794) những tràng hạt của Phật giáo đã thay thế magatama của Thần đạo Trong xã hội Nhật Bản hiện đại, người ta vẫn tin rằng hình khối cầu với phần đuôi của magatama là tượng trưng cho linh
1.2.3. Một vài đặc trưng đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản.
Sakurai Tokutaro trong The Major Features and characteristics of
Japanese folk beliefs cho rằng: Rất khó để nắm bắt được chính xác đời sống,
hoạt động tín ngưỡng dân gian Nhật Bản bởi vì các lớp tín ngưỡng dân gian Nhật Bản khơng được sắp xếp, bóc tách một cách hệ thống, mà đan xen vào nhau cũng giống như địa hình Nhật Bản. Những loại hình tín ngưỡng dân gian này do đó đã hình thành nên đặc trưng cơ bản mang đậm sắc thái Nhật Bản: cấu trúc phức hợp, liên quan đến lợi ích vật chất, tính chất ma thuật [34].
Tính phức hợp trong cấu trúc:
Tín ngưỡng dân gian Nhật Bản có cơ cấu tổ chức khơng ổn định và đồng nhất trong cộng đồng xã hội Nhật Bản. Cộng đồng là lớp vỏ bên ngoài bao trùm lên các mối quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân. Mỗi cá nhân khi tham gia trong cộng đồng sẽ cùng chia sẻ niềm tin vào lớp tín ngưỡng chung (lớp tín ngưỡng cộng đồng, tín ngưỡng hỗn hợp: Kongō shinkō), ngồi ra họ cịn có những tín ngưỡng riêng ở mức thấp hơn đó là lớp tín ngưỡng thuộc về gia đình, dịng tộc hay tín ngưỡng đồng tộc. Những lớp tín ngưỡng này đan xen, hịa quyện vào nhau tạo thành một lớp tín ngưỡng mới có tính tổng thể.
Tuy nhiên, tất cả các lớp tín ngưỡng trên ln gắn liền với đời sống cũng như hoạt động sản xuất của người dân. Bao trùm lên lớp tín ngưỡng cộng đồng, gia đình đồng tộc lại là một lớp tín ngưỡng có tính quốc gia, tuy nhiên mức độ co giãn giữa các lớp tín ngưỡng này là khác nhau và không đồng nhất. Đây là câu trả lời tương đối chính xác, giải thích nguyên nhân tại sao mà tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản lại hết sức đa dạng, đa sắc như hiện nay. Từng lớp tín ngưỡng một trong q trình tồn tại và phát triển của mình
lại gắn liền với một q trình lịch sử nhất định nên nó có ý nghĩa lớn đối với đời sống của người Nhật Bản.
Như đã nói chúng ta biết, trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản dấu vết của chủ nghĩa tự nhiên, thuyết vạn vật hữu linh và quan niệm về linh hồn tồn tại rất rõ, bắt nguồn từ thời cổ đại, được gìn giữ và bảo tồn đến ngày nay. Tín ngưỡng thờ thần núi, thần lửa, thần đất (Yama no kami, Hi no kami, Ta no
kami), là những tín ngưỡng được xây dựng trên nền tảng tín ngưỡng ngun
thủy và trong q trình hội nhập với tơn giáo, tín ngưỡng ngoại sinh như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, có sự chọn lọc thành một lớp tín ngưỡng mới bao gồm cả hai yếu tố cũ và mới. Tuy nhiên, trong quá trình hỗn dung cùng lớp tín ngưỡng bản địa, các yếu tố ngoại sinh thường khơng bị bản địa hóa mà rõ ràng có sự chọn lọc. Q trình chọn lọc bản địa hóa là hồn tồn tự nhiên khơng hiên cưỡng. Do đó, tính phức hợp trong cấu trúc lại càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Lợi ích vật chất:
Hầu hết các vị thần được thờ cúng trong tín ngưỡng dân gian ở Nhật Bản đều đại diện cho chữ giàu sang và hạnh phúc (Fukuno kami/福の神/ Phúc thần). Nó đã trở thành một đặc trưng, mang đậm tính chất dân gian, dù là
Yama no kami hay Ryojin họ cũng đều là vị thần mang đến sự giàu sang cho
