4.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với công tác bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014
4.1.1. Ưu điểm
Trong 17 năm từ năm 1997 đến năm 2014 khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo nhân dân xây dựng nền văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc Kinh Bắc” đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa trong đó có cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
“Các hoạt động văn hóa được đẩy mạnh và phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội…huy động đông đảo các lực lượng xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa quê hương Bắc Ninh, sáng tạo nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trong tỉnh” [64, tr. 2].
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối của Đảng về văn hóa, lãnh đạo cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh.
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã quán triệt và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI cùng các Nghị quyết của Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đã kịp thời đề ra mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh XV, XVI, XVII, XVIII đều chủ trương “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, mang đậm
bản sắc văn hóa Kinh Bắc”, bảo tồn và phát huy DTLSVH, gắn việc phát huy giá
trị DTLSVH với phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảng bộ luôn quán triệt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác bảo vệ di tích. Nhân dân trực tiếp cùng cán bộ thực hiện cơng tác bảo vệ di tích tại địa phương mình.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thông qua các ban, ngành đặc biệt là SVHTT&DL công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH đạt được những kết quả đáng kể. Cơ bản hoàn thành việc kiểm kê và phân loại hệ thống di tích trên địa bàn
tồn tỉnh. Cơng tác lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước xếp hạng di tích được thực hiện khá chặt chẽ. Từ năm 1997 đến năm 2014, đã có thêm 347 di tích được xếp hạng bao gồm 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 23 di tích cấp quốc gia, 320 di tích cấp tỉnh. Đa số các di tích được xếp hạng đều được khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di tích.
Cơng tác đầu tư tu bổ, chống xuống cấp, tơn tạo di tích được đề xuất và triển khai khá kịp thời, góp phần đáng kể vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cơng tác an tồn và vệ sinh mùa lễ hội được đảm bảo, người dân địa phương có ý thức trân trọng giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, đời sống của cán bộ làm cơng tác văn hóa được quan tâm hơn trước, nhân dân tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho công tác bảo vệ, phát huy giá trị DTLSVH.
Thứ hai, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa có chuyển biến tích cực phù hợp với từng giai đoạn.
Qúa trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác bảo tồn phát huy giá trị các DTLSVH từ năm 1997 đến năm 2014 trải qua hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 do Bảo tàng Bắc Ninh phụ trách và giai đoạn từ 2005 đến 2014 chủ yếu do BQLDT tỉnh đảm nhiệm. Trong cả hai giai đoạn, Đảng bộ tỉnh luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh góp phần xây dựng “Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc Kinh Bắc”, tuy vậy ở giai đoạn đầu khi mới tách tỉnh do phải tập trung phát triển kinh tế nên cơng tác văn hóa nói chung cơng tác bảo tồn di tích chưa được triển khai rầm rộ. Trong Văn kiện các đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, XVII, XVIII Đảng bộ đều có chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH song thực tế chưa được đầu tư đúng mức với tiềm năng của tỉnh chỉ tập trung vào các di tích trọng điểm như: Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Dâu, chùa Tam Sơn, lăng Kinh Dương Vương và một số di tích cách mạng như Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Ngơ Gia Tự… nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng chưa được đầu tư, tôn tạo. Sang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn cho công tác bảo tồn phát huy giá trị DTLSVH. SVHTT&DL tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định 143, 242 chỉ đạo công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh. Số lượng di tích được đầu tư tu bổ lớn và tập trung vào các di tích trọng điểm
như dự án bảo tồn chùa Phật Tích, đình Dương Lơi, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh, khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Ngơ Gia Tự. Công tác quản lý nhà nước về di tích được tăng cường. Việc tổ chức lễ hội tại di tích đều được ngành văn hóa cấp phép và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức theo quy chế của BVHTT&DL. SVHTT&DL thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn hoạt động tại các di tích, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, lệch lạc nhất là trong việc trùng tu, tôn tạo, quản lý thu và sử dụng nguồn công đức, các hoạt động dịch vụ tại di tích.
