Phân tích tỉ số quản lí nợ:

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính_UEH (Trang 27 - 32)

QUẢN LÍ NỢ 2017 2018 2019 2020 2021

Nợ trên tổng vốn 0.62 0.59 0.58 0.61 0.56

Nợ trên vốn tự có 1.64 1.44 1.38 1.53 1.28

Nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn 0.04 0.03 0.03 0.03 0.02

Hệ số thanh toán lãi vay 9.39 6.83 8.14 3.00 7.28

Tỉ số 2017 2018 2019 2020 2021

Nợ trên tổng vốn 0.62 0.59 0.58 0.61 0.56

TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ (Tổng tài sản) =(Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ ( Tổng nguồn vốn)

Giải thích: Nhìn chung tỉ lệ nợ trên tổng vốn (nợ trên tổng tài sản) của giai đoạn 2017 – 2021 có xu hướng giảm, tỉ lệ nợ trên tổng vốn thể hiện cơ cấu nợ của doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn thay vì vốn chủ sở hữu của cơng ty. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và phần trăm nợ trong cơ cấu vốn, nếu tỉ lệ nợ q cao thì có thể dẫn đến nguy cơ vỡ nợ trong tương lai nếu lãi suất tăng đột ngột và nếu việc trả nợ khơng đảm bảo thì có thể dẫn tới phá sản.

Tỉ lệ TD/TA dưới 1 có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tự chủ của doanh nghiệp cao, mức độ địn bẩy (DoL) thấp do đó linh hoạt tài chính cao hơn và rủi ro tài chính cũng tương đối thấp. Tỉ số này càng nhỏ càng tốt vì nó chứng tỏ doanh nghiêp có có thực lực kinh doanh, nguồn vốn mạnh và vay ít.

Khi nhìn vào bảng số liệu và hình vẽ minh hoa, ta có thể nhân thấy tỉ số nợ trên tổng nguồn vốn của Petrolimex qua các năm như sau:

Năm 2017, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có đến 0.62 đồng nợ, từ vốn vay mà có được Năm 2018, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có đến 0.59 đồng nợ

Năm 2019, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có đến 0.58 đồng nợ Năm 2020, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có đến 0.61 đồng nợ Năm 2021, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có đến 0.56 đồng nợ

Xu hướng của tỉ lệ TD/TA qua các năm có xu hướng giảm và tổng thể là giảm. Năm 2020 tỉ lệ TD/TA tăng từ 0.58 đến 0.61 là vì tình hình dịch bệnh Covid làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đi

xuống, xăng dầu ít được sử dụng hơn, đối với một ngành cần sự ổn định như xăng dầu thì doanh nghiệp cần tăng thêm vốn để duy trì được tình hình hoạt động cũng như cải thiện hiệu quả kinh doanh, đó là lí do vì sao vốn vay lại tăng và khiến xu hướng của tỉ lệ TD/TA trong các năm giảm nhưng lại tăng ở năm 2020.

Tỉ lệ 2017 2018 2019 2020 2021

Nợ trên vốn tự có 1.64 1.44 1.38 1.53 1.28

Hệ số D/E = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn) / (Vốn chủ sở hữu) Tỉ số D/E của doanh nghiệp đa phần đều lớn hơn 1 và có xu hướng giảm theo thời gian trong giai đoạn 2017-2021. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp có xu hướng dùng nhiều nguồn vốn đi vay, sử dụng vốn vay nhiều hơn cho việc kinh doanh so với số vốn chủ sở hữu, đặc biệt là năm 2017 và năm 2020 với tỉ lệ 1.64 và 1.53. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E dưới 1 thì thường là tốt, thể hiện khả năng quản lí nợ của cơng ty. Xu hướng tỉ số giảm cho thấy khả năng quản lí nợ của cơng ty đang dần được cải thiện và gia tăng, khiến cho tỉ lệ nợ khơng cịn chiếm nhiều trong cơ cấu nữa.

Khi nhìn vào bảng hệ số D/E của Petrolimex ta nhận thấy đa số đều có giá trị lớn hơn 1 qua các năm: • Hệ số D/E lớn hơn 1: Với cơng ty có hệ số D/E lớn hơn 1 thì nhà đầu tư cần cân nhắc khi đầu tư vào, vì nợ nhiều hơn vốn sẽ khiến doanh nghiệp có thể trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên rủi ro nhiều thì cơ hội cũng khơng kém, nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng nguồn vốn đi vay để tạo ra nhiều lợi nhuận cho mình và biến lợi nhuận đó trở thành vốn của cơng ty thì vẫn là một sự lựa chọn tốt.

