tham quan nghiên cứu nhưng chủ di tích chỉ quan tâm đến hịm cơng đức chứ không chú trọng đến công tác phát huy tác dụng di tích, cả đến lời giới thiệu giá trị di tích cũng khơng có hoặc có nhưng đã hỏng, chữ mờ. Di tích được xếp hạng từ năm 1962 nhưng đến năm 1997 chưa lấy tấm bằng công nhận DTLSVH như chùa Dâu, chùa Bút Tháp…
Tiểu kết chƣơng 1
Bắc Ninh là vùng đất có lịch sử lâu đời, có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Bắc Ninh có vị trí như một trung điểm giao giữa các tỉnh phía Bắc, Đơng Bắc với thủ đơ Hà Nội, tạo cho Bắc Ninh trở thành một địa bàn mở, thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế.
Bắc Ninh là tỉnh có truyền thống văn hóa vẻ vang từ lâu đời đã sản sinh ra hàng nghìn DTLSVH với nhiều loại hình có giá trị tiêu biểu nổi bật nhất là những di tích chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Đơ, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu Bắc Ninh, đình làng Đình Bảng… Trải qua trường kỳ lịch sử, do tác động của thiên nhiên và chiến tranh liên tiếp đến nay khơng ít DTLSVH đã bị phá hủy, xuống cấp nặng nề. Từ khi đất nước hịa bình thống nhất, nhờ đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà nhiều di tích đã được phục hồi, tu sửa, tôn tạo khang trang.
Việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy tác dụng di tích thời gian trước năm 1997 đa phần là do nhân dân các địa phương. Nhà nước các cấp chỉ hướng dẫn về chun mơn nghiệp vụ và hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp đối với một số di tích đã được xếp hạng mà bị hư hại nặng nề. Công tác nghiên cứu đối với các di tích ở tỉnh phát huy tác dụng lớn bởi có nhiều di tích lịch sử cổ chứa đựng nội dung giá trị sâu sắc. Việc tu bổ, tôn tạo, quản lý di tích tại các địa phương đòi hỏi Nhà nước và ngành văn hóa các cấp cần có sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên hơn nữa mới có thể bảo tồn và phát huy tác dụng tốt các DTLSVH được. Tỉnh ủy Bắc Ninh tổng kết những kết quả chủ yếu: “Hoạt động văn hóa - nghệ thuật có bước phát triển. Nhiều
loại hình văn hóa được bảo tồn như quan họ, lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề…đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tạo, phát triển và hưởng thụ văn hóa nghệ
thuật của đơng đảo quần chúng nhân dân, hướng mọi người vào các hoạt động văn hóa vui tươi lành mạnh, bổ ích” [60, tr. 2].
Những kết quả đạt được là tiền đề để Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát huy trong giai đoạn sau và khắc phục những hạn chế, giải quyết khó khăn để thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH.
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005