Bắc Ninh đã coi trọng cả bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các DTLSVH được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, lưu giữ. Đảng bộ đã tiến hành kiểm kê, đánh giá hiện trạng giá trị và tiềm năng của di sản văn hoá Bắc Ninh; xúc tiến có hiệu quả các chương trình, dự án, kế hoạch về bảo tồn, phát huy di sản văn hoá, tập trung vào các dự án tu bổ, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử văn hoá và di tích cách mạng; lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận và tôn vinh Dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, hát Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; một số các di sản văn hố phi vật thể khác có giá trị tiêu biểu đã được lập hồ sơ đưa vào danh mục là di sản văn hoá Quốc gia. Đảng bộ cũng tiến hành huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, đặc biệt là tham gia thực hiện chương trình chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hố, khơi phục lễ hội, các làng nghề truyền thống, sinh hoạt văn hoá dân gian, tiêu biểu là sinh hoạt văn hoá Quan họ. Kết quả là các cơng trình văn hóa được nhân dân chú trọng giữ gìn, các giá trị văn hóa tinh thần, văn hố truyền thống được đề cao, coi đó là những chuẩn mực trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; việc sáng tạo phổ biến các sản phẩm văn hóa mang tính hiện đại được đẩy mạnh, tạo ra đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu tính truyền thống.
Thứ ba, chủ trương của Đảng bộ cùng sự chỉ đạo của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã làm tốt cơng tác bảo tồn, phát huy phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch nhằm đánh thức tiềm năng và lợi thế của hệ thống di tích.
Những di tích lớn có tầm cỡ Quốc gia đã và đang thu hút khối lượng khách tham quan lớn như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, Văn Miếu Bắc Ninh…Khách du lịch càng đơng thì sự lan tỏa văn hóa càng lớn thơng qua du lịch họ hiểu giá trị di tích. Nguồn thu từ hoạt động du lịch một phần quan trọng cho việc trùng tu, tơn tạo di tích. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã ra nghị quyết 06-NQ/TU ngày 19 tháng 4 năm 2007 hội nghị lần thứ tám của BCH Đảng bộ tỉnh khóa 17 về phát triển Thương mại, Du lịch và Xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010.
Qua các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, XVII, XVIII, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đều chủ trương phát huy giá trị các DTLSVH gắn với phát triển du lịch vì tài ngun du lịch văn hóa ở Bắc Ninh rất phong phú vì vậy cần phát huy thế mạnh của địa phương. Đây là chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng bộ tỉnh không những phát huy tốt giá trị di tích mà cịn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân trong tỉnh và tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di tích. Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy về phát triển thương mại và du lịch được thực hiện từ năm 2007 đến nay. Qua thực tiễn chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước đến Bắc Ninh ngày càng tăng lên chủ yếu họ muốn thưởng thức dân ca quan họ, thăm quan các DTLSVH, làng nghề truyền thống của Bắc Ninh từ đó ngành du lịch Bắc Ninh có nhiều khởi sắc.
Thứ tư, chủ trương xã hội hóa cơng tác bảo tồn di tích của Đảng bộ tỉnh đã phát huy sức mạnh của tồn dân làm cho cơng tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa đạt được kết quả đáng khích lệ
Làm tốt công tác tuyên truyền vận động và phát huy tốt sức mạnh toàn dân trong việc xã hội hóa cơng tác tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao nhận thức và sự tham gia của toàn xã hội trong quản lý, bảo tồn di tích, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo mục tiêu chống xuống cấp để bảo tồn di tích. Chủ trương xã hội hóa cơng tác bảo tồn di tích của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã huy động sức người và của của nhân dân vào việc bảo tồn di tích nên nhiều di tích đình, chùa, đền bị tàn phá do chiến tranh, do thời gian và sự vô thức của một số người được
nhân dân địa phương phục dựng lại trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của người dân tiêu biểu như đền Đơ, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho… Xã hội hóa cơng tác bảo tồn và phát huy DTLSVH tỉnh Bắc Ninh là một chủ trương đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, nhằm thích ứng với cơ chế thị trường, phát huy sức mạnh của tồn xã hội, thu hút sự tham gia, đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội vào các hoạt động văn hóa. Xã hội hóa bảo tồn DTLSVH vừa giúp khắc phục những khó khăn về việc thiếu thốn các nguồn lực, vừa tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy vai trò làm chủ của mình trong hoạt động bảo tồn di sản.
