Một vài nét về tính đa thần trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 68 - 75)

TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở NHẬT BẢN

2.6. Một vài nét về tính đa thần trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay.

Trải qua nhiều quá trình biến đổi trong lịch sử, các biểu hiện của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản vẫn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt trước thời kỳ Minh trị duy tân khi xã hội truyền thống của Nhật Bản là xã hội nơng thơn thì đời sống tơn giáo Nhật Bản có nhiều thăng trầm. Sau Minh trị duy tân, Nhật Bản đổi mới trên nhiều phương diện như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục và đời sống tơn giáo cũng không ngoại lệ. Người dân được tự do tơn giáo, tự do tín ngưỡng nên tín ngưỡng – tơn giáo của Nhật hết sức phát triển. Mặc dù vậy nhiều yếu tố trong tính đa thần ở tín ngưỡng dân gian Nhật Bản khơng vì thế mà mai một, nó vẫn tồn tại, hiện diện trong đời sống tơn giáo hàng ngày của người Nhật Bản. Sự hiện diện của tính đa thần trong đời sống tín ngưỡng dân gian đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thời cổ

đại cho đến ngày nay, trong xã hội công nghiệp rất phát triển của Nhật Bản. Trước Minh Trị, trong mơ hình xã hội nơng thơn truyền thống kiểu Nhật Bản, truyền thống và tín ngưỡng được chia ra làm hai thể loại chính:

truyền thống nhỏ và truyền thống lớn. Trong đó truyền thống nhỏ với tín

ngưỡng tinh thần là thờ cúng tổ tiên đóng vai trị chủ đạo, truyền thống lớn

bao gồm nhiều kiểu tín ngưỡng khác tạo thành như tín ngưỡng hỗn hợp. Truyền thống nhỏ trong hệ thống dân gian Nhật Bản là hệ thống tín ngưỡng theo thuyết nhị nguyên luận, bắt nguồn từ sự hợp nhất giữa nền văn hóa bản địa và văn hóa của bộ tộc bên ngồi. Sự hợp nhất này được thể hiện trực tiếp thông qua biểu tượng, hệ thống các vị thần, vị trí của các vị thần trong thần thoại Nhật Bản. Nó được phân chia theo kiểu: Ama Tsukami (天津神/Thiên

Tân Thần) là các vị thần của trời, Kuni Tsukami (霊津神/Quốc Tân Thần) là vị thần của vùng hay lãnh thổ. Trước đây, thần thường có nguồn từ tổ tiên của những người cai trị, sau này bao gồm cả tổ tiên của người bị trị, nó đã được ghi trong thần thoại ở Kojiki và Nihonki. Sự tồn tại và sức sống trường tồn của những truyền thuyết này cho thấy một sức mạnh siêu nhiên, sức mạnh văn hóa rất lớn đến từ bên ngồi được du nhập vào bản địa. Những di chỉ khảo cổ đã chứng minh được mối quan hệ giữa cư dân bản địa và cư dân nhập cư ngay trong thời kỳ tiền sử ở Nhật Bản.

Người Nhật cổ trong gia đoạn này đã bắt đầu ý thức được về một sức mạnh siêu nhiên, văn hóa lớn, sự khác biệt văn hóa cũng như tơn giáo giữa hai nhóm cư dân nên cần phải dung hịa, vì vậy truyền thống lớn đã ra đời, hình thành tính đa dạng trong đa thần giáo Nhật Bản.

Shinto nguyên thủy không phải là một tơn giáo, đây là một tín ngưỡng có đặc trưng: sùng bái thần và trở về với tự nhiên. Ngay từ thế kỉ thứ 6, người Nhật đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật nên Shinto cũng có sự thay đổi, và đa dạng hóa các thần trong hệ thống thờ cúng.

Khả năng thành thần sau khi chết càng được phát triển mạnh kể từ có sự du nhập của Nho giáo, Đạo giáo từ Trung Quốc, Đạo Phật từ Hàn Quốc sang. Nho giáo mang đến một số kiểu gia đình mới, các mối quan hệ đạo đức xã hội theo chế độ phong kiến Trung Quốc cổ đại, Đạo giáo thì giới thiệu một số phép thuật mới, kỹ thuật mới như: chiêm tinh học, lịch học vào Nhật Bản. Đạo Phật lại tuyên bố bình đẳng cho con người, ai cũng có thể thành Phật khi đã được giác ngộ. Do đó, các loại hình tơn giáo này cùng với những thay đổi trong văn hóa, kinh tế, chính trị địa phương đã hợp nhất lại với những tín ngưỡng bản địa. Hệ thống nhân thần cũng trở thành một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa của người Nhật, đó là tín ngưỡng: Goryo shinkō (御霊信仰).

Nhiều tài liệu cho thấy, từ giữa thế kỉ thứ IIX đến thế kỉ XII, tín ngưỡng Goryo shinkō rất phổ biến cùng với thuật lên đồng. Đó là ghi chép trong Truyện kể Genji (源氏物語/ Genji monogatari)∗ hay Chẩm tử thảo: (枕草

子/Makura no soshi) của nữ si Sei Shisagon (霊少 納言/ Thanh Thiểu Nạp

Ngơn), một nhà bình luận nổi tiếng thời đó, cùng các văn bản chính thức và nhật kí của các nhà quý tộc. Các tài liệu này đã viết, người Nhật cổ đại sợ linh hồn người chết, do lo ngại linh hồn sẽ ăn thịt họ. Họ gán cho các cuộc khủng hoảng xã hội, thay đổi về chính trị, chiến tranh, dịch bệnh, nạn đói, thậm chí những hiện tượng tự nhiên như hạn hán, động đất, bão, những việc liên quan đến cá nhân như: sinh con khó, bệnh tật, tử vong, khó khăn trong cuộc sống… v.v, đều là do sự giận dữ và trả thù của linh hồn người chết. Sự giận dữ của các linh hồn sẽ được các pháp sư tiết lộ qua hành vi ma thuật, do đó Iko (イコ)

 Trong tài liệu, tín ngưỡng này chính thức đầu tiên vào đầu thế kỷ thứ IIX cuối thời kỳ Nara (645 – 783).

Ban đầu nó bao gồm tín ngưỡng của giai cấp quý tộc và những linh hồn được thờ trong các đền của Thần Đạo. Sau kết hợp với Đạo giáo (Onmyōdō), Phật giáo và trở thành một tín ngưỡng mới. Các nghi lễ ban đầu được tổ chức tại Kyoto vào năm 863 trước công nguyên, dưới sự bảo trợ của Hồng đế, sau này trở thành tơn giáo của Nhà nước, trở nên phổ biến và được tổ chức rộng rãi. Trong quá trình phát triển, dần dần tín ngưỡng này lan rộng tới xã hội nơng thơn, từ đó Goryoshinkō trở thành tín ngưỡng tinh thần của người Nhật Bản.  Genjimonogatari (Truyện kể Genji), được viết bởi nữ sĩ Murasaki, vào khoảng năm 1000 trước CN.

và Mitako (巫女/lên đồng) rất phát triển trong tín ngưỡng dân gian Nhật và cịn tồn tại cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên đến cuối thế kỷ thứ IX và thứ X có một cuộc xung đột giữa các tín ngưỡng do có ba loại ma thuật mới xuất hiện để chống lại Goryo

shinkō đó là: Nembutsu (tin tưởng niệm Phật), thực hành Shugendō và sự kỳ

diệu của Âm Dương Đạo Onmyodō. Hiện nay trong xã hội hiện đại ba loại hình tín ngưỡng này vẫn cịn tồn tại và được thể hiện khá rõ trong các nghi lễ như giải bùa chú, cầu hồn, bói tốn…

Nembutsu (念霊/Niệm Phật ), bắt nguồn từ trường phái “Tịnh” trong

Phật giáo Trung Quốc (334 – 416 trước công nguyên), nhưng ở thời kì Heian nó được coi là một phép thuật nhằm chống lại Goryo, chống lại Shugendō một hỗn hợp các giáo phái bao gồm Shinto, Đạo giáo và Phật giáo. Nembutsu theo nghĩa đen là việc cầu nguyện cho Đức Phật. Trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản, niệm Phật là đề cập đến một lời cầu nguyện chỉ để dâng Đức Phật Adiđa và người chủ trì trường phái Tịnh độ chân tơng, vị cứu tính cho linh hồn người chết và tinh thần người sống. Việc thực hành Niệm Phật xuất hiện từ thế kỷ thứ IX, phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ X và XI, bởi vì chúng được kết nối với tín ngưỡng Goryo shinkō. Nhiều điệu múa niệm Phật vẫn còn tồn tại đến ngày. Niệm Phật họ giúp xua đuổi ma quỷ, linh hồn người chết, tránh bệnh dịch, con trùng độc hại. Trong tín ngưỡng dân gian Nhật, niệm Phật đã trở thành ma thuật, mất đi tính tơn giáo ban đầu và sang thế kỷ XII đã xuất nhiều nhiều tơn phái chính thống như phục hồi phái Tịnh Độ chân tông, Mật tông hay Thiền tông. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, Niệm Phật vẫn tồn tại và tiếp tục chức năng xã hội của nó [40; tr 249 - 270].

Shugendō (修霊道/Tu nghiệm đạo), mang đầy tính tích cực với mục đích

để trừ tà. Trước đây, Shugendō là một loại tu Đạo Phật khổ hạnh. Nó bao gồm thực hành ma thuật, đào tạo sức mạnh tinh thần và thể chất, qua đó các đối

tượng có được sức mạnh diệu kỳ, có thể trừ tà, xua đuổi linh hồn, ma quỷ. Các nghi thức này thường được thực hành trên núi và tu sĩ thực hiện nghi lễ được gọi là thầy tế (山伏/Yamabusi). Các nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo Nhật Bản cho rằng, Shugendō là sự đa dạng tín ngưỡng, bao gồm các yếu tố của tín ngưỡng nguyên thủy phổ biến ở miền núi, nghi thức thực hành nghi lễ của dòng Phật giáo khổ hạnh của Ấn Độ, thần thoại của Trung Quốc, tín ngưỡng trong Lão giáo, thần học và thực tiễn học phái Thiên thai Nhật Bản, Shingō

của các phái giáo Phật giáo, các phép thuật và nghi lễ của Shinto. Do đó, có thể thấy Shugendō là một dạng đa thần giáo rất đặc trưng của Nhật Bản.

Sau này Shugendō đã trở thành một nhánh của cả Tendaishū (天台宗/

Thiên Đài Tôn) và Shingonshū (霊言宗/ Chính Ngơn Tơn) và thực hành các

phép màu nhiều của Phật giáo bí truyền đến từ Tanka-ism hay Manlraydna. Hiện giáo phái có đền thờ tập trung tại đỉnh núi thiêng Rumano ở Fukuoka, núi Haguro ở tỉnh Yamagata, Hiko ở Fukuoka. Trong giai đoạn hiện nay, các thầy tế vẫn tiếp tục thực hành một số chức năng xã hội như làm lễ trong nghi lễ trưởng thành cho thanh niên, cầu cho việc thu hoạch mùa màng trở nên tốt hơn, trừ tà ma cho một ngôi làng, giải bùa chú và yểm bùa [40; tr 157 - 205]. Những nghi lễ kiểu này vẫn được tổ chức hàng năm trên đỉnh ngọn núi thiêng ở Fukushima, Yamagata, Fukuoka như một cách thức trấn an cho người dân.

Còn Onmyōdō (陰陽道/Âm Dương Đạo) là một tín ngưỡng phổ biến từ Trung Quốc, qua Hàn Quốc vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ VII. Tín ngưỡng này bao gồm một số lí thuyết, thực hành triết học, chiêm tinh học, thuyết duy linh… Trong giai đoàn đầu, các nhà thực hành Âm Dương Đạo thường là người chuyên trách, phụ trách toà án của Hồng Đế, do đó chiêm tinh học, bói tốn là cơng việc chính của họ. Họ cũng thực hiện các nghi lễ cầu cho việc thu hoạch mùa màng, thời tiết tốt, và sức khỏe hay đem lại may mắn cho cuộc sống. Sau này, Onmyōdō đi sâu vào Shinto trở thành một trong những tín

ngưỡng có ảnh hưởng và phát triển rộng khắp ở Nhật Bản.

Abe và Kamo là hai gia tộc nổi tiếng nhất trong Onmyōdō và sự phát triển của gia tộc này thịnh vượng nhất trong thế kỷ thứ IX và đến thế kỉ XI. Các Onmyōdō đã cung cấp thực phẩm, hành lễ tại ngã tư đường, thôn để mong làm dịu đi mức độ giận dữ của ma quỷ. Trước khi hành lễ, họ thường yêu cầu dân làng tắm rửa, thanh tẩy ơ uế bằng cách tắm ở dịng suối hay vùng biển thiêng. Họ sử dụng các nữ pháp sư giao tiếp với linh hồn, nghe ý muốn của linh hồn. Vào những dịp nhất định họ tiến hành cung cấp các lá bùa, bùa hộ mệnh, tà trừ, bùa cầu sức khỏe và ban phước lành cho dân làng. Ngày nay, dấu ấn của Onmyōdō được thể hiện trong 423 bài hát về tín ngưỡng dân gian, những điệu nhảy mừng năm mới và ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhiều yếu tố của Onmyōdō được thể hiện rất rõ. Hầu hết các nghi lễ và cách thức hàng lễ trong Onmyōdō vẫn được giữ nguyên kể từ lúc nó ra đời. Điều này đã góp phần tơn vinh tính đặc sắc của tơn giáo - tín ngưỡng Nhật Bản [40; tr 471 - 596].

Thơng qua một vài những ví dụ trên có thể thấy rằng hầu hết các tơn giáo – tín ngưỡng ngoại sinh sau khi du nhập vào Nhật Bản, dù ít hay nhiều đều bị bản địa hóa cùng tín ngưỡng tơn giáo bản địa, góp phần làm đa dạng đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hầu hết các tín ngưỡng này đều vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa, tơn giáo của người Nhật.

Tiểu kết cho chương II: Từ nghiên cứu trên, chúng ta đã có được khái

quát về lịch sử phát triển của tín ngưỡng, tơn giáo dân gian cũng như tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm về Thần và Phật, thuyết vật linh, tha giới là những yếu tố căn bản làm nên đặc trưng của đa thần giáo Nhật Bản. Đa thần giáo Nhật Bản được thể hiện qua: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng động thực vật, tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, sự hịa hợp hỗn dung tơn giáo giữa tín ngưỡng – tơn giáo bản địa với tín ngưỡng tơn giáo ngoại sinh hình thành lớp tín ngưỡng – tơn

giáo mới…, là một đặc trưng khó tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian của nước khác. Những tín ngưỡng này phản ánh rất rõ nét đời sống văn hóa cũng như tinh thần của người Nhật Bản. Lịng u thiên nhiên, kính sợ những hiện tượng tự nhiên dẫn đến tôn sùng, thờ, phong thần. Không chỉ là thiên nhiên, cây cỏ mà nhiều động vật sinh sống gần gũi trong đời sống thường ngày cũng được họ tơn thờ thành tín ngưỡng hay từ quan niệm về linh hồn, vạn vật hữu linh mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời. Từ tư duy nơng nghiệp, tâm thức văn hóa nơng nghiệp mà tín ngưỡng phồn thực trở thành một tín ngưỡng khơng thể thiếu trong văn hóa dân gian của Nhật. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh đa sắc trong tục thờ cúng đa thần của Nhật Bản.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử những tín ngưỡng này vẫn còn tiếp tục tồn tại trong đời sống sinh hoạt tơn giáo – tín ngưỡng hàng ngày của người Nhật. Đó là sự tồn tại của Nembutsu, Onmyōdō, Shugendō trong nghi lễ tang ma, bói tốn, chú giải, xem mộng hay bói ngày tốt xấu, những điệu nhảy dân gian trong các lễ hội, nghi thức mừng năm mới. Tất cả những yếu tố cũ mới, bản địa với ngoại sinh, tất cả hòa quyện hài hịa chung sống với nhau góp phần làm nên tính đa dạng phong phú trong tính đa thần ở xã hội hiện đại. Những tục thờ cúng đa thần kiểu này ở Nhật Bản có điểm gì tương đồng và khác biệt với nước ta, chương ba của luận văn sẽ được tác giả làm rõ những nghi vấn đã được đặt ra.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 68 - 75)