Vấn đề bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 89 - 100)

NHẬT BẢN VIỆT NAM

3.4. Vấn đề bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm Việt Nam.

nghiệm Việt Nam.

đang đi cùng trên một con đường, đó là bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Trong q trình tồn tại và phát triển, con người luôn luôn phải đấu tranh khơng ngừng nghỉ và tín ngưỡng cũng là một niềm tin, một quan điểm sống của một tộc người, cao hơn cả là của quốc gia dân tộc. Tuy chỉ là chỗ dựa tinh thần nhưng tín ngưỡng dân gian hai nước đã trở thành một phạm trù quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Minkan shinkō đã cho con người niềm tin vào cuộc sống và khi nào người dân còn

tin vào tơn giáo - tín ngưỡng nó sẽ mãi tồn tại và phát triển. Do đó, hiện nay vấn đề gìn giữ, bảo tồn tín ngưỡng dân gian là vấn đề cấp bách đặt ra với cả hai nước.

Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của Nhật Bản:

Nhật Bản là nước đứng thứ ba trên thế giới về kinh tế và là một trong 10 đất nước bảo tồn được nguyên vẹn những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời. Đặc biệt do nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của Minkan shinkō trong đời sống tinh thần của người dân nên chính phủ Nhật Bản cũng như mỗi người dân Nhật đều rất có ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa - tín ngưỡng truyền thống. Chính phủ Nhật Bản đã ban hình chính sách Kho báu quốc gia∗ để bảo tồn và phát triển văn hóa trong nước, và vấn đề bảo tồn tín ngưỡng dân gian được coi là một phần quan trọng trong chính sách đó. Chung sức với chính phủ trong việc bảo tồn văn hóa - tín ngưỡng dân tộc là nhiều tổ chức như: Hiệp hội phục hưng bảo tồn văn hóa

truyền thống của Nhật Bản (法人日本霊統文化保存振興霊/NPO Hōjin Nihon

dentō bunka hozon shinkō-kai), Trung tâm quốc tế phục hồi bảo tồn di sản văn hóa Nhật Bản, trực thuộc sự quản lý của Bộ văn hóa – Thể thao và Du

lịch Nhật Bản (日 本 文化財 保 存復習 霊際 セ ン タ霊/Nihonbunkazai hozon

 Chính sách Kho báu quốc gia của Nhật là của Chính phủ Nhật Bản, dùng để chỉ những người có tay nghề, có trình độ về Văn hóa nghệ thuật. Trong chính sách này mục đích của chính phủ Nhật Bản là để bảo tồn và phát triển hơn nữa những di sản văn hóa của đất nước.

fukushu kokusai senta); The Association of National Trusts in Japan (財霊法人

日本ナショナルトラスト協霊/Zaidanhojin Nihon Nashonarutorasuto)…v.v; tất

cả phối hợp cùng với các Sở văn hóa và các cơ quan đoàn thể địa phương trong việc bảo tồn văn hóa - tín ngưỡng truyền thống. Cùng với sự nỗ lực của các cấp, từ trung ương đến địa phương, sự chung tay giúp sức của mỗi công dân nước này, do đó Nhật Bản được đánh giá là một trong những nước thành công trên thế giới ở vấn đề bảo tồn văn hóa – tín ngưỡng dân tộc hiện nay. Để làm được điều đó khơng ít những chính sách, chiến lược, hành động cụ thể đã được đề ra và thực thi có hiệu quả, dưới đây là một vài chính sách cơ bản:

Thứ nhất, bảo tồn tơn giáo - tín ngưỡng với tư cách là di sản văn hóa

của dân tộc.