con người. Ebisu gami ban đầu chỉ đơn giản là vị thần bảo trợ cho ngư dân, giúp họ đánh bắt được nhiều cá và an toàn khi đi biển. Sau này, Ebisu gami được gắn thêm một số chức năng khác như tượng trưng cho sự giàu sang, thịnh vượng. Tín ngưỡng, niềm tin đó đã lan rộng từ người nông dân, ngư dân đến với bác tiều phu sống trong rừng sâu núi thẳm. Mọi người thờ cúng, cầu mong thần mang đến sự giàu sang, thịnh vượng. Do đó, tín ngưỡng thờ thần
Ebisu đã được phổ biến, lan rộng khắp nơi và trở thành tín ngưỡng của toàn
Bản thờ cúng nhiều nhất. Những vị này dù được gắn cho chức năng nhiệm vụ nào, tựu chung họ vẫn là người bảo trợ cho lợi ích vật chất cũng như tinh thần của con người. Họ giúp cho đời sống của con người trở lên tốt hơn, do đó ở tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản tính lợi ích vật chất rất rõ nét.
Tính chất ma thuật:
Tính ma thuật thường đi kèm với một nhân vật ma thuật và nó giúp cả hai có thể liên kết, duy trì chặt chẽ với nhau. Người nơng dân khi làm lễ trước bàn thờ thần, họ thường diễn các hành động, mơ phỏng q trình chăn ni, cày cấy trong một năm, hay nhìn vào một số điềm báo nhất định họ có thể dự đốn tình hình thời tiết trong năm, dự báo ngày mưa, ngày nắng. Người ta bắt gặp những phép thuật kiểu trên ở tất cả các ngôi làng của Nhật Bản, từ làng thuần nông, trên núi hay làng ven biển. Người Nhật cổ ln có xu hướng coi trọng, tơn sùng các hiện tượng đó, biến nó thành đối tượng được thờ cúng do sức mạnh bí ẩn của nó. Họ đồng thời tin rằng: khi thờ cúng các hiện tượng bí ẩn siêu nhiên trên, các vị thần sẽ giúp họ tránh được dịch bệnh, thảm họa. Ngoài ra, nếu mọi người chạm vào tượng hay tắm mình trên ngọn lửa thiêng, khói thiêng sẽ cung cấp cho họ hình ảnh về tương lai và bùa phép sẽ giúp cho cây trồng, vật nuôi, tránh khỏi côn trùng, dịch bệnh. Do đó, người Nhật cổ đã xây dựng nên một danh sách các loại bùa, các hình thức, nghi lễ để tiến hành trong hoạt động tơn giáo - tín ngưỡng [34; tr 23 - 24].
Tính ma thuật ln ln tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của các nước nên trong các nghi lễ, cách thức, đồ vật được thờ cúng của Minkan shinkō Nhật Bản luôn mang đậm yếu tố ma thuật là điều dễ hiểu. Con người khi khơng tìm cách lý giải được các hiện tượng xung quanh mình, họ thường có xu hướng tìm đến với thế lực siêu nhiên và tính ma thuật chính là một trong biểu hiện ra bên ngồi của thế lực siêu nhiên. Vì vậy, tính ma thuật sẽ mãi tồn tại trong tín ngưỡng dân gian cả trong thời kỳ hiện đại, khi con người đã có
thể lý giải được phần lớn các hiện tượng tự nhiên [31; tr 23 - 33].
Đồng quan điểm với Sakurai Tokutaro, tác giả luận văn dựa trên nguồn tài liệu quan sát được cho rằng: tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản ngồi ba đặc trưng chung cịn có thêm một số đặc trưng khác tương đối gần gũi với những đặc trưng của những nước có hệ thống tơn giáo đa thần kiểu Nhật Bản. Đó là những đặc trưng như:
Hài hịa gắn bó mật thiết với thiên nhiên
Như chúng ta đã biết người Nhật có một lối sống hài hịa, hịa quyện cùng với thiên nhiên, tơn trọng thiên nhiên, vì vậy hầu hết tất cả các hiện tượng tự nhiên đều được gắn cho những bản chất như con người, có tình cảm, có linh hồn và trở thành đối tượng thờ cúng. Lối sống hài hòa với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên của người Nhật Bản cịn được thể hiện qua sự tơn kính của họ, khi mà hầu hết các hiện tượng tự nhiên đều được thờ cúng, tôn sùng trong hàng ngũ vị thần.
