Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị các d

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 37 - 40)

1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị các d

các di tích lịch sử - văn hóa.

Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc đổi mới tư duy trong việc hoạch định đường lối kinh tế, quân sự, ngoại giao, Đảng Cộng sản Việt Nam bước đầu đổi mới tư duy lý luận về văn hóa. Với việc thừa nhận văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhận thức của Đảng về vai trị, vị trí của văn hóa được nâng lên.

Từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 01 tháng 7 năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đại hội xác định: “Mọi hoạt

động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [29, tr. 111].

Vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong đó có DTLSVH Đại hội khẳng định: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản

văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc” [29, tr.111].

Từ ngày 6 đến ngày 16/7/1998 diễn ra Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa VIII. Hội nghị đã bàn và ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa VIII xác định: “Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng

dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (Bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [24, tr. 63].

Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận và đường lối của Đảng về văn hóa, là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Ngày 17/9/1998, Chính phủ ra “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa VIII”. Chương trình đã đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đó có DTLSVH: xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa dân gian truyền thống, chú trọng các di sản văn hóa Quốc gia, di sản văn hóa đã được UNESCO cơng nhận, di tích cách mạng tiêu biểu và di sản cảnh quan môi trường; chống xuống cấp và tơn tạo các di tích lịch sử.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội xác định phương hướng cụ thể trên lĩnh vực văn hóa: “Phát huy bản sắc văn hố dân tộc,

bảo tồn và tơn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hố với bên ngồi” [30, tr. 296-297]. Đại hội cũng nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc, tơn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền… tơn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử, nâng cấp các bảo tàng” [30, tr. 208].

Năm 2001, để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nước ban hành Luật di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ chín thơng qua ngày 29/6/2001 là luật số 28/2001/ QH10 có hiệu lực từ ngày 1/1/2002. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Trong văn bản luật có các chương đề cập quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản, về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nội dung được đề cập trong Luật di sản văn hóa đã cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Điều 9 Luật di sản văn hóa 2001 quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá

trị văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngồi nước đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Luật di sản đã dành một chương IV mục 1 để quy định những việc liên quan đến di tích đây được coi là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc nói chung và DTLSVH nói riêng. Luật di sản văn hóa 2001 đã tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Năm 2002, Luật di sản văn hóa có hiệu lực. Hội đồng di sản Quốc gia được thành lập. Bộ Văn hóa đã thành lập Hội đồng khoa học về bảo tồn di tích để tư vấn cho Nhà nước các vấn đề về bảo tồn, tôn tạo DTLSVH.

Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 18/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý di tích, cổ vật và các di chỉ khảo cổ.

Tiếp đến, BVHTT ban hành Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 6/2/2003 về quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLSVH, danh lam thắng cảnh.

Tiếp tục chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa trong tình hình mới, ngày 20/7/2004, Hội nghị lần thứ mười BCH Trung ương Đảng khóa IX tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII. Hội nghị khẳng định Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của cách mạng nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết.

Thông qua các đại hội, hội nghị những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam mang tính định hướng chiến lược cho cơng tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung và DTLSVH nói riêng. Qua chủ trương của Đảng cho thấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Những chủ trương của Đảng là cơ sở cho Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo

và thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)