Các hình thức cụ thể như: chi viện kinh phí; giúp phục hồi các lễ hội truyền thống; phục hồi và bảo tồn những tín ngưỡng đã bị mai một; thành lập các cơ sở thơng tin văn hóa tại địa phương; xây dựng chính sách bảo tồn xung quanh mơi trường văn hóa – tín ngưỡng; xây dựng hệ thống chính sách quản lý văn hóa – tơn giáo tín ngưỡng; phổ biến và nâng cao nhận thức và bảo tồn di sản văn hóa tín ngưỡng cho người dân; xây dựng hệ thống các thể chế trong tương lai phù hợp với việc bảo tồn di sản văn hóa tín ngưỡng địa phương…v.v. Hàng năm, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nhật Bản, đều lên kế hoạch và dành một khoản kinh phí lớn để tu bổ, cải tạo, phục hồi các di sản văn hóa, tín ngưỡng có xu hướng bị phá hủy. Ngồi ra Bộ cũng là cơ quan chủ quản, tổ chức nhiều hội thảo, phong trào vận động xây dựng nét sống văn hóa- bảo tồn tín ngưỡng với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Phối hợp cùng các cơ quan đồn thể và chính quyền địa phương đưa những tài liệu cổ, quý hiếm liên quan đến các tín ngưỡng vào gìn giữ trong các thư viện, tổ chức trưng bày giới thiệu với cơng chúng những tri thức văn hóa – tín ngưỡng của dân tộc, nâng cao tri thức cho người dân.

Hiện nay, trên khắp Nhật Bản hầu hết tại các địa phương đều có những Trung tâm thơng tin văn hóa, đây sẽ là địa chỉ giới thiệu, quảng bá văn hóa - tín ngưỡng của địa phương cho cộng đồng. Đối với vấn đề chính sách quản lý văn hóa, Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch Nhật Bản đều có những chính sách, luật cụ thể cho vấn đề này. Những chính sách đó tiếp tục được bổ sung và hồn thiện hơn sau khi đã được thực thi, thấy rõ những ưu khuyết điểm của nó.

Đối với việc phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân, nhiều khóa học về văn hóa bảo tồn văn hóa - tín ngưỡng được ra đời. Nhiều chuyên mục trên báo và tạp chí, cáctờ rơi được phát hành miễn phí tại Trung tâm thơng tin, Nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa của địa phương đều cùng chung mục đích tuyên truyền tích cực cho việc quảng bá và nâng cao ý thức cho người dân. Do đó, mỗi người dân Nhật Bản khi đã nhận thức được rằng: tín ngưỡng dân gian là một di sản văn hóa tinh thần đặc biệt của dân tộc, cần được bảo tồn, gìn giữ. Chính họ cùng với chính phủ Nhật Bản đã và đang ra sức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, bởi vì, tín ngưỡng dân gian là một phần trong di sản văn hóa của Nhật Bản, có vai trị to lớn trong việc đưa văn hóa Nhật Bản ra thế giới. Ngồi ra cùng với một số yếu tố khác, tín ngưỡng dân gian đã trở thành nét văn hóa truyền thống độc đáo, niềm tự hào của dân tộc Nhật Bản, vì vậy vấn đề bảo tồn là hết sức cần thiết.

Thứ hai, đầu tư kinh phí thúc đẩy mở rộng các hoạt động bảo tồn văn

hóa, phục hồi nguyên trạng, mở lớp đào tạo cho thế hệ sau mà người giảng dạy là các nghệ nhân, người nắm giữ các linh hồn của những tín ngưỡng.

Hiện nay chủ trương này đã được thực thi từ vài thập niên trước, nhất là từ khi Nhật Bản chủ trương phát triển văn hóa, biến văn hóa thành sức mạnh mềm, góp phần quảng bá và nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Phàn lớn các hoạt động, tài trợ từ phía chính phủ và các xí nghiệp nhà nước cho hoạt động văn hóa, trong đó có tín ngưỡng góp phần giúp Nhật

Bản làm tốt hơn nữa trong vấn đề bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Bên cạnh nguồn vốn được rót từ ngân sách nhà nước, nhiều địa phương bằng nguồn ngân sách tự có đã tổ chức được nhiều hoạt động tuyên truyền cho bảo tồn văn hóa - tín ngưỡng địa phương một cách hiệu quả.