Đan xen hòa đồng giữa các tín ngưỡng
Mặc dù các lớp tín ngưỡng dân gian Nhật Bản không cố định, lớp nọ bao trùm lên lớp kia nhưng vẫn có sự đan xen hài hịa giữa các lớp. Đó là sự hịa quyện giữa tín ngưỡng gia đình đồng tộc với lớp tín ngưỡng chung của cộng đồng, tín ngưỡng bản địa với tín ngưỡng - tơn giáo ngoại sinh. Ví dụ trong tín ngưỡng thờ cúng linh hồn (Goryo shinkō/御霊信仰) có sự pha trộn của ba yếu tố là Nembutsu∗ với Omyōdō∗ và Shugendō∗. Cả ba hệ thống tín ngưỡng này khi xâm nhập vào đời sống nông thôn Nhật Bản tạo nên Goryo
shinkō là tín ngưỡng thờ linh hồn, tổ tiên theo kiểu cấu trúc nhị nguyên luận,
pha trộn với văn hóa Nhật Bản. Sự hài hịa đan xen kiểu tính đa thần, đa tín ngưỡng như này là một đặc trưng rất riêng của Nhật Bản.
Một ví dụ khác chứng minh cho sự hài hịa đan xen giữa các tín ngưỡng
Niệm phật, đây là tín ngưỡng có nguồn gốc từ Phật giáo.
∗ Âm đương đạo = pha trộn giữa Đạo giáo và Shaman giáo nguyên thủy của Nhật.
là tục thờ thần biển của người Nhật. Trong tín ngưỡng này ngồi Ebisu, Funa dama thì Ryojin cũng là một vị thần trong nhóm. Ryojin hay cịn gọi là thần
rồng biển là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng về rồng của người Trung Hoa với con rắn (Ebi) trong tín ngưỡng dân gian địa phương. Sự sùng bái thần rồng cũng là do ảnh hưởng của các giáo phái Phật giáo theo phái Shugendō. Trong hình thức này tại đền Konpira∗, con rắn được tôn sùng như một vị thần biển, thế lực sẽ bảo vệ cho con người mọi tai ương khi họ đi biển. Hiện tại những tín ngưỡng này cùng biểu hiện của nó vẫn tồn tại trong đời sống của người Nhật.
Linh hoạt và gắn bó mật thiết với đời sống dân gian
Các tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản cho dù có bao gồm các yếu tố là các lớp riêng biệt nhưng luôn luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của con người. Tín ngưỡng được nảy sinh ra do nhu cầu đời sống tinh thần của họ nên phải gắn liền với mục đích đó. Các loại hình tín ngưỡng dân gian từ thờ cúng tổ tiên, tôn sùng thiên nhiên, tôn sùng con người đều khơng ngồi hai mục đích phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Sự chuyển đổi trong các hình thức tín ngưỡng ln ln rất linh hoạt và mềm dẻo. Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là bắt nguồn từ quan niệm về linh hồn, tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên của người Nhật là từ thuyết vạn vật hữu linh. Tất cả các lớp tín ngưỡng này đều đan xen, hài hòa trong cuộc sống của người Nhật, tuy mỗi loại hình tín ngưỡng lại phục vụ cho một mục đích riêng biệt.
