Hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 28 - 30)

1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

1.3. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa chủ yếu ở Bắc Ninh và một số hoạt động bảo tồn

1.3.1. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh

Tồn tỉnh có khoảng 1.259 điểm di tích. Trong đó, tính đến 31/12/2010, có 428 điểm DTLSVH đã được xếp hạng (gồm 191 di tích được cơng nhận là di tích cấp Quốc gia và 237 di tích được cơng nhận di tích cấp địa phương).

Bảng 1.1: Phân bố di tích đƣợc cơng nhận cấp quốc gia và địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tính đến 31/12/2010 TT Huyện, thị xã, thành phố Diện tích (km2) Số được cơng nhận Cấp di tích, mật độ Quốc gia Mật độ (di tích/km2) Địa phương Mật độ (di tích/km2) 1 TP Bắc Ninh 82,6 76 41 0,50 35 0,42 2 Từ Sơn 61,3 78 42 0,68 36 0,58 3 Tiên Du 95,7 52 23 0,24 29 0,30 4 Yên Phong 96,9 62 32 0,33 30 0,30 5 Quế Võ 154,8 28 9 0,06 19 0,12 6 Gia Bình 107,8 43 10 0,09 33 0,30 7 Lương Tài 105,7 36 10 0,09 26 0,24 8 Thuận Thành 117,9 53 24 0,20 29 0,25 Toàn tỉnh 822,71 428 191 0,23 237 0,29

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

Trong tổng số 428 di tích được xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại hình chiếm số lượng đại đa số.

Các di tích có giá trị tiêu biểu gồm:

1. Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương - xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành thờ Nam Bang Thủy Tổ - Kinh Dương Vương là cha của Lạc Long Quân, ông nội các Vua Hùng.

2. Lăng và đền Cao Lỗ Vương - xã Cao Đức, huyện Gia Bình - thờ Tướng quân Cao Lỗ thời An Dương Vương có cơng chế nỏ thần - Ơng được coi là vị Tổ quân khí

3. Lăng Sỹ Nhiếp - xã Gia Đông, huyện Thuận Thành thờ Nam giao học tổ - Sỹ Nhiếp.

4. Đền Lý Bát Đế - phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn thờ tám vị vua triều Lý. 5. Đền Vua Bà - xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh thờ thuỷ tổ Quan Họ.

6. Đền Cô Mễ - phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh thờ Bà Chúa Kho.

7. Đền thờ Lê Văn Thịnh - xã Đông Cứu, huyện Gia Bình thờ Thái sư Lê Văn Thịnh - thủ khoa về khoa cử đầu tiên của Việt Nam.

8. Chùa Phật Tích - xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Đại danh lam cổ tự thời Lý và là một trong những trung tâm Phật giáo cổ của Việt Nam.

9. Chùa Bút Tháp - xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

10. Chùa Tiêu - xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh có cơng nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua khởi nghiệp nhà Lý thế kỷ XI.

11. Chùa Dâu - xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành.Trung tâm Phật Giáo đầu tiên của Việt Nam, có từ thế kỷ thứ II sau công nguyên.

12. Chùa Dạm - xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh thờ Phật và Bà Tấm - Nguyên Phi Ỷ Lan. Khởi dựng vào thế kỷ XI.

13. Văn Miếu Bắc Ninh - khu 10, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh nơi tôn thờ trên 600 vị đại khoa xứ Kinh Bắc.

14. Đình Diềm - xã Hịa Long, thành phố Bắc Ninh. Ngơi đình có giá trị nghệ thuật kiến trúc gỗ và bức cửa võng độc đáo đứng hàng thứ 3 ở vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc.

15. Đình làng Đình Bảng - phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn. Ngơi đình có nghệ thuật kiến trúc gỗ qui mô lớn, độc đáo đứng hàng thứ 2 ở vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện nay đình cịn khá ngun vẹn.

16. Thành cổ Luy Lâu - xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Thành cổ thứ 2 của Việt Nam sau thành Cổ Loa.

17. Khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ - cố Tổng Bí thư Đảng thời kỳ 1938 - 1940 xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn.

18. Khu di tích lưu niệm đồng chí Ngơ Gia Tự - người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc của Đảng ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)