Tại nhiều địa phương, những lớp học về văn hóa như lớp học Kịch Noh, lớp học về tấu hài, cách thức thực hành nghi lễ trong Shinto, cách thức thực hành Nembutsu, lớp học tìm hiểu về Miko hay Itako, tìm hiểu về phong tục văn hóa dân gian địa phương đã được tổ chức… Các khóa học kiểu này có thể do nguồn tài trợ của chính phủ, từ chương trình bảo tồn văn hóa hay do kinh phí địa phương và người đứng giảng thường là các nghệ nhân hoặc cách nhà chun mơn. Những khóa học hay bồi dưỡng kiến thức kiểu này được người dân Nhật Bản quan tâm. Qua đó góp phần nâng cao tri thức cũng như nhận thức cho người dân Nhật Bản. Bên cạnh đó, tại khoa Văn hóa truyền thống của một số trường đại học như: Gaito Bunka Daigaku, Bunka Gakuen

Daigaku, Kokugakuin Daigaku…v.v, nhiều khóa học về văn hóa truyền

thống, tín ngưỡng dân gian đã được mở từ khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức cho đến cấp độ cao hơn như: đại học, sau đại học. Đây là nơi đào tạo ra các nhà chun mơn, người góp phần quan trọng trong việc phục hồi, bảo tồn văn hóa – tín ngưỡng của dân tộc.

Thứ ba, tuyên truyền quảng bá mở rộng giao lưu văn hóa tín ngưỡng

giữa các địa phương và các cơ quan đồn thể có liên quan.

Mỗi một địa phương lại có cách thức bảo tồn văn hóa tín ngưỡng khác nhau nên việc giao lưu học hỏi trao đổi giữa các địa phương sẽ góp phần thúc đẩy phong trào phát triển. Với chủ trương đó, chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy và phát triển mạnh hoạt động giao lưu, mở rộng cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, tổ chức hội thảo, quảng bá văn hóa…v.v, trên khắp cả nước. Mục đích của mọi chính sách ở đây đều nhằm chung tay bảo vệ di sản, hình thành một ý thức cho mỗi người dân do tín ngưỡng dân gian là

một di sản văn hóa của nhân loại. Ngồi ra, để góp phần tun truyền quảng bá, mở rộng giao lưu nhiều hoạt động có tính quốc tế đã được tổ chức trong và ngồi Nhật Bản. Đây cũng là dịp Nhật Bản thơng qua giao lưu mà quảng bá văn hóa - tín ngưỡng của Nhật Bản ra bên ngoài, trao đổi các nhà chuyên môn, học tập kinh nghiệm quốc tế trong bảo tồn văn hóa tín ngưỡng.

Thứ tư, Tập trung vào một số vấn đề lĩnh vực ưu tiên

Thành lập kế hoạch cụ thể cho tương lai trong việc bảo tồn di sản văn hóa tín ngưỡng của dân tộc; kế hoạch cụ thể liên quan đến việc phục hồi các di sản văn hóa tín ngưỡng; xây dựng chính sách cụ thể đối với di sản văn hóa tín ngưỡng trọng yếu; bảo tồn nhóm cơng trình liên quan đến di sản văn hóa tín ngưỡng; đầu tư kinh tế trọng điểm cho một số lĩnh vực quan trọng trong bảo tồn văn hóa tín ngưỡng…v.v. Những khu vực văn hóa và lĩnh vực đang được Nhật Bản đặc biệt bảo tồn đó là Kyoto, Nara, Tokyo, vùng văn hóa Kyushu, Kanto, vùng văn hóa tín ngưỡng Ainu…v.v, hệ thống chùa chiền, lễ hội và phong tục địa phương là những lĩnh vực đặc biệt được ưu tiên hàng đầu trong bảo tồn văn hóa tín ngưỡng. Những kế hoạch này được thành lập ở quy mơ qc gia sau đó đến từng địa phương cụ thể, tùy theo nhiệm vụ và chức năng của mình nhằm góp phần bảo tồn văn hóa tín ngưỡng hữu ích hơn.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Các bài học từ Nhật Bản trong q trình bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc sẽ là kinh nghiệm quý báu cho nước ta khi mà giá trị văn hóa, tín ngưỡng dân gian đang ngày càng mất dần đi những nét đẹp truyền thống. Mặc dù hiện nay Việt Nam là nước đa tôn giáo, đa tín ngưỡng, người dân được tự do tham gia tín ngưỡng nhưng vấn đề nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam hiện đang là vấn đề nan giải. Trước kia trong một giai đoạn lịch sử, chúng ta có những hiểu lầm trong tự do tín ngưỡng, tự do tơn giáo nên rất nhiều đình chùa, miếu mạo và nhiều phong tục, nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian bị phá hủy. Ngày nay việc phục hồi

nguyên trạng những giá trị văn hóa này đã bắt đầu được khơi phục lại, nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn cả về kinh phí lẫn chính sách.