2017 2018 2019 2020 2021

LTD/TA = (Nợ dài hạn) / (Tổng nguồn vốn) = (Nợ dài hạn) / (Tổng tài sản)

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn (tổng tài sản) là tỷ lệ khả năng thanh tốn hoặc tỷ lệ bao phủ tính tốn địn bẩy của cơng ty bằng cách so sánh tổng nợ với tài sản, thông thường tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (tỷ lệ nợ LT) dưới 0,5 được coi là tốt hoặc lành mạnh. Nói cách khác, nó đo lường phần trăm tài sản mà một doanh nghiệp cần phải thanh lý để trả nợ dài hạn của mình qua đó thấy được rủi ro tài chính doanh nghiệp phải chịu qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

Nhìn chung tỉ số LTD/TA của Petrolimex trong giai đoạn này có xu hướng giảm trong tương lai và có giá trị rất thấp ở từng năm, đều dưới 0.05 (tương đương 5%), đây là một tỉ lệ tốt cho thấy khả năng trả nợ dài hạn của doanh nghiệp, các nhà đầu tư và doanh nghiệp không cần phải bận tâm quá đến các rủi ro vì việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá linh hoạt và tốt, doanh nghiệp nhiều tiền mặt, không gặp vấn đề về nợ dài hạn.

2017 2018 2019 2020 2021

Tỉ số lưu động = tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / (nợ ngắn hạn)

Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng cách sử dụng tài sản lưu động chẳng hạn như tiền mặt, hàng tồn kho…, tỉ lệ này đảm bảo một khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tỉ số này càng cao càng tốt, tỷ lệ vốn lưu động sẽ thấp bất thường đối với những cơng ty có xu hướng giữ số dư tiền mặt ở mức tối thiểu và chỉ bổ sung tiền mặt khi bắt buộc phải trả nợ. Nhìn chung trong giai đoạn 2017-2021, tỉ lệ vốn lưu động của Petrolimex tăng giảm thất thường và xu hướng chung có phần tăng, với mốc thấp nhất là năm 2020 với tỉ lệ 1.07 và cao nhất là năm 2021 với tỉ lệ 1.17. Tỉ số vốn lưu động tốt sẽ làm giảm rủi ro đầu tư và doanh nghiệp khi phải đối diện với nợ ngắn hạn.

2017 2018 2019 2020 2021

Hệ số thanh toán lãi vay 9.39 6.83 8.14 3.00 7.28

Hệ số thanh toán lãi vay là chỉ số cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi vay của các doanh nghiệp và khả năng tài chính mà doanh nghiệp đó có thể tạo ra để dùng để thanh tốn nợ trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số có giá trị càng cao càng tốt, hệ số thanh toán lãi vay cao thể hiện rằng doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt và có thể đảm bảo việc chi trả lãi vay của mình, doanh nghiệp làm tốt trong kiểm sốt chi phí lãi vay.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay thường được dùng để phân tích khả năng thanh tốn khoản nợ của doanh nghiệp. Các nhà kinh tế học thường chọn mức hệ số 2 để đánh giá khả năng trả nợ lãi vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số khả năng thanh tốn lãi vay thấp hơn 2 thì đó là một lời cảnh báo doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề về tài chính. Tỷ lệ chi trả khoản vay của doanh nghiệp trong trường hợp này là tương đối thấp.

Hệ số thanh toán lãi vay đạt mức thấp nhất vào năm 2020 với tỉ lệ bằng 3 những vẫn vượt qua mức hệ số 2, bởi vì năm 2020 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho hiệu quả kinh doanh đi xuống, đồng thời chi phí lãi vay lại tăng lên vì nhu cầu vay vốn để duy trì của doanh nghiệp gia tăng, dẫn đến hệ số thanh toán lãi vay giảm, đến năm 2021, hệ số thanh toán lãi vay đã được cải thiện đến mức 7.28 và tăng hơn 109% so với năm 2020.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính_UEH (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w