Cơng tác xã hội hóa văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh được đẩy mạnh, phát huy và tạo ra những chuyển biến quan trọng. Qua những hoạt động này, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa được nâng cao. Nhân dân nhiều địa phương, cơ sở đã tự nguyện đóng góp để gìn giữ, tơn tạo và phát huy các di sản văn hóa.
Nguyên nhân của những ưu điểm: những chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tế nhờ đó Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vận dụng và cụ thể hóa vào địa phương từ đó đề ra những biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình. Nhận thức của các ban, ngành và người dân về trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH đã có sự chuyển biến rõ rệt. Sở VHTT&DL luôn chú ý sát sao chỉ đạo công tác bảo tồn phát huy giá trị DTLSVH. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Bắc Ninh có nhiều thuận lợi, mức sống của nhân dân cao đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo tồn di tích trên cơ sở thực tiễn đó Đảng bộ tỉnh đã xác định đúng phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Kinh Bắc nói chung và DTLSVH nói riêng đây chính là nét riêng nổi trội nhất trong cơng tác bảo tồn di tích ở Bắc Ninh so với các địa phương khác trong cả nước.
4.1.2. Hạn chế
Một là, chính sách về cơng tác bảo tồn cịn thiếu chưa đồng bộ
Công tác quản lý đối với di tích chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, công tác sưu tầm, phục chế, bảo tồn tài liệu, hiện vật thuộc các di tích chưa được quan tâm đầu tư có hiệu quả. Cơng tác quản lý di tích tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng
đơi khi cịn chưa chặt chẽ thường xuyên. Hoạt động của BQLDT ở một số xã còn chưa chủ động nên vẫn còn xảy ra hiện tượng vi phạm về trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, một số di tích khi được trùng tu, tơn tạo đã cơi nới, xây dựng khơng theo thiết kế cơng trình chưa đảm bảo chất lượng, thậm chí làm mới di tích, cung tiến hiện vật khơng phù hợp vào trong di tích
Cơng tác lập quy hoạch và đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường sinh thái đối với di tích chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng được việc khai thác phát huy giá trị di tích. Việc lập quy hoạch đầu tư tu bổ, tơn tạo và xây dựng các cơng trình phụ trợ của một số di tích chưa tương xứng với quy mô và ngang tầm giá trị của di tích
Công tác lập hồ sơ khoa học đề nghi xếp hạng đối với một số di tích cịn chưa kịp thời, do vậy ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như lập dự án đầu tư, tu bổ và bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Chính sách đãi ngộ đối với người trực tiếp bảo tồn di tích chưa tốt. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới áp dụng Quyết định số 90/2011 quy định chế độ thù lao đối với người trơng coi bảo vệ di tích cách mạng cịn các di tích khác hầu hết đều giao hoặc th người điạ phương (khơng có chun mơn) quản lý. Một số dự án tu bổ di tích giao cho địa phương (xã) làm chủ đầu tư, lại không tuân thủ theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nên việc tu bổ di tích đạt hiệu quả thấp, có di tích sau khi tu bổ đã bị biến dạng, không đúng với hiện trạng gốc. Một số địa phương đưa thêm tài liệu, hiện vật khơng phù hợp vào di tích.
Việc phối hợp giữa SVHTT và các huyện, thành phố trong việc quản lý, tu bổ và phát huy giá trị di tích chưa được chặt chẽ.
Vấn đề quản lý tiền công đức tại các đình, chùa khiến các cơ quan chức năng lúng túng. Đối với vấn đề này, Nhà nước chưa có văn bản luật quy định việc quản lý và sử dụng mà chủ yếu do chính quyền địa phương và người trơng coi di tích tự quản lý. Vì vậy, các cấp quản lý cần có những quy định rõ ràng về quản lý tiền cơng đức để lịng thành của nhân dân được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tạo nguồn vốn tu bổ, tơn tạo di tích.
Hai là, hạn chế trong đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động bảo tồn phát huy