Sự khác biệt của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 84 - 89)

NHẬT BẢN VIỆT NAM

3.3. Sự khác biệt của tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian hai nước.

Thứ nhất, mặc dù đa thần giáo hai nước mang đậm tính chất dân gian

và tính sản xuất nơng nghiệp nhưng tính đa thần giáo trong tơn giáo – tín ngưỡng của hai nước là khác nhau.

Dựa trên nền tảng xã hội nông nghiệp cổ truyền, tố chất nông dân mạnh thiên về tư duy tổng hợp, thiếu tư duy phân tích, nên tín ngưỡng của người Việt nặng về tư duy dân dã, duy tình. Do đó tín ngưỡng dân gian của người Việt mới chỉ có mầm mống của tơn giáo, chưa đủ mạnh để phát triển hình thành giáo lý, giáo chủ hay một tơn giáo. Ngược lại, một số tín ngưỡng của Nhật Bản như Shinto, đã phát triển thành một tôn giáo như ngày nay. Thần Đạo giống như các tơn giáo khác ở Nhật, có xuất phát điểm từ xã hội nơng nghiệp, có nguồn gốc dân dã, nhưng Thần đạo đã phát triển, trở thành tôn giáo, trong giai đoạn nhất định, nó đã trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Đặc trưng này cho thấy, mặc dù tín ngưỡng dân gian của hai nước đều là đa thần nhưng đa thần giáo của người Nhật đã mạnh hơn, vươn lên phát triển thành tôn giáo độc lập, trong khi ở Việt Nam hầu như khơng một tín ngưỡng nào có thể phát triển trở thành một tơn giáo.

Ở Việt Nam, tín ngưỡng đa thần phản ánh rất rõ nền nông nghiệp lúa nước mang đậm chất dân dã. Điều này được thể hiện qua sự đa dạng trong hệ thống đối tượng thờ cúng của người Việt cổ. Họ thờ những vị thần có cơng với nước với dân, ông tổ nghề hay những hiện tượng tự nhiên có liên quan đến đời sống nơng nghiệp và những tín ngưỡng này ít được sử dụng như một cơng cụ tơn giáo của cung đình. Ngược lại, trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, tiêu biểu là Thần Đạo tuy có nguồn gốc dân dã, nhưng tính chất cung đình vẫn đậm nét. Nguyên nhân là khi đã phát triển, Thần Đạo được Thiên Hồng sử dụng như một cơng cụ, phương tiện để ca ngợi nguồn gốc xuất thân

cũng như phẩm chất của mình, lúc này nó đã phát triển hơn một bậc ra ngồi cái mục tiêu ban đầu là phục vụ cho dân chúng, vì vậy tính cung đình dần dần lấn át.

Một minh chứng khác chứng minh nhận định trên chính là hiện tượng thờ Mẫu của người Việt và thờ Nữ thần mặt trời của người Nhật Bản. Hai tín ngưỡng này về ý nghĩa là giống nhau, khi cả hai dân tộc đều tơn vinh người phụ nữ và coi đó là thủy tổ của đất nước. Nhưng ở Mẫu Liễu Hạnh có sự gần gũi, thân thiện như những người dân thường cịn nữ thần Amaterasu Omi Kami lại có sự trang trọng uy nghi, bởi bà là người sinh ra dòng tộc Thiên Hồng Nhật Bản. Hình tượng mẫu Liễu Hạnh nói lên khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc, muốn giải thoát khỏi con người đặc biệt là phụ nữ, khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến hủ lậu hà khắc. Ngược lại, nữ thần

Amaterasu Omi Kami lại là sự kiêu hãnh của một dòng tộc, một dân tộc được

sinh ra từ Mặt trời, mang trong mình dịng máu q tộc. Cho nên, tín ngưỡng dân gian của Việt Nam mang đậm tính chất dân giã hơn tín ngưỡng dân gian Nhật Bản.

Thứ hai, sự khác biệt trong hành vi tín ngưỡng, tơn giáo của cư dân

hai nước.

Người Nhật Bản là một dân tộc không lựa chọn tôn giáo hay hành vi tín ngưỡng nào làm chủ thể, họ chỉ tham gia vào tơn giáo, tín ngưỡng là do hồn cảnh và mục đích cụ thể. Một con người có thể cùng lúc tham gia nhiều hành vi tơn giáo và tham gia nhiều tín ngưỡng khác nhau. Người Nhật hài hịa trong hành vi tơn giáo và lựa chọn tín ngưỡng của mình. Điều này thể hiện thơng qua sự hỗn dung tơn giáo, sự bản địa hóa các tơn giáo - tín ngưỡng ngoại sinh vào trong tín ngưỡng bản địa mà Shugendō, hay Nembutstu là những tín ngưỡng tiêu biểu. Một người có thể khi chào đời được rửa tội theo nghi lễ của Thần Đạo, khi trưởng thành làm lễ cưới ở nhà thờ Kitô giáo hay đền Shinto, khi chết người ta lại được tổ chức tang ma theo nghi lễ Đạo Phật.

Tại Việt Nam từ khi có sự du nhập của Đạo giáo, Phật giáo người dân thường hay trung thành với một đức tin hơn so với người Nhật. Tất nhiên, ở nước ta q trình hỗn dung tơn giáo và đa dạng hóa hệ thống vị thần ngoại sinh vào trong tín ngưỡng bản địa khơng phải là khơng có, nhưng mức độ là đậm nhạt khác nhau giữa hai dân tộc.

Thứ ba, tư tưởng về sự hợp dung khơng ngừng trong tín ngưỡng dân

gian Nhật bản: con người – thiên nhiên – thần có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam.

Theo quan niệm về thần của người Nhật cổ, Kami ở trong thiên nhiên, thế giới loài người và cả vũ trụ. Thần – thiên nhiên – con người có mối quan hệ mật thiết với nhau và tạo nên một thể thống nhất. Đó là một sự dung hợp khơng ngừng bắt nguồn từ những tư tưởng có trong Thần đạo. Trong thế giới quan của mình, người Nhật khơng hề phân chia giữa hữu sinh với vô sinh, con người với muôn thú, cây cỏ, đất, đá…v.v, hết thảy đều thuộc giới hữu sinh có linh hồn như con người. Trong toàn thể vũ trụ cũng như trong bản thân con người, bất cứ nơi nào, thứ gì cũng có thể hiện hữu các đấng thần linh. Người Nhật cho rằng, trong mỗi một cá nhân đều có các Kami ngự trị, ai cũng có thể hố thành thần sau khi chết. Theo quan niệm của họ, thế giới các Kami không phải là âm thế, tách biệt hẳn với cõi con người, các Kami luôn hợp nhất với mỗi con người. Vì vậy, con người khơng cần phải đi tìm sự cứu rỗi ở thế giới bên kia hoặc ở bất cứ đâu khác cả. Theo đó, chỉ cần sự hồ hợp với các Kami

trong cuộc sống thường nhật là tự khắc sẽ được cứu rỗi sau khi chết [59]. Ngoài ra người Nhật chưa bao giờ quan niệm thần là những thế lực tuyệt đối hoặc siêu việt đối với con người hay thế giới mà chúng ta đang sống. Trong quan niệm của người Nhật dường như ln có một sự kết nối liên tục vơ hình giữa các vị thần và con người. Mối quan hệ giữa thần và con người ở đây giống như mối quan hệ giữa con cháu với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Theo truyền thuyết, dịng tộc Thiên Hồng Nhật Bản tồn tại liên tục từ Thần Mặt

Trời Amaterasu Omi Kami cho đến Thiên Hoàng hiện tại, đây là một minh chứng biểu hiện cho mối quan hệ kết nối trên. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên qua các nghi lễ gia đình và sự cầu nguyện với thần linh là phương thức để con người giao thiệp với thần. Trong tín ngưỡng của người Nhật, tính yếu tính của nó là tơn thờ Kami như thiên nhiên và tôn thờ thiên nhiên như Kami. Do đó, con người – thiên nhiên – thần linh như là một sự dung hợp không ngừng, thể hiện sự đa dạng độc đáo, mà biểu hiện rõ nét là tính hệ thống và lý luận hóa ở một mức độ nhất định của tín ngưỡng dân gian được tập trung trong Thần đạo Nhật Bản [12; tr 16].

Ngược lại, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam mức độ hợp dung của con người – thiên nhiên – thần linh có tính kết cấu lỏng và kém chặt chẽ hơn. Từ thời xưa, tục thờ thần, thờ thánh của người Việt đã thể hiện rõ bản chất tín ngưỡng đa thần bản địa. Trong lịch sử, ông cha ta đã bảo lưu rất nhiều hình thái tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Sự hiện diện của những hình thái sơ khai từ thời nguyên thủy như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, các tín ngưỡng thờ sinh thực khí với hành vi giao phối, các tín ngưỡng thờ thần thiên nhiên như Tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp), tín ngưỡng Tứ phủ, tín ngưỡng thờ động vật, thờ nhân thần, thờ cúng tổ tiên... Với hệ thống nhân thần, trong tín ngưỡng người Việt, những nhân vật được thờ phụng thường là các vị anh hùng có cơng với nước, người giúp dân khai hoang lập ấp, hay những nhân vật có cơng dựng nghề khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các vị thần nhiều khi cũng chỉ là những nhân vật hết sức bình thường, thậm chí tầm thường như một người chết bất đắc kỳ tử, một kẻ ăn trộm, tướng cướp hay kẻ ăn mày... Những nhân thần dạng này hầu hết giống nhau ở chỗ đều chết vào “giờ thiêng” nên linh ứng với cộng đồng, khiến cho người dân khiếp sợ mà lập đền thờ. Mối quan hệ bản thể giữa thiên nhiên – con người – thần ở đây mặc dù cũng vẫn nằm trong dịng chảy hợp dung nhưng tính thực tiễn và gắn kết lại lỏng hơn so với trường hợp tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản.

Thứ tư, sự khác biệt trong quan niệm tín ngưỡng thờ cúng linh hồn của

hai dân tộc.

Ở trong nhận thức chung của nhân loại, con người tự nhiên của chúng ta được chia ra làm hai phần chính: phần cụ thể là thể xác (vật chất) và phần trừu tượng là linh hồn (tinh thần). Trong văn hóa nhận thức của người Việt, linh hồn lại được phân thành hai bậc: Hồn và vía (phách). Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ơng cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là hai núm vú là nơi mang trọng trách, vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn sữa nuôi con của người phụ nữ.

Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác cịn vía nặng hơn sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan. Đặc biệt, Thất khiếu (Dương khiếu) đối với người đàn ông và cửu khiếu (Âm khiếu) đối với người đàn bà là những cái lổ gắn chặt với thể xác con người nên khi vừa mới chết, tất cả các vía (lổ) ngừng hoạt động và sau đó thì hịa cùng thể xác tiêu tan, riêng linh hồn, theo quan niệm người Việt thì tồn tại vĩnh viễn, thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ, độ trì con cháu. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên của cư dân Việt.

Ngược lại, người Nhật lại có quan niệm về linh hồn rất khác, họ khơng có sự tách bạch rạch rịi giữa hồn và vía. Linh hồn được hiểu chung là hồn của

người chết trong tiếng nhật được gọi là Tama, Tamashii (魂) hay Reikon (霊 魂). Như đã trình bày ở phần đầu của chương, trong quan niệm của người Nhật linh hồn được cho là tồn tại như một thực thể riêng, là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng của một sinh vật nào đó, nó có thể tách ra khỏi cơ thể, tồn tại ngay cả khi cơ thể đã chết, linh hồn luôn ngự trong một chủ, mang cuộc sống và sinh lực đến cho chủ nhưng sẽ tự tách ra khi rời đi mãi mãi khi chủ khơng cịn tồn tại [66]. Đối với người Nhật cổ, ở linh hồn có sự tái sinh, siêu thốt trong khi người Việt quan niệm linh hồn tồn tại vĩnh viễn.

Thứ năm, đa thần trong tín ngưỡng của người Nhật thể hiện sự đa

dạng và độc đáo hơn nhiều so với Việt Nam, biểu hiện rõ nét nhất là tính hệ thống và lý luận hóa ở một mức độ nhất định của tín ngưỡng dân gian

[12; tr 16].

Điều này phải chăng là do ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố văn hóa. Việt Nam nằm gần kề nền văn minh Trung Hoa, liên tục chịu tác động của các yếu tố ngoại lai, thậm chí bị tàn phá bởi các cuộc ngoại xâm liên tiếp khiến giá trị văn hóa bản địa ít có điều kiện được củng cố, phát triển độc lập như trường hợp Nhật Bản – một quốc gia đến giữa đầu công nguyên vẫn là một đảo quốc giữa biển cả, hầu như khơng có các cuộc giao lưu với bên ngồi, ngoại trừ sự giao lưu giữa các bộ tộc trong chính Nhật Bản.

Tóm lại, qua một vài ví dụ về tương đồng, khác biệt trong tín ngưỡng dân gian hai nước đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ nét độc đáo, bản sắc riêng của từng dân tộc. Những so sánh này không phải để đánh giá giá trị của mỗi hình thức tín ngưỡng từng dân tộc là cao hay thấp, mà nó nhằm chỉ ra nét đẹp trong văn hóa của từng nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tính đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian nhật bản – so sánh với việt nam (Trang 84 - 89)

w