Một vài nét về tính đa thần trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 68 - 70)

TÍNH ĐA THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở NHẬT BẢN

2.6. Một vài nét về tính đa thần trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay.

Trải qua nhiều quá trình biến đổi trong lịch sử, các biểu hiện của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản vẫn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt trước thời kỳ Minh trị duy tân khi xã hội truyền thống của Nhật Bản là xã hội nông thôn thì đời sống tôn giáo Nhật Bản có nhiều thăng trầm. Sau Minh trị duy tân, Nhật Bản đổi mới trên nhiều phương diện như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục và đời sống tôn giáo cũng không ngoại lệ. Người dân được tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng nên tín ngưỡng – tôn giáo của Nhật hết sức phát triển. Mặc dù vậy nhiều yếu tố trong tính đa thần ở tín ngưỡng dân gian Nhật Bản không vì thế mà mai một, nó vẫn tồn tại, hiện diện trong đời sống tôn giáo hàng ngày của người Nhật Bản. Sự hiện diện của tính đa thần trong đời sống tín ngưỡng dân gian đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thời cổ

đại cho đến ngày nay, trong xã hội công nghiệp rất phát triển của Nhật Bản. Trước Minh Trị, trong mô hình xã hội nông thôn truyền thống kiểu Nhật Bản, truyền thống và tín ngưỡng được chia ra làm hai thể loại chính: truyền thống nhỏ và truyền thống lớn. Trong đó truyền thống nhỏ với tín ngưỡng tinh thần là thờ cúng tổ tiên đóng vai trò chủ đạo, truyền thống lớn

bao gồm nhiều kiểu tín ngưỡng khác tạo thành như tín ngưỡng hỗn hợp. Truyền thống nhỏ trong hệ thống dân gian Nhật Bản là hệ thống tín ngưỡng theo thuyết nhị nguyên luận, bắt nguồn từ sự hợp nhất giữa nền văn hóa bản địa và văn hóa của bộ tộc bên ngoài. Sự hợp nhất này được thể hiện trực tiếp thông qua biểu tượng, hệ thống các vị thần, vị trí của các vị thần trong thần thoại Nhật Bản. Nó được phân chia theo kiểu: Ama Tsukami (天津神/Thiên Tân Thần) là các vị thần của trời, Kuni Tsukami (霊津神/Quốc Tân Thần) làvị thần của vùng hay lãnh thổ. Trước đây, thần thường có nguồn từ tổ tiên của những người cai trị, sau này bao gồm cả tổ tiên của người bị trị, nó đã được ghi trong thần thoại ở Kojiki Nihonki. Sự tồn tại và sức sống trường tồn của những truyền thuyết này cho thấy một sức mạnh siêu nhiên, sức mạnh văn hóa rất lớn đến từ bên ngoài được du nhập vào bản địa. Những di chỉ khảo cổ đã chứng minh được mối quan hệ giữa cư dân bản địa và cư dân nhập cư ngay trong thời kỳ tiền sử ở Nhật Bản.

Người Nhật cổ trong gia đoạn này đã bắt đầu ý thức được về một sức mạnh siêu nhiên, văn hóa lớn, sự khác biệt văn hóa cũng như tôn giáo giữa hai nhóm cư dân nên cần phải dung hòa, vì vậy truyền thống lớn đã ra đời, hình thành tính đa dạng trong đa thần giáo Nhật Bản.

Shinto nguyên thủy không phải là một tôn giáo, đây là một tín ngưỡng có đặc trưng: sùng bái thần và trở về với tự nhiên. Ngay từ thế kỉ thứ 6, người Nhật đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật nên Shinto cũng có sự thay đổi, và đa dạng hóa các thần trong hệ thống thờ cúng.

Khả năng thành thần sau khi chết càng được phát triển mạnh kể từ có sự du nhập của Nho giáo, Đạo giáo từ Trung Quốc, Đạo Phật từ Hàn Quốc sang. Nho giáo mang đến một số kiểu gia đình mới, các mối quan hệ đạo đức xã hội theo chế độ phong kiến Trung Quốc cổ đại, Đạo giáo thì giới thiệu một số phép thuật mới, kỹ thuật mới như: chiêm tinh học, lịch học vào Nhật Bản. Đạo Phật lại tuyên bố bình đẳng cho con người, ai cũng có thể thành Phật khi đã được giác ngộ. Do đó, các loại hình tôn giáo này cùng với những thay đổi trong văn hóa, kinh tế, chính trị địa phương đã hợp nhất lại với những tín ngưỡng bản địa. Hệ thống nhân thần cũng trở thành một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa của người Nhật, đó là tín ngưỡng: Goryo shinkō

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w