Sự hợp nhất giữa tơn giáo-tín ngưỡng ngoại sinh vào trong tín ngưỡng bản địa ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 65 - 68)

TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở NHẬT BẢN

2.5. Sự hợp nhất giữa tơn giáo-tín ngưỡng ngoại sinh vào trong tín ngưỡng bản địa ở Nhật Bản

ngưỡng bản địa ở Nhật Bản

Cũng như nhiều quốc gia khác ở Châu Á, bên cạnh tôn giáo- tín ngưỡng bản địa là Thần Đạo, ở Nhật Bản cũng có nhiều tơn giáo - tín ngưỡng ngoại sinh như: Đạo Phật, Kito giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Những tôn giáo này khi du nhập vào Nhật Bản, chung sống hịa bình với tơn giáo - tín ngưỡng địa phương, bản địa hóa, hình thành nên một kiểu tơn giáo – tín ngưỡng đặc trưng rất Nhật Bản, hỗn dung tơn giáo. Có thể nói rằng, hầu hết các tơn giáo - tín ngưỡng ngoại sinh đều du nhập vào Nhật Bản theo con đường hịa bình, khơng có xung đột văn hóa hay xung đột tơn giáo, mức độ hịa nhập chỉ ở mức vừa phải, khơng q đậm hay q nhạt.

Khi nói đến đa dạng hóa tơn giáo Nhật Bản hay nói đến tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, có lẽ chúng ta khơng thể khơng nói đến quá trình hình thành và phát triển rồi đi đến bản địa hóa của Đạo Phật, hay hệ tư tưởng có tính triết lý trong Nho giáo khi du nhập vào đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa – tâm linh của người Nhật. Bản thân Shinto, tơn giáo - tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản đã là một tơn giáo - tín ngưỡng đa thần do hệ thống các Kami - thần được thờ trong nó đã lên tới hàng nghìn, vạn vị thần nên sự du nhập của các tơn giáo từ bên ngồi càng góp phần làm phong phú, giàu có hơn tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Q trình du nhập và bản địa hóa của Đạo Phật và Nho giáo ở Nhật Bản về cơ bản không khác nhiều so với Việt Nam, nhưng trong quá trình tiếp cận do đặc

trưng văn hóa và tơn giáo - tín ngưỡng của từng dân tộc nên có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quá lớn. Trong phần này, chúng ta điểm vài nét về quá trình du nhập của Đạo Phật và Nho giáo vào trong đời sống tinh thần cũng như tín ngưỡng dân gian của Nhật [16; tr 41].

Theo Kojiki, Đạo Phật được du nhập vào Nhật Bản khoảng năm 538 và nó được truyền vào qua sứ giả của Thiên Hồng và biến Nhật Bản thành một đất nước với số lượng Phật tử tương đối lớn lên đến gần 96 triệu người với 13 tôn phái khác nhau, gần 75000 ngơi chùa và hơn 30.000 tượng phật. Trong đó, hơn một nửa số Phật tử ở Nhật Bản là theo giáo phái Phật giáo

Kamakura/鎌倉, tiếp theo là giáo phái Nichiren (日蓮/Nhật Liên) và Jyodo

shinshu (霊土霊宗/Tịnh Thổ Chân Tơn) và giáo phái Đại thừa. Đây là những

dịng chiếm số lượng Phật tử lớn nhất trong Phật giáo Nhật Bản. Tuy nhiên, trong 96 triệu Phật tử, có nhiều người vừa là Phật tử, vừa là tín đồ của đạo Shinto, con số này là 20 triệu người [77; tr 7]. Đây cũng là một hiện tượng đặc biệt, nét đặc trưng chỉ có trong Phật giáo Nhật Bản.

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản đã tạo nên một sự thay đổi triệt để trong tâm thức của người Nhật giúp họ có thêm thơng điệp mới về từ bi và giải thốt. Nó đã phát triển thành một hệ thống triết học mới, một loại hình

thờ phượng và những nghi lễ mới. Theo chân Phật giáo, những vị thần Ấn Độ đã được truyền vào Nhật Bản. Những vị thần này về sau được thờ cúng trong các nghi lễ Phật giáo. Ví dụ thần Indra, khởi đầu là vị thần sấm sét và là vị thần nổi tiếng nhất trong số các thần linh ở trong Rg-Veda, được người Nhật sùng bái qua tên gọi Taishakuten (帝霊天/Đế Thích Thiên, nghĩa đen là Chúa tể các thần linh). Ganesha, vị thần trí tuệ của Ấn Độ, có đầu voi và hình người, được thờ phượng dưới tên gọi Sho-ten (nghĩa đen là Thần Linh thiêng), là vị thần ban phúc lành, đặc biệc trong việc bn bán và chuyện tình duyên. Ở Nhật, ta thường bắt gặp cặp tượng đôi Ganesha, gồm nam và nữ, ơm

chồng lấy nhau. Naga, thần rắn, tiếng Nhật là Ryujin (龍神/thần rồng), được các thuỷ thủ thờ phụng. Thần Vaishravana (Kubera) là tương tự với thần

Bishamonten (多聞天王/Đa Văn Thiên Vương), vị thần vận may ở Nhật. Ngay

ở trong Thần Đạo, chúng ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ mà nó cịn tồn tại đến ngày hơm nay. Những vị thần sau được thờ phượng ở trong những ngôi đền của Thần Đạo là thần nước Suiten tên gọi theo Thần Đạo, được người dân thờ rộng rãi ở Tokyo. Những đền thờ thần Benten có thể tìm thấy ở nhiều nơi dọc theo bờ biển và xung quanh các ao hồ. Trong đền thờ, người ta đặt tượng một phụ nữ đánh đàn Biwa (vina), thần Daikoku, vị thần của vận may, là một vị thần được quần chúng yêu chuộng. Đây đều là ảnh hưởng từ Đạo Phật của Ấn Độ, nhưng khi đến Nhật Bản bị bản địa hóa và hình thành nên một văn hóa Đạo Phật kiểu Nhật mang đặc trưng của văn hóa Nhật Bản [67].

Nho giáo là hệ tư tưởng tơn giáo – tín ngưỡng có ảnh hưởng rộng lớn nhất đối với đời sống tinh thần của người Nhật Bản (Do trong Nho giáo thời Khổng Tử cho nên theo quan điểm của tác giả có thể hiểu đây là một loại hình tơn giáo nhưng ở Việt Nam, khái niệm coi Nho giáo là một tôn giáo vẫn còn đang gặp nhiều tranh luận và chưa thống nhất) . Nho giáo được du nhập vào từ Trung Hòa vào Nhật Bản năm 753∗ và có ảnh hưởng rất sâu đậm đến cách suy nghĩ của người Nhật. Khổng giáo đã đưa ra một hệ thống giai tầng trong đó mỗi người phải hành động theo địa vị của họ để đảm bảo sự hài hòa trong xã hội và sự trung thành đối với quốc gia. Tân Khổng giáo, được đưa vào Nhật thế kỷ 12, giải thích thiên nhiên và xã hội dựa trên những nguyên tắc siêu hình và chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Lão giáo. Ở Nhật, lý thuyết

 Theo Cổ sự ký 古事記 và Nhật Bản thư kỷ日本書紀, hai bộ sử tối cổ của Nhật Bản (TK.VIII) có

ghi chép về sự kiện Nho giáo truyền vào Nhật Bản: Vào TK.V, thời Ứng Thần thiên hồng/ Ojintennnơ霊神天皇, vua nước Bách Tế 百霊, đây là chứng cứ thuyết phục nhất về thời gian mà Nho

này được gọi là Tân nho giáo là Chu Tử học (Shushigaku/朱子霊), đã đưa ra ý

tưởng là con người phải đảm bảo sự ổn định xã hội và chịu những trách nhiệm về xã hội. Nho giáo hay cịn gọi là tơn giáo độc tơn, khi du nhập vào Nhật Bản thì những tư tưởng của Khổng Tử, Lão Tử mặc dù vẫn cịn ngun giá trị nhưng cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này giúp Nho giáo có thể bám sâu vào trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Tuy nhiên, so với mức ảnh hưởng của Nho giáo ở các nước: Việt Nam, Hàn Quốc thì có lẽ mức độ ảnh hưởng ở Nhật Bản là thấp nhất, nhưng lại hài hòa và ổn định hơn.

Như vậy, có thể nói tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản chính là một hiện tượng tơn giáo - tín ngưỡng đặc biệt, ít gặp trên thế giới. Tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản được thể hiện bằng sự phong phú đa dạng của hệ thống các vị thần được thờ phụng, sự hòa trộn và hỗn dung một cách hài hòa giữa tôn giáo bản địa với tôn giáo ngoại sinh. Hiện tượng đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản có lẽ cũng bắt nguồn từ tính chất văn hóa của dân tộc này và nó cũng góp phần làm nên sự độc đáo ở văn hóa Nhật Bản trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w