Nhật Bản, là một nước mang vơ số nét tương đồng trong văn hóa, tín ngưỡng với Việt Nam nên việc áp dụng những bài học từ Nhật Bản vào sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, có thể áp dụng được một số kinh nghiệm của Nhật Bản như: tăng cường bảo tồn tín ngưỡng với tư cách là di sản văn hóa nhân loại, thúc đẩy phát triển các hoạt động bảo tồn, tuyên truyền quảng bá các chính sách bảo tồn bằng nhiều nguồn ngân sách của nhà nước cũng như của tư nhân, đẩy mạnh quảng bá tín ngưỡng ra bên ngồi, phát triển hài hịa giữa tơn giáo và tín ngưỡng, nâng cao giá trị thực của văn hóa - tín ngưỡng trong đời sống tinh thần; tập trung vào một số lĩnh vực chính đang cần được bảo tồn; lập kế hoạch cụ thể, chi tiết với từng lĩnh vực cần bảo tồn; nâng cao tri thức và năng lực cho người dân …v.v. Những chính sách này nếu được thực thi một cách có hiệu quả, nhất định sẽ đem lại những thành tựu cụ thể trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Thậm chí vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa - tín ngưỡng của dân tộc đã được Nhà nước quan tâm đưa vào luật, đó là Luật di sản văn hóa, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001, trong đó tín ngưỡng được coi là một phần của di sản văn hóa dân tộc, cần được bảo tồn và gìn giữ, mặc dù luật này chúng ta ra muộn hơn Nhật Bản nhiều năm.

Tuy nhiên, do đặt trưng văn hóa cũng như tính chất của từng dân tộc nên việc áp dụng các bài học trên cũng phải tùy vào từng điều kiện cụ thể mà ứng dụng, để đạt được lợi ích tối ưu nhất. Trong mối quan hệ hữu hảo giữa hai quốc gia dân tộc, Nhật Bản đã giúp Việt Nam bảo tồn nhiều di sản văn hóa của dân tộc khơng chỉ bằng tiền bạc, công sức và cả kỹ thuật. Nhật Bản đã gửi chuyên gia sang nước ta trong q trình trung tu nhiều di sản văn hóa như bảo tồn cố đơ Huế, khu di tích văn hóa tại phổ cổ Hội An, phục hồi và bảo tồn một số lễ hội truyền thống, văn hóa truyền thống phi vật thể… v.v.

Ngồi ra, phía bạn cũng đã đào tạo cho chúng ta khơng ít những chun gia văn hóa, kỹ thuật và họ cùng với chúng ta, những chủ nhân của đất nước sẽ chính là những người nắm giữ tương lai việc bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân tộc. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng tài trợ cho hoạt động hội thảo quốc tế, chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa hai dân tộc trong vấn đề bảo tồn văn hóa - tín ngưỡng.

Cuối cùng, học tập kinh nghiệm từ phía bạn chúng ta cũng đã thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, các cơ quan quản lý văn hóa từ cấp trung ương cho đến địa phương. Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Viện văn hóa dân gian, Hội văn hóa dân gian là những cơ quan chuyên môn chịu sự quản lý trực tiếp từ nhà nước,

là nơi thực thi, nghiên cứu chuyên sâu và đóng góp nhiều trong việc bảo tồn văn hóa tín ngưỡng.

Những bài học kinh nghiệm quý báu từ phía bạn và sự thành cơng của Nhật Bản trong việc bảo tồn tín ngưỡng dân tộc, là đất nước thứ ba trong mười nước trên thế giới thành công trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ là nguồn kinh nghiệm quý báu cho chúng ta. Hy vọng, trong tương lai, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, bảo tồn và giữ vững được nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam thành công như Nhật Bản. Đặc biệt đối với tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam do có nhiều nét tương đồng với trường hợp tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản nên việc áp dụng bài học kinh nghiệm từ phía bạn chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa thực tiễn bổ ích.

KẾT LUẬN

Mục đích của luận văn này nhằm thảo luận về tính chất đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản như là một nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa dân gian Nhật Bản. Qua đó chúng ta có thể tìm hiểu về quá trình hình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w