1.3.1.3 .Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về môi trường
3.2. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trườn g từ
3.2.4.3. Huy động và phân bổ các nguồn lực cho phát triển môi trường
Nguồn lực tài chính
Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho cơng tác bảo vệ mơi trường. Tăng đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường. Tăng dần mức chi sự nghiệp môi trường.
Huy động tốt các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, rác thải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đồng thời, công bố rộng rãi các thông tin nghiên cứu, nhân rộng các mơ hình tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng ở các khu công nghiệp, làng nghề...
Huy động các nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường, chi tối thiểu 1,5-2% doanh thu sản xuất cho công tác bảo vệ môi trường trực tiếp (1-1,5% cho Quỹ môi trường tập trung của doanh nghiệp để đầu tư các cơng trình mơi trường, 0,5-1% cho công việc bảo vệ môi trường thường xuyên).
Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và quản lý các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường của tỉnh theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tranh thủ tối đa các nguồn tài chính của Trung ương, thành phố thơng qua các chương trình, dự án ưu tiên về bảo vệ môi trường thực hiện trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, bãi xử lý rác. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về mơi trường.
Xử lý vi phạm hành chính nghiêm khắc, triệt để, đồng bộ trên cả huyện nhằm thúc đẩy giải quyết triệt để các vấn đề môi trường đặc biệt là các vấn đề dư luận quan tâm, quán triệt nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Nguồn thu từ môi trường cần ưu tiên đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ, tái sinh môi trường, không lạm dụng chi tiêu, sử dụng cho các mục đích khác.
Nguồn lực khác
Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi các địa phương khác để nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên tiến phù hợp với điều kiện của huyện.
Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện mơi trường và tiết kiệm tài ngun.
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia nghiên cứu, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện mơi trường.
Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồn lực, nguồn tài chính để đầu tư, phát triển công nghiệp môi trường, biến chất thải thành tài nguyên được tái chế, tái sử dụng một cách hợp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, đưa ra các sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế cao thuộc lĩnh vực xử lý môi trường.
Hợp tác với các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước hoặc trên địa bàn huyện để nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo vệ môi trường. Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế để chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, mơ hình về cơng nghệ kỹ thuật hiện đại trong và ngoài nước mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện hoặc trên địa bàn từng xã, thị trấn.