1.2.1 .Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác bảo tồn và phát huy giá trị
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.
2.2.1. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV (10/1997) với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.
Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 125 - QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 1996 thành lập đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và chỉ định BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh. Từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 10 năm 1997, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV nhiệm kỳ 1997 - 2000 đã diễn ra tại trường chính trị Nguyễn Văn Cừ (thị xã Bắc Ninh). Đại hội đã thông qua Báo cáo của BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cơng tác xây dựng Đảng của Đảng bộ từ khi
tái lập tỉnh. Trong lĩnh vực văn hóa Đại hội khẳng định: “Các hoạt động văn hóa
thơng tin, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình… đã nhanh chóng đi vào nề nếp, góp phần động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Đời sống của nhân dân trong tỉnh nhìn chung ổn định” [59, tr.16].
Đại hội đề ra những mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2000. Về phương hướng, nhiệm vụ chung của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh là phát huy truyền thống cách mạng và văn hiến, tinh thần làm chủ của nhân dân khai thác mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục sự nghiệp đổi mới tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phịng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển tiếp theo.
Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về văn hóa: “Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa
của nhân dân; ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, đẩy lùi tệ cơ bạc, hủ tục, mê tín dị đoan” [59, tr. 23].
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ cụ thể về văn hóa là từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật, thơng tin, báo chí đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đời sống tinh thần của nhân dân. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng văn hóa, văn nghệ quần chúng, nhất là việc xây dựng gia đình văn hóa, khu phố và làng văn hóa. Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Kinh Bắc, quản lý hướng dẫn hoạt động lễ hội lành mạnh, chống tệ nạn mê tín dị đoan. Mở rộng hoạt động phát hành sách và văn hóa phẩm cho các thành phần kinh tế tham gia “Chú trọng công tác bảo tồn, bảo tàng. Phát triển hệ thống thư viện, nhà
văn hóa tỉnh, huyện, các đội thơng tin lưu động, xây dựng các trung tâm văn hóa tổng hợp ở các khu dân cư, động viên sự đóng góp của nhân dân để tơn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng” [59, tr. 39]. Chủ trương của Đảng bộ lãng đạo công tác bảo
tồn DTLSVH và tiến hành xã hội hóa bảo tồn di tích.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với cơng tác văn hóa, văn nghệ, xuất bản, phối hợp lực lượng của toàn xã hội xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt Nghị định 87/CP của Chính phủ, tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, loại trừ các văn hóa phẩm độc hại, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Vận dụng thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm cơng tác văn hóa, văn nghệ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng văn hóa, văn nghệ.
Về phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với du lịch. Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ:
“Phát triển các hoạt động du lịch, kết hợp du lịch với kinh doanh khách sạn; kết hợp du lịch với sinh hoạt văn hóa quan họ, xúc tiến hình thành một số cơ sở du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, từng bước tạo các điểm tham quan, giải trí cho khách trong tỉnh với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân
cận. Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau” [59, tr. 29-30].
Bắc Ninh giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn nên Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chủ trương phát triển loại hình du lịch văn hóa để phát huy giá trị các DTLSVH.
Với tinh thần “Dân chủ - kỷ cương - đồn kết - trí tuệ - đổi mới và phát triển”, phát huy truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV thành công tốt đẹp. Đây là đại hội đầu tiên sau khi tỉnh được tái lập. Đại hội có ý nghĩa lịch sử trọng đại, một sự kiện lớn trong đời sống chính trị của Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đánh dấu bước chuyển quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh sang thời kỳ phát triển mới thời kỳ CNH - HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh trên quê hương Bắc Ninh.
2.2.2. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI (1/2001) với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.
Từ ngày 3 đến ngày 5/1/2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2001 - 2005 được tổ chức trọng thể tại Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ, thị xã Bắc Ninh. Tham dự Đại hội có 252 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 34.000 đảng viên trong Đảng bộ. Với tinh thần “Dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, đổi mới” Đại hội đã thơng qua Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Khóa XV trình đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nghiêm túc đánh giá những thành tựu và hạn chế. Đại hội khẳng định: “Kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhất là
cơng nghiệp và xây dựng. Văn hóa - xã hội phát triển khá. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện…” [1, tr. 560].
