Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 44 - 45)

1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

2.3.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện

Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng tập trung quán triệt, học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh về văn hóa. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ra Chương trình số 17- CTr/TU ngày 03/11/1998 về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII xác định:

“Trong 5 nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000 có tập trung xây dựng một số cơng trình trọng điểm ở thị xã Bắc Ninh…Xây dựng dự án để sau năm 2000 triển khai thực hiện là: Bảo tàng tỉnh, thư viện tỉnh, trung tâm văn hóa thơng tin, triển lãm tỉnh, khu di tích nhà Lý ở Đình Bảng, Văn Miếu Bắc Ninh, khu di tích Như Nguyệt, khu lăng mộ Kinh Dương Vương, thành cổ Luy Lâu, các di tích lịch sử cách mạng và khu lưu niệm các đồng chí Ngơ Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, tượng đài Lý Thường Kiệt và các cơng trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu có giá trị đặc biệt” [60, tr. 1].

Ngày 23 tháng 8 năm 2004, Tỉnh ủy Bắc Ninh ra Chương trình số 66 – CTr/TU về thực hiện kết luận hội nghị lần thứ mười BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về:

“Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Bắc Ninh (dân ca Quan họ, lễ hội, làng

nghề truyền thống, di tích lịch sử và cách mạng)...Thành lập Đoàn ca múa nhạc, Ban quản lý di tích tỉnh, Hội di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh; Ban hành quy chế quản lý, sử dụng di tích lịch sử - văn hóa; Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển văn hóa đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Xúc tiến xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Bắc Ninh gắn với phát triển du lịch, nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa Bắc Ninh với đông đảo quý khách trong và ngoài nước” [64, tr. 9].

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đưa công tác bảo vệ DTLSVH vào tiêu chí xét cơng nhận làng văn hóa tại điều 9: “Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các di tích lịch sử

- văn hóa và cách mạng, các thuần phong mỹ tục và bài trừ các hủ tục trong việc cưới, việc tang” [39, tr. 137].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)