Từ tín ngưỡng hình thành nên tơn giáo cơ bản
Ngay từ xưa, người Nhật luôn sợ hãi trước mọi hiện tượng trong thiên nhiên, để rồi sau đó họ tin rằng tất cả mọi hiện tượng đó đều do thần linh sinh ra, tổ tiên của họ cũng là con cháu của thần. Từ đó, mỗi người dân tự cảm thấy sự linh thiêng, huyền bí trong trời đất, trong tổ tiên hiển hách của họ, tự
nguyện thờ cúng. Sự thờ cúng mộc mạc này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dần dần trở thành phong tục, tín ngưỡng. Khi việc thờ cúng lan rộng và trở nên phổ biến thì xã hội cũng đã chuyển từ đời sống hoang đã sang đời sống nơng nghiệp. Vì thế, việc cầu xin mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu là mục đích chính trong những đại lễ nghi lễ và lễ hội. Đại lễ cầu xin được mùa thường được tổ chức hàng năm vào tháng giêng. Việc tế lễ thần thánh từ phong tục dân gian chuyển thành định lệ quốc gia. Vào những năm được mùa, khi dân các nơi tiến gạo mới về triều đình, Thiên Hồng sẽ làm chủ lễ Nihimame (dâng cơm mới), cảm tạ thần thánh, sau đó mới đến các địa phương. Ngồi ra, từ huyền thoại nguồn gốc dân tộc, quan niệm về linh hồn người chết, thuyết vạn vật hữu linh đến phong tục thờ cúng thần linh, thờ cúng thiên nhiên, thờ cúng động thực vật, thờ cúng con người…v.v, tất cả đã góp phần hình thành những tín ngưỡng sơ khai. Đó cũng là những cơ sở, tiền đề, tư tưởng hình thành tơn giáo của người Nhật ngày nay. Nói cách khác, chính điều đó đã tạo thành giai đoạn đầu trong tư tưởng tôn giáo sơ khai của
người Nhật. Hiện nay những tư tưởng tôn giáo sơ khai này đã phát triển thành hệ thống tôn giáo mang đậm đặc trưng Nhật Bản, khác biệt so với hệ thống tôn giáo cơ bản trên thế giới.
Tiểu kết chương I:
Qua những phác họa trên, chúng ta đã có được khái niệm tương đối khái qt về tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian, đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng như vai trị của nó trong đời sống của người dân Nhật. Những lớp tín ngưỡng dân gian này hiện vẫn đang được duy trì, bảo tồn trong đời sống của người dân. Một số các tín ngưỡng qua thời gian, trở thành một hệ thống học thuyết tơn giáo có tư tưởng, giáo chủ như Shinto. Một trong những đặc trưng lớn của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản chính là tính đa thần, đa dạng trong hệ thống chủ thể được thờ phụng. Lý giải cho hiện tượng đó là bắt nguồn từ thuyết vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ cúng linh hồn của
người cư dân cổ đại. Tiếp theo đó là sự ra đời của một loạt tín ngưỡng khác: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tự nhiên, tín thờ cúng động thực vật, phồn thực… Tất cả các yếu tố đó đã góp phần hình thành nên tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Tính đa thần này mặc dù tồn tại trong nhiều tơn giáo và tín ngưỡng dân gian ở các quốc gia khác trên thế giới nhưng đặc trưng kiểu: tính phức hợp, tính lợi ích vật chất và tính ma thuật là những đặc trưng riêng, độc bản của tín ngưỡng dân gian Nhật Bản. Ngoài ra, dựa trên nguồn tài liệu quan sát được, tơi cho rằng tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cịn tồn tại một số đặc trưng khác bao gồm: tính chất hài hịa cùng thiên nhiên, các lớp tín ngưỡng đan xen hịa đồng, linh hoạt gắn bó với đời sống con người, từ tín ngưỡng hình thành nên tơn giáo cơ bản…v.v. Đây là đặc trưng mà hầu hết tín ngưỡng, tơn giáo của các nước khác đều tồn tại. Đồng thời các đặc trưng này cũng là điểm chung của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian trên quy luật phát triển của tơn giáo. Những đặc trưng của tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian ở trên hầu hết sẽ khơng có trong các quốc gia có hệ thống tơn giáo là độc thần. Vì vậy, đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc minh chứng biểu hiện của tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản trong chương hai của luận văn.
CHƯƠNG 2