Kết quả cụ thể trong lĩnh vực văn hóa: “Cơng tác văn hóa, văn nghệ, thơng
tin báo chí phát triển đúng hướng, phục vụ thiết thực, kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hoạt động văn hóa văn nghệ có bước phát triển, đa dạng hóa các hình thức hoạt động, một số loại hình văn hóa dân gian được bảo tồn, phát huy, nhất là dân ca Quan họ. Tổ chức tốt các hội thi, hội diễn văn nghệ, lễ hội góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân” [61, tr. 23-24]. Phong trào
toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh. Tồn tỉnh có 30% số thơn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa cấp tỉnh và huyện, 50% số hộ đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hóa. Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa - thơng tin, xuất bản đi dần vào nền nếp, đẩy mạnh bài trừ các tệ nạn xã hội. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có tiến bộ.
Phương hướng chung giai đoạn 2001 – 2005 là đoàn kết nhân dân, tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế, xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, xây dựng đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, tăng cường công tác dân vận, tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh.
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xác định phương hướng chung phát triển sự nghiệp văn hóa:
“Khai thác và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của Bắc Ninh, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Kinh Bắc. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù, lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hố và cách mạng. Duy trì và phát triển phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố…" [61, tr. 62-63].
Để phát huy giá trị các DTLSVH, một trong những mục tiêu chủ yếu đến năm 2005 là hình thành các trung tâm thương mại, các khu du lịch trên địa bàn, khuyến khích các loại hình dịch vụ. Xúc tiến quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm. Phát triển một số sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh: “Huy động các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu du lịch, phát triển các
loại hình du lịch di tích, lễ hội, văn hóa truyền thống của địa phương”[61, tr. 56].
Qua hai nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và XVI, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã quán triệt chủ trương đường lối của Đảng về văn hóa để bước đầu đề ra những chủ trương và giải pháp lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH. Đảng bộ xác định nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc trong đó có bảo tồn DTLSVH. Đảng bộ chủ trương xã hội hóa lĩnh vực văn hóa trong đó có xã hội hóa bảo tồn DTLSVH. Gắn việc phục dựng, duy trì các lễ hội truyền thống với phát huy giá trị di tích bên cạnh đó cịn chủ trương phát triển du lịch văn hóa gắn với di tích đây là điểm mới so với giai đoạn trước năm 1997. Chủ
trương của Đảng bộ nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII.
2.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn, phát
huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2005 Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh (1/1/1997) đến nay, bên cạnh tập trung phát triển
kinh tế, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cịn quan tâm đến cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH của tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo SVHTT tỉnh Bắc Ninh (nay là SVHTT&DL) thực hiện xây dựng hồ sơ khoa học, xếp hạng di tích, trùng tu, tơn tạo, khoanh vùng bảo vệ di tích và phát huy giá trị di tích.
Nhiệm vụ quản lý di tích trên địa bàn tỉnh được giao cho đơn vị Bảo tàng tỉnh kiêm nghiệm (chưa thành lập được BQLDT tỉnh). Bảo tàng tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc SVHTT với chức năng cơ bản là nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các sưu tập, tài liệu, hiện vật của Bảo tàng tỉnh, đồng thời được giao nhiệm vụ tham mưu trong công tác quản lý Nhà nước đối với di tích.
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xác định DTLSVH là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, là bằng chứng sinh động, quý báu về quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta nên trong văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV, XVI đã chủ trương: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc” trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH. Các DTLSVH cần được bảo tồn và phát huy phục vụ lợi ích xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Làm tốt cơng tác này chính là giữ gìn bản sắc văn hóa Kinh Bắc góp phần phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng - dân chủ - văn minh.