Sự tương đồng của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 79 - 84)

NHẬT BẢN VIỆT NAM

3.2. Sự tương đồng của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước.

Nằm trong cái nơi văn hóa Phương Đơng nên Nhật Bản– Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa, tín ngưỡng nên đặc trưng đa thần giáo là điểm tương đồng lớn nhất ở tín ngưỡng dân gian hai nước.

Thứ nhất, đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian hai nước mang đậm

tính dân gian và tính chất sản xuất nơng nghiệp.

Trong thời kỳ cổ đại, tư duy đa thần, thuyết vạn vật hữu linh, thờ cúng linh hồn là các yếu tố cơ bản nhất hình thành nên tín ngưỡng dân gian. Phần lớn các tín ngưỡng đều được ra đời từ trong đời sống thường nhật của người dân nên tính chất dân gian rất cao, nó được thể hiện qua lễ hội, tập tục, nghi thức thờ cúng, đối tượng và chủ thể thờ cúng. Đặc biệt trong xã hội cổ đại, cuộc sống của cư dân hai nước đều chủ yếu làm nơng nghiệp, săn bắt, hái

lượm nên tính chất nơng nghiệp trong tính đa thần giáo hai nước khá rõ nét. Minh chứng cho đặc trưng này được thể hiện khá rõ trong lễ hội của hai nước. Tại hai quốc gia, lễ hội đều được tổ chức quanh năm và chia ra làm ba loại chính: lễ hội nơng nghiệp, lễ hội lịch sử và lễ hội phong tục tập quán tín ngưỡng. Lễ hội nơng nghiệp ở cả hai nước đều phong phú, đa dạng. Có thể nói, bắt nguồn từ văn minh lúa nước, gắn liền với tập quá sinh hoạt của người làm nông nghiệp. Một số lễ hội cùng được tổ chức ở cả hai nước như lễ hội cầu mùa (cầu cho mùa màng bội thu), lễ hội mùa hạ, lễ hội mừng cơm mới, lễ hội cầu mưa, lễ hội tạ ơn thần… Tại Việt Nam và Nhật Bản, lễ hội gắn với phong tục tập quán, mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng tựu trưng lại đều được tổ chức theo mùa, theo những nghi lễ dân gian nhằm tưởng niệm một sự kiện nào đó đã xảy ra, hay là một hình thức cầu cúng của cư dân địa phương thể hiện tín ngưỡng của địa phương [17; tr 64]. Như Nguyễn Kim Lai nhận xét, mặc dù trong hình thức, nghi lễ, thời gian của lễ hội có khác nhau nhưng về cơ bản người Nhật và Việt cổ đều muốn gửi gắm những ước nguyện của mình, tưởng nhớ ơng bà tổ tiên trong lễ hội ấy. Đó là một hình thức phổ biến, chấn an tinh thần cho các cư dân nông nghiệp [8; tr 39].

Thứ hai, tương đồng trong quan điểm về thờ Mẫu: tục thờ Mẫu

Liễu Hạnh của người Việt và thờ Nữ thần mặt trời Amaterasu Omi kami của người Nhật.

Việc coi trọng phụ nữ, vai trò của người mẹ, người vợ là cơ sở hình thành tục thờ Mẫu của ở Việt Nam (tiêu biểu là Mẫu Liều Hạnh) và tín ngưỡng nữ thần Amaterasu Omi Kami của Nhật Bản. Trong quan điểm của người Việt cổ, các Thánh Mẫu ra đời trên cơ sở đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, đồng thời xuất phát từ khát vọng, từ nhu cầu thiết thực của đời sống tâm linh của con người. Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong, Tục thờ Mẫu và

những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam [7; tr 5 - 15] cho rằng, cội nguồn của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh từ bước phát triển của Đạo Tam

Phủ lên Đạo Tứ Phủ. Đó là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa, là con đường để tín ngưỡng phát triển lên thành tơn giáo. Hình ảnh Mẫu ở đây là tượng trưng cho người phụ nữ, là đức tính bao dung, là khả năng sinh sản, nảy nở, một đặc trưng rất riêng của tư duy nơng nghiệp, và điều này gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt cổ.

Tín ngưỡng thờ thần Mặt trời của người Nhật là một trong những tín ngưỡng cổ xưa nhất. Nữ thần Mặt trời Amaterasu Omi Kami là tổ mẫu, người khai sinh ra dân tộc Nhật Bản, là tổ mẫu của bộ tộc Thiên Hoàng. So với Nữ thần mặt trời Amaterasu Omi Kami thì mẫu Liễu Hạnh ra đời muộn hơn nhưng cũng được coi là bậc Mẫu nghi thiên hạ, đứng đầu các vị mẫu được thờ ở Việt Nam. Người Nhật, Việt cổ coi trọng hình tượng người phụ nữ do họ muốn có một người mẹ che chở, bao bọc, bảo vệ họ vượt qua những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sinh tồn đầy khắc nghiệt.

Thứ ba, trong tín ngưỡng dân gian hai nước đều tồn tại các tín

ngưỡng như: thờ thần mặt trời, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thiên nhiên, phồn thực, thờ cúng động thực vật.

Ở Châu Á, các tín ngưỡng trên đều khá phổ biến, do đó trường hợp của Việt Nam, Nhật Bản cũng khơng ngoại lệ. Đối với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thực ra mọi nền văn minh sơ khai trên trái đất đều thờ vị thần này. Những chữ viết đầu tiên của nhân loại khắp nơi tương đồng một cách đáng ngạc nhiên ở chữ "mặt trời": một vịng trịn có chấm chính giữa. Thần mặt trời được thờ ở khắp nơi như ở Ai Cập Lưỡng Hà có tên gọi là Samat, ở Nhật là Amaterasu Omi Kami. Việt Nam, là nước đưa hình ảnh mặt trời vào trung tâm

của trống đồng Đơng Sơn và tín ngưỡng này trong huyền thoại được thể hiện dưới dạng những câu chuyện kể. Người Nhật Bản, coi Nữ thần mặt trời là thủy tổ của của dịng dõi Hồng đế ở Nhật Bản. Với người Nhật, Nữ thần mặt trời Amaterasu Omi Kami bên cạnh chức năng tổ mẫu của dòng tộc Thiên Hồng cịn là vị thần hộ mệnh, dẫn dắt chở che cho dân tộc. Trong Kojiki và

Nihonshoki (Cổ sự kí và Nhật bản thư kí), Nữ thần mặt trời được giành vị trí

trung tâm giữa các vị thần trên Cao Thiên Nguyên, thế giới của các thiên thần trên cao. Theo truyền thuyết Nữ thần mặt trời chính là con gái của nam thần Izanagi và vợ là nữ thần Izanami. Nữ thần mặt trời cai quản cao nguyên thiên và có quyền uy vượt trội, là vị thần chiếm vị trí quan trọng trong hàng ngũ các vị thần. Tín ngưỡng thờ thần mặt trời của hai nước có nhiều điểm tương đồng do nó gắn với cư dân nơng nghiệp, trồng lúa nước. Trong nơng nghiệp, ngồi yếu tố nước thì ánh sáng rất cần thiết cho quá trình canh tác. Do đó, tín ngưỡng thờ thần mặt trời đã trở thành tín ngưỡng cổ của hầu hết các nền văn minh trên trái đất, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam và Nhật Bản đều bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng linh hồn. Họ tổ chức thờ cúng, hiếu kính người đã khuất trong những dịp: ngày giỗ, ngày lễ Obon (xá tội vong nhân) và ngày tết năm mới. Trong tín ngưỡng này, người Nhật và Việt cịn có tục suy tơn những ơng tổ của mình hay vị vua người khai sáng ra dòng họ, tộc trưởng làm thần, đây là một trong những biểu hiện tương đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Thời kỳ hồng hoang của loài người, hầu hết con người ta phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa chế ngự được thiên nhiên. Con người không thể lý giải được các hiện tượng tự nhiên nên kính sợ nó. Để sinh tồn, con người không những vừa phải đấu tranh với thiên nhiên mà còn phải biết chung sống hài hồ, tơn trọng thiên nhiên. Trong tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên, sự tôn sùng thiên nhiên của hai dân tộc đều thể hiện qua sự hài hòa chung sống với thiên nhiên. Họ đã gắn cho mỗi cái cây, ngọn cỏ, thậm chí những vật vơ tri, vơ giác như: đá, núi, sơng, biển, sấm chớp đều có linh hồn và được thờ phụng như các vị thần.

Bên cạnh đó, do đời sống của người dân hai nước đều gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp nên khát vọng về mùa màng bội thu, vạn vật

sinh sôi nảy nở đều được phản ánh trong tư duy tín ngưỡng phồn thực hai nước. Trong tín ngưỡng này, tục thờ đá và ma thuật mô phỏng như hầu đồng ở Việt Nam hay Miko và Itako của Nhật Bản, đã trở thành đặc trưng văn hóa chung ở tín ngưỡng dân gian Việt – Nhật.

Những cư dân cổ đại của cả Việt Nam và Nhật Bản không chỉ tôn sùng, yêu quý, chung sống hài hịa cùng thiên nhiên mà họ cũng tơn sùng yêu quý động thực vật nên tổ chức thờ cúng, gắn cho một số lồi những chức năng thần bí như thần. Tục thờ thần rắn, chó đá và gà, hay rồng biển, thờ cá ông, thờ thần cây, thần rừng, thần lúa gạo…v.v, là nét tập tục có từ ngàn đời xưa, được duy trì đến tận ngày nay. Tất cả các nét tín ngưỡng đó đan xen, hịa quyện vào nhau, được bảo tồn ngay trong cả xã hội hiện đại, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần cư dân hai nước.

Thứ tư, đa thần giáo của tín ngưỡng dân gian hai nước đều tồn tại

đặc trưng hỗn dung tơn giáo, chung sống hài hịa giữa các tôn giáo, tuy mức độ đậm nhạt khác nhau.

Mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo ngoại lại ở Nhật Bản đậm hơn ở Việt Nam điều này do tính chất văn hóa của từng dân tộc hình thành nên. Quá trình tiếp cận, điều kiện lịch sử cũng như thời gian của hai nước khác nhau nên mức độ hịa nhập, hỗn dung tơn giáo của các tơn giáo ngoại lai trong hai nước hồn tồn khác nhau, mức độ bản địa hóa các yếu tố ngoại lai ở Việt Nam được Việt hóa diễn ra nhanh hơn và nhạt hơn so với Nhật Bản. Nguyên nhân là do tính chất khép kín và tính đóng của văn hóa Nhật nên số lượng yếu tố bị bản địa hóa trong tơn giáo - tín ngưỡng ngoại sinh khi vào Nhật tuy chậm hơn nhưng có mức độ sâu, ít đào thải hơn so với trường hợp Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các tín ngưỡng, tơn giáo ngoại sinh khi được du nhập và bản địa hóa ở hai nước đều chúng sống hịa bình trên cùng một lãnh thổ mà khơng có xung đột tơn giáo hay sắc tộc nào xảy ra như ở một số quốc gia khác. Chính điều này tạo nên sự hài hịa tơn giáo, hài hịa sắc tộc và hài hịa

văn hóa, chữ hịa: 和 một nét tự hào của người Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w