Sự tương đồng và khác biệt trong hồn cảnh sống và mơi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 75 - 79)

NHẬT BẢN VIỆT NAM

3.1. Sự tương đồng và khác biệt trong hồn cảnh sống và mơi trường tự nhiên.

Việt Nam là một nước nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đơng Dương

với diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam, phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Đơng là vịnh Bắc Bộ và Biển Đơng, phía Bắc giáp với Trung Quốc và Lào, phía Tây là Camphuchia. Việt Nam có hình chữ S và khoảng cách từ Bắc tới Nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều từ Đơng sang Tây là 50 km và có đường bờ biển dài 3.260 km, không kể đảo và hải đảo. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai dùng cho sản xuất nơng nghiệp chiếm chưa tới 20% diện tích, và phần lớn đây là các dải đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển.

Đất nước bị chia thành nhiều kiểu địa hình miền núi, đồng bằng, cao

ngun nên có hệ thực vật đa dạng, phong phú. Dọc theo lãnh thổ trải dài khí

hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Miền Trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi Miền Nam nằm trong vùng nhiệt đới Xavan, độ ẩm trung bình khá cao trong năm: 84 - 100%. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về vĩ độ, địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng, có đủ bốn mùa trong năm, hoặc chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô∗.

Mơi trường văn hóa xã hội và con người: Chính điều kiện địa hình,

 Một số thơng tin về địa lý Việt Nam trên Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/72013 ở địa chỉ.

khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân Việt cổ. Về con người, Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó bao gồm 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước, còn lại là người Kinh chiếm 86% dân số, tập trung ở những đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Nhóm dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khomer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Một số dân tộc thiểu số định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, hàng ngìn, vạn năm lịch sử, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào nước ta trong vài thế kỉ trở lại đây, như người Hoa ở miền Nam.

Theo truyền thuyết người Việt cổ, người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một nàng tiên tên là Âu Cơ. Hai người lấy nhau, đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 người con. Theo điển tích, Lạc Long Quân tên thật là Sùng Lãm, là con của Kinh Dương Vương, vua nước Xích Quỷ và Long Nữ; còn Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Lạc Long Quân nối ngôi cha làm vua nước này. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam Trung Quốc), phía nam giáp nước Hồ Tơn (Chiêm Thành), phía đơng giáp biển Nam Hải, phía tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Kinh Dương Vương tên thật là Lộc Tục, là con của Đế Minh, cháu ba đời của vua Thần Nông. Đế Minh đi tuần thú Phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ), gặp một nàng tiên, lấy nhau và lập nghiệp ở đây. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua Phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm vua Phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Con cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ trị vì dưới tên Hùng Vương và là vị vua đầu tiên của người Việt. Vào năm 257 TCN, An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, năm 208 TCN,

vua nước Nam Việt là Triệu Đà, tiến đánh Âu Lạc, tiêu diệt An Dương Vương. Triệu Đà hợp nhất Âu Lạc với các lãnh thổ tại miền cực nam Trung Quốc thành vương quốc Nam Việt, từ đó có một nước Việt như ngày nay [6].

Văn hóa: Sự khác biệt cấu trúc địa hình, khí hậu, phân bố dân tộc, dân

cư đã tạo ra những vùng văn hố có đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nơi văn hóa Việt ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo, với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ các vùng đất biên ải của Việt Nam thời dựng nước Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer, đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên, mỗi vùng đất lại có những đặc trưng tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau.

Nhật Bản, là một đảo quốc được hình thành từ một quần đảo lớn với

trên 3.000 đảo. Những đảo này lại được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngồi lục địa châu Á. Tồn bộ diện tích của Nhật Bản là 377. 829 km2, tương đương Việt Nam. Honshu là đảo lớn nhất, sau đó lần lượt là: Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa. Trong đó khoảng gần 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi đan xen với các bình nguyên thường nhỏ và hẹp. Những cánh đồng dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất. Đó là các đồng bằng nhỏ nằm trong thung lũng lịng chảo, 2/3 diện tích cịn lại là rừng.

Bờ biển Nhật Bản đa dạng, lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, xen kẽ là những bãi biển dài hàng chục kilơmét. Các dịng biển lạnh chảy xuống từ hướng Bắc gặp các dịng biển nóng chảy ngược lên từ phía Nam tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, tạo thành vùng nước hoà trộn giữa các dịng biển, tạo mơi trường lý tưởng cho các loài sinh vật và các loài cá sinh sống tại đây. Vì vậy, ở Nhật nghề đánh bắt cá có lịch sử lâu đời và rất

phát triển.

Các dịng biển đóng vai trị quan trọng trong việc điều hồ nhiệt độ và khí hậu vùng duyên hải. Chính nhờ ảnh hưởng của các dịng biển mà khí hậu Nhật Bản tương đối ơn hồ trong bốn mùa xn hạ thu đơng. Ngồi ra, do quần đảo Nhật Bản trải dài từ Bắc đến Nam với nhiều dãy núi chạy dài nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng một khác. Một số vùng tương đối ấm ngay cả trong mùa đông. Đặc biệt, do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương, nên lớp vỏ địa chấn phía dưới khơng bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Với một điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt như trên nên đã ảnh hưởng nhiều tới đời sống cũng như tính cách cư dân sinh sống trên đó.

Mơi trường văn hóa xã hội và con người: Cho đến nay người ta vẫn

chưa chắc chắn về xuất xứ, thời gian xuất hiện cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Nhưng phần lớn các học giả đều cho rằng, người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Tuy nhiên, thuyết này đến nay vẫn chưa được công nhận Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jōmon. Nhóm cư dân đó theo những khảo cứu khoa học thì có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó pha trộn với các giống người khác, phát triển thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ, phong tục của người Nhật bao gồm các thành tố văn hóa cả phương Bắc lẫn phương Nam. Trong tập qn, tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi ln gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía nam; cịn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ơng tổ của nịi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì

có nguồn gốc ở phía bắc. Do đó, người ta cho rằng: dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử, trải qua q trình hồ trộn với các chủng tộc khác, dần dần tạo ra dân tộc Nhật cùng với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng vơ cùng đặc sắc ngày nay.

Tóm lại, Việt Nam và Nhật Bản đều là những nước nằm trong khu vực Châu Á, nên cảnh quan có nhiều điểm tương khắc, đó là định hình khơng gian văn hóa có núi – sơng – biển – hồ, đặc biệt văn hóa núi đá và tư duy nông nghiệp đã ảnh hưởng rất mạnh đến nếp tư duy của cư dân cổ, ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, lối sống của người dân hai nước. Tuy nhiên, người Nhật Bản do đặc trưng của một đảo quốc nên có lối sống khép kín, cịn người Việt là một nước nơng nghiệp nên có lối sống duy tình. Những đặc trưng này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cả hai dân tộc, từ đó xuất hiện nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt trong tín ngưỡng dân gian hai nước. Mặc dù trong văn hóa tín ngưỡng của hai nước có nhiều điểm tương khắc nhưng nhìn chung ít nhiều những điểm đó đều có ảnh hưởng lớn từ văn minh Trung Hoa, cái rốn văn hóa